3 Chiến Lược Kinh Doanh Thông Minh Các Doanh Nghiệp Phải Nắm Chắc
Có thể bạn quan tâm
Điều đầu tiên khi xây dựng doanh nghiệp đó chính là người lãnh đạo phải đưa ra những chiến lược kinh doanh để nhân viên biết được đường đi nước bước thực hiện các công việc đi đúng hướng. Tuy nhiên, khái niệm và bản chất của chiến lược kinh doanh còn khá mơ hồ với nhiều người nên việc áp dụng thực hiện nó còn gặp nhiều khó khăn.
1. Khái niệm Chiến lược kinh doanh
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: Chiến lược kinh doanh là phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của một công ty, tập đoàn trong lĩnh vực kinh doanh, nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu. Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể của một kế hoạch kinh doanh có trình tự, gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức kinh doanh chủ yếu xuyên suốt một thời gian dài. Mục tiêu cuối cùng là hướng tới việc thúc đẩy lợi nhuận cao nhất và sự phát triển của hệ thống kinh doanh.
Một chiến lược kinh doanh cụ thể có sự ổn định theo thời gian hơn việc tiến hành một chiến thuật kinh doanh. Nhưng điểm chung nhất thông thường là thời gian với giới hạn được quy định rõ trong một kế hoạch, sẽ xác định rằng hoạt động của chiến lược kinh doanh cùng với các chiến thuật kinh doanh của nó đã thành công hay đã thất bại.
Chiến lược kinh doanh không phải là mô hình hoạt động bất biến. Khi có bất kỳ biến động thị trường, chiến thuật kinh doanh sẽ thay đổi để thích ứng, nhưng biến động thị trường quá lớn, chiến lược kinh doanh sẽ buộc phải thay đổi. Các cấp độ của cách thức, phương pháp kinh doanh phải hướng tới việc đáp ứng các vấn đề thực tế đang tác động trực tiếp đến việc kinh doanh.
2. 3 chiến lược kinh doanh phổ biến
Các chiến lược kinh doanh được các doanh nghiệp linh hoạt áp dụng tùy thuộc vào các thời điểm khác nhau mà các chiến lược ấy có thể thay đổi. Nhà lãnh đạo phải thực sự hiểu rõ 3 chiến lược kinh doanh cơ bản sau: chiến lược thông dụng, chiến lược doanh nghiệp và chiến lược cạnh tranh để áp dụng nó cho phù hợp với đặc điểm và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Chiến lược thông dụng
Chiến lược này nói đến cách một mục tiêu cụ thể đạt được như thế nào. Loại hình chiến lược này quan tâm nhiều đến mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện thực hiện, giữa kết quả và nguồn tài nguyên phải sử dụng.
Chiến lược (Strategy) hay Chiến thuật (tactics) đều liên quan đến việc đưa ra các hành động cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể. Hầu hết, chiến lược liên quan đến cách thức bạn triển khai và phân bổ các tài nguyên theo ý muốn Trong khi chiến thuật liên quan đến cách bạn sử dụng chúng.
Chiến lược và chiến thuật là những thuật ngữ được hình thành từ trong quân đội. Tuy vậy trong kinh doanh, đó là nền tảng cơ bản của bất cứ một sự thành công nào.
Chiến lược doanh nghiệp
Chiến lược doanh nghiệp chính là chiến lược liên quan trực tiếp đến hoạt động bên trong công ty. Chiến lược này xác định doanh nghiệp sẽ hoạt động trong phân khúc thị trường nào, loại hình kinh doanh của doanh nghiệp ấy là gì. Thông thường chiến lược doanh nghiệp sẽ liên quan đến các vấn đề như tầm nhìn để trả lời cho khách hàng câu hỏi: doanh nghiệp bạn làm gì, tại sao doanh nghiệp bạn lại tồn tại và trong tương lai doanh nghiệp bạn sẽ phát triển như thế nào?
Chiến lược doanh nghiệp chú trọng đến việc tạo ra những sản phẩm độc đáo, mới lạ, có sự khác biệt. Và những sản phẩm này cần giải quyết được nhu cầu cấp thiết của khách hàng.
Hiệu quả của chiến lược doanh nghiệp là xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu. Không nên đánh vào đối tượng khách hàng chung chung mà phải “vẽ” chân dung khách hàng thật sự cụ thể. Ai sẽ là những người bỏ tiền ra để sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình. Những thông tin cần biết như độ tuổi, nơi sinh sống, sở thích, thói quen, thu nhập của khách hàng.
Để đưa ra những lời mời chào, quảng cáo hấp dẫn. Từ việc đánh đúng đối tượng, doanh nghiệp mới có thể tập trung phát triển sản phẩm. Và tạo được đầu ra cho sản phẩm của mình một cách tối ưu. Từ đó xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Tạo ra lượng khách hàng ổn định và trung thành.
Chiến lược cạnh tranh
Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy) là sự kết hợp các quyết định khác nhau về yếu tố nền tảng – sản phẩm, thị trường và năng lực đặc biệt của doanh nghiệp. Chiến lược cạnh tranh còn được hiểu là kế hoạch dài hạn của một công ty cụ thể nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành.
Đây được coi là chiến lược gây hứng thú các các doanh nghiệp nhất. Họ thường nghĩ rằng doanh nghiệp mình muốn tồn tại và có chỗ đứng thì việc cần làm sẽ là đánh bại các đối thủ cạnh tranh. Nhưng một điều thú vị trong lĩnh vực kinh doanh, có thể có đến 2 3 doanh nghiệp đứng vị trí hàng đầu trên thị trường. Chiến lược cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của mình khi đặt cùng với các doanh nghiệp khác.
Theo giáo sư Michael Porter – một nhà tư tưởng chiến lược xuất sắc thế giới thì chiến lược cạnh tranh được tạo ra từ 5 yếu tố:
Yếu tố đầu tiên được kể đến là những thành viên mới tham gia vào thị trường cùng lĩnh vực.
Hai là mối đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế.
Ba là sức mạnh của nhà cung cấp sản phẩm.
Bốn là sức mạnh của người mua hàng.
Năm là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang tồn tại trong cùng một lĩnh vực.
Doanh nghiệp hoạch định và áp dụng những chiến lược phù hợp để đối phó với những áp lực cạnh tranh cũng như khắc phục những hạn chế trong từng giai đoạn của chu kỳ ngành. Và khi ngành rơi vào giai đoạn suy thoái, doanh nghiệp cần đưa ra những quyết định đúng đắn, hoặc tiếp tục ở lại và dẫn dắt cuộc chơi, hoặc tìm cho bản thân một lối thoát, một con đường mới bằng cách gia nhập một ngành khác.
3. Áp dụng 3 chiến lược kinh doanh hiệu quả
3 chiến lược kinh doanh cơ bản trên sẽ có những tính chất và đặc điểm khác nhau. Tùy vào từng thời điểm doanh nghiệp linh hoạt áp dụng cho phù hợp. Khi áp dụng các chiến lược, nhà lãnh đạo nên đặt ra những câu hỏi ví dụ như:
Trong chiến lược thông dụng
+ Doanh nghiệp có mục tiêu là gì?
+ Bằng những hình thức và phương pháp nào công ty sẽ đạt được mục tiêu
+ Việc sử dụng những hình thức và phương pháp đó sẽ tốn của doanh nghiệp bao nhiêu thời gian để thành công?
+ Liệu có rủi ro hay không?
Trong chiến lược doanh nghiệp
+ Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp hướng tới là gì?
+ Khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp là nhóm nào?
+ Trong thị trường mục tiêu đã tồn tại những gì và chưa tồn tại những gì?
Trong chiến lược cạnh tranh
+ Đối tượng kinh doanh mới gia nhập thị trường họ là ai?
+ Đối thủ cạnh tranh có điểm mạnh là gì?
+ Bản thân doanh nghiệp đang có điểm yếu gì cần dược khắc phục?
Cuối cùng để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, lãnh đạo doanh nghiệp cần 3 yếu tố: sự tập trung, sự khác biệt, sự liều lĩnh.
Để hiểu rõ hơn nữa những chiến lược kinh doanh hiệu quả, mời bạn ghé thăm trang web https://andrews.edu.vn/ và đăng kí tham gia Chương trình MBA Andrews – Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của đại học Andrews Hoa Kỳ tại Việt Nam https://andrews.edu.vn/tuyen-sinh/ .
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.
Từ khóa » Các Chiến Lược Công Ty
-
Các Loại Hình Chiến Lược Kinh Doanh Và Các Cấp Chiến Lược
-
Các Loại Chiến Lược Kinh Doanh Phổ Biến Nhất Hiện Nay - HrOnline
-
Các Cấp Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả đối Với Sự Hình Thành Và ...
-
[PDF] BÀI 4 CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP - Topica
-
Danh Sách Các Chiến Lược Kinh Doanh – Wikipedia Tiếng Việt
-
12 Chiến Lược Phát Triển Doanh Nghiệp Hiệu Quả (2022) - Zyro
-
Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? 8 Nguyên Tắc Về Xây Dựng Chiến Lược ...
-
Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì?
-
Chiến Lược Công Ty Là Gì? - Babuki JSC
-
Các Cấp Chiến Lược Trong Kinh Doanh được áp Dụng Hiện Nay - Winerp
-
Chiến Lược Doanh Nghiệp – Góc Nhìn Từ Khủng Hoảng - EY
-
Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
-
Xác Lập Chiến Lược Kinh Doanh Tổng Thể Là Gì? Các Bước Xác Lập
-
Những Yếu Tố ảnh Hưởng đến Chiến Lược Kinh Doanh Của Doanh ...