3 Chiến Lược Kinh Doanh Vinamilk Mang Thương Hiệu Việt Ra Thế Giới
Có thể bạn quan tâm
Chiến lược kinh doanh Vinamilk giúp thương hiệu này trở thành cái tên chiếm lĩnh thị phần trong nước, thậm chí vươn ra thế giới khi đã có mặt tại hơn 40 quốc gia khác nhau.
Với tầm nhìn sớm trở thành một trong 30 công ty sữa lớn nhất thế giới. Vinamilk định hướng đi đầu trong đổi mới sáng tạo, củng cố không ngừng vị thế tại thị trường Việt Nam. Quan trọng hơn hết là tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng người tiêu dùng Đông Nam Á.
Trong khi phần lớn các doanh nghiệp non trẻ nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng nói riêng – luôn bị cuốn theo vòng xoáy và áp lực của doanh thu, lợi nhuận cũng như các con số báo cáo kết quả kinh doanh.
Thì Vinamilk ngay từ những ngày đầu chập chững, đã sẵn sàng tham gia vào một thị trường có đầy rẫy sự cạnh tranh. Bởi họ tự tin vào các định hướng và chiến lược kinh doanh của mình, hơn là vận hành mô hình kinh doanh một cách máy móc hay thiếu bài bản.
Chiến lược kinh doanh là quá trình hiện thực hoá những ý tưởng kinh doanh mới mẻ, táo bạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường. Bằng những hành động và kế hoạch cụ thể đến từ lãnh đạo các doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh Vinamilk bao gồm nhiều kế hoạch. Từ tận dụng nguồn lực sẵn có về kỹ thuật công nghệ, đa dạng hoá và thật sự chăm chút cho từng dòng sản phẩm. Đến lấy con người làm trung tâm và tích cực thể hiện qua các phương tiện truyền thông.
Chiến lược kinh doanh Vinamilk ứng dụng tiến bộ của công nghệ
Vinamilk sử dụng một quy trình hoàn toàn khép kín, ngay từ khâu tiếp nhận sữa nguyên liệu cho đến khi ra được thành phẩm.
Sữa nguyên liệu sau quá trình tiếp nhận và đánh giá chất lượng. Sẽ ngay lập tức đưa vào hệ thống bồn giữ lạnh, có sức chứa lên đến 150 mét khối mỗi bồn. Trước khi được gia nhiệt lên đến 140 độ C, rồi lại làm lạnh nhanh ở mức nhiệt lí tưởng 25 độ C.
Quá trình này giúp giữ lại trọn vẹn thành phần dinh dưỡng và các khoáng chất cần thiết của sữa. Cùng với sự kiểm soát của tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm ISO 9000-2000, phân tích rủi ro và điểm tới hạn thành phẩm HACCP.
Từ đó sản phẩm sữa trong chiến lược kinh doanh Vinamilk, không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng thành phẩm.
Mà còn giúp doanh nghiệp và bản thân từng thương hiệu trở nên có trách nhiệm hơn – trong việc chung tay cải thiện quy trình xử lý chất thải, đảm bảo môi trường sống xanh ngay tại từng địa phương.
Chỉ trong giai đoạn 5 năm từ năm 2011 đến cuối năm 2016, Vinamilk đã đầu tư hơn 6.500 tỷ đồng cho việc xây dựng, cải thiện và ứng dụng công nghệ vào trong quy trình sản xuất.
Từ buổi ban đầu với chỉ hai nhà máy sản xuất là Nhà máy Trường Thọ và nhà máy Thống Nhất. Chiến lược kinh doanh Vinamilk sử dụng và ứng dụng công nghệ, đã đưa doanh nghiệp này lên sở hữu hơn 13 nhà máy sản xuất lớn nhỏ.
Trong đó có một nơi được mệnh danh là “siêu nhà máy sản xuất sữa nước” của khu vực, đặt tại tỉnh Bình Dương với tổng diện tích xây dựng đạt hơn 20 ha.
Tất nhiên chiến lược kinh doanh Vinamilk không dùng những con số đó như một hình thức “khoe mẽ.”
Thương hiệu lọt top 50 tên tuổi quyền lực nhất châu Á luôn lấy con người làm trung tâm, chọn khách hàng của mình làm mục tiêu phát triển, không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm theo từng ngày bằng tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Chiến lược kinh doanh Vinamilk không vội hướng đến những giấc mơ viễn vông
Vinamilk xây dựng tầm nhìn trở thành một trong 30 công ty sữa lớn nhất thế giới. Đổi lại họ cũng rất thực tế, phần nào đó là thực dụng và “biết mình biết người” khi định hình sứ mệnh mà thương hiệu phải theo đuổi.
“Làm ăn trung thực, sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, theo tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.”
Sứ mệnh và định hướng phát triển sản phẩm trong chiến lược kinh doanh Vinamilk là rất rõ ràng. Thay vì chạy theo những giấc mơ viễn vông như bán hàng giá cao, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế, hay liên tục mang đến nhiều giá trị cho cộng đồng.
Vinamilk chọn tạo ra hiệu ứng vết dầu loang. Ưu tiên và tập trung mạnh mẽ cho thị trường trong nước trước.
Chinh phục khách hàng Việt Nam bằng cách cung cấp sản phẩm chất lượng cao, tối ưu về giá thành mà vẫn đảm bảo trọn vẹn các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngon bổ rẻ thì chắc chắn là cũng không có thật, nhưng để chọn ra một đại diện cho việc cung cấp sản phẩm ngon bổ với giá thành phù hợp. Thì Vinamilk xứng đáng là cái tên đầu tiên được nhắc đến.
Trong chiến lược kinh doanh Vinamilk, thương hiệu hàng đầu Việt Nam hiểu rằng trước khi trở thành tên tuổi được yêu thích tại bất kỳ quốc gia và vùng lãnh thổ. Vinamilk cần làm hài lòng và đáp ứng tuyệt đối nhu cầu của hàng triệu khách hàng trong nước.
Vinamilk đã đi đến quyết định chia phương án phân khúc thị trường, làm ba định hướng hoàn toàn tách biệt nhau.
Chiến lược kinh doanh Vinamilk phân khúc theo nhân khẩu học
Vinamilk chọn phân chia đối tượng khách hàng theo ba nhóm tuổi chính gồm trẻ em, người lớn và người cao tuổi.
Chiến lược kinh doanh Vinamilk phân khúc theo vị trí
Nhờ các hiệp định hợp tác và bản thân Việt Nam đang liên tiếp tham gia vào các tổ chức thương mại thế giới, khoảng cách giữa thị trường thành thị và nông thôn ở nước ta đang ngày một được thu hẹp.
Tuy nhiên vẫn còn đó một khoảng cách nhất định, nơi những thương hiệu sữa và thực phẩm như Vinamilk luôn định hướng ưu tiên hơn cho thị trường thành thị. Ở đây ý muốn nói đến các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội,…
Chiến lược kinh doanh Vinamilk phân khúc theo khách hàng đặc thù
Thay vì định hướng phát triển sản phẩm một cách chung chung chẳng hạn như “sữa bổ dưỡng”, hay “sữa cho người lớn tuổi.” Chiến lược kinh doanh Vinamilk đã phân khúc một cách cụ thể, theo từng nhóm khách hàng đặc thù và thói quen tiêu dùng khác nhau.
>> Xem thêm: Chiến lược giá rẻ, hướng dẫn 3 phương pháp chinh phục khách hàng
Một vài trường hợp có thể kể đến như “sữa dành cho trẻ thấp còi”, “sữa cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường” hay “sữa dành cho người muốn giảm cân.”
Chiến lược kinh doanh Vinamilk lấy con người làm trọng tâm
Tính đến cuối năm 2020, Vinamilk đã có 3 năm liên tiếp trở thành nơi được công nhận là môi trường làm việc tốt nhất cả nước. Bên cạnh đó còn giành luôn giải “Nơi làm việc tốt nhất của ngành tiêu dùng” và lọt top 50 nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất Việt Nam.
Đó vừa là kết quả, vừa là sự ghi nhận xứng đáng cho chiến lược kinh doanh Vinamilk vốn đã trở nên vô cùng nổi bật – “lấy con người làm trọng tâm, lấy nhân sự làm nòng cốt.”
Vinamilk không hề nói suông trong những phát biểu của họ trước truyền thông, về định hướng xây dựng môi trường làm việc thân thiện và hiệu quả hàng đầu cả nước.
Chiến lược kinh doanh Vinamilk đã kết hợp nhuần nhuyễn với các chiến lược marketing. Để các chuẩn mực đạo đức và văn hoá thương hiệu không chỉ nằm lại trong giới hạn doanh nghiệp, mà len lỏi vào trong đời sống của từng khách hàng, từng con người Việt Nam.
Vũ có lần chứng kiến một người bạn thân làm việc ở Vinamilk, người bạn này vô cùng tự hào và cởi mở khi chia sẻ về văn hoá cũng như chất lượng làm việc của nội bộ công ty.
Đó chắc chắn không phải là sự tự hào và phóng đại theo kiểu “mèo khen mèo dài đuôi.” Mà bản thân lãnh đạo doanh nghiệp Vinamilk đã thành công trong việc xây dựng, kiến tạo nên văn hoá thương hiệu.
Đặc biệt và quan trọng hơn hết, họ thuyết phục thành công từng mảnh ghép nhỏ nhất trong đội ngũ của mình. Tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ với bất cứ ai, vào bất cứ thời điểm nào về văn hoá thương hiệu. Một cách tự tin, tự hào và cởi mở nhất.
Văn hoá doanh nghiệp và văn hoá thương hiệu trong chiến lược kinh doanh Vinamilk, luôn đi cùng với hai từ Trách Nhiệm.
Tại Vinamilk tất cả mọi người đều thống nhất với nhau rằng: “Tất cả mọi chuyện không tốt xảy ra đều xuất phát từ lỗi của bạn, đừng đổ trách nhiệm lên bất cứ ai hay bất cứ điều gì.”
Nét văn hoá đặc trưng này cũng thúc đẩy môi trường làm việc tại Vinamilk đi lên. Cùng với việc sở hữu nhiều giá trị văn hoá tốt đẹp như sáng tạo, chính trực, sẵn sàng chia sẻ và không ngừng sáng tạo để vươn lên.
Lời kết
Chiến lược kinh doanh Vinamilk không chỉ giúp thương hiệu này nâng cao năng lực cạnh tranh. Với ưu thế về nguồn lực lẫn thời gian có mặt tại thị trường sữa Việt Nam, gần như đội ngũ và ban lãnh đạo của Vinamilk có thể tạm thời bỏ qua nỗi lo về cạnh tranh thị trường.
Để hướng đến những giá trị hay khác biệt thương hiệu mang tính đặc trưng, cụ thể và tập trung vào quyền lợi của người tiêu dùng. Hoặc xa hơn nữa là hướng đến các giá trị cộng đồng, cùng với người dân đi qua những khó khăn của cuộc sống bình thường mới.
Chiến lược kinh doanh Vinamilk là tư liệu tham khảo với những doanh nghiệp lớn, đồng thời là tấm gương sáng dành cho các mô hình kinh doanh vừa và nhỏ hoặc mới khởi nghiệp.
Chúng ta không cần ngay lập tức mơ mộng đến các giá trị cộng đồng, nhất là khi còn chưa mang đến một chất lượng làm việc vượt trội, cũng như chất lượng cuộc sống đáng mơ ước cho chính đội ngũ nhân viên.
Thay vào đó, hãy đi từng bước thật chậm để ngày qua ngày, chứng minh và thuyết phục thành công hàng triệu khách hàng tiềm năng rằng thương hiệu của bạn đã sẵn sàng. Để giải quyết tốt các vấn đề cũng như đáp ứng tích cực mọi nhu cầu của mỗi người tiêu dùng.
Xin chân thành cảm ơn,
Những câu hỏi thường gặp về chiến lược kinh doanh Vinamilk
Chiến lược kinh doanh Vinamilk là gì?
Chiến lược kinh doanh Vinamilk bao gồm nhiều kế hoạch. Từ tận dụng nguồn lực sẵn có về kỹ thuật công nghệ, đa dạng hoá và thật sự chăm chút cho từng dòng sản phẩm. Đến lấy con người làm trung tâm và tích cực thể hiện qua các phương tiện truyền thông.
Mục tiêu kinh doanh của Vinamilk là gì?
Với tầm nhìn sớm trở thành một trong 30 công ty sữa lớn nhất thế giới. Vinamilk định hướng đi đầu trong đổi mới sáng tạo, củng cố không ngừng vị thế tại thị trường Việt Nam. Quan trọng hơn hết là tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng người tiêu dùng Đông Nam Á.
Chiến lược kinh doanh đã giúp Vinamilk thành công như thế nào?
Chiến lược kinh doanh Vinamilk giúp thương hiệu này trở thành cái tên chiếm lĩnh thị phần trong nước, thậm chí vươn ra thế giới khi đã có mặt tại hơn 40 quốc gia khác nhau.
Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh là một tài liệu tuyệt mật, giúp hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh trở thành những nội dung cụ thể, thông qua những kế hoạch và chính sách rõ ràng. Mục tiêu của chiến lược kinh doanh là giúp cá nhân/tổ chức đạt được sự ổn định, và gia tăng về tài chính.
Từ khóa » Chiến Lược Cấp Kinh Doanh Của Vinamilk
-
Saigon Innovation Hub - CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHẬM MÀ ...
-
Phân Tích Chi Tiết Chiến Lược Kinh Doanh Của Vinamilk - MISA AMIS
-
Chiến Lược Phát Triển | Vinamilk Việt Nam - Vinamilk
-
Phân Tích Chi Tiết Chiến Lược Kinh Doanh Của Vinamilk
-
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY SỮA VINAMILK - 123doc
-
Chiến Lược Cấp Kinh Doanh Của Vinamilk - Bí Quyết Xây Nhà
-
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHẬM MÀ CHẮC CỦA VINAMILK
-
Hoạch định Chiến Lược Cấp Công Ty Của Vinamilk
-
Phân Tích Chi Tiết Chiến Lược Cấp Kinh Doanh Của Vinamilk ...
-
Phân Tích Chiến Lược Kinh Doanh Của Vinamilk
-
Vinamilk Xác định Phát Triển Bền Vững Là Mục Tiêu Chiến Lược
-
Phân Tích Chiến Lược Cấp Chức Năng Của Công Ty Vinamilk
-
Bức Tranh Toàn Cảnh Về Chiến Lược Kinh Doanh Của Vinamilk - TUHA
-
HĐQT Mới Của Vinamilk định Hướng Chiến Lược Các Dự án đầu Tư ...