3 “Chiêu” Thụ Phấn Cho Hoa Bầu Mà Người Trồng Bầu Phải Biết
Để cây bầu đậu trái và sai quả, thì phải biết kỹ thuật thụ phấn cho hoa bầu, với các loài cây ăn trái khác hoa của chúng rất dễ đậu quả, nhưng với cây bầu thì điều này cần phải có sự can thiệp từ phía người trồng, nếu để tự nhiên bầu củng sẻ đậu trái nhưng sẻ rất ít, tại sao vậy, mời bạn đọc tiếp!
Đặc Điểm Sinh Lý Của Cây Bầu
Để trồng được cây bầu ra nhiều trái và trái to, củng như là tăng tỷ lệ nảy mầm của các hạt bầu sau khi gieo, chúng ta cần phải hiểu sơ về đặc điểm sinh học của cây bầu và hoa bầu, rồi dựa vào đặc điểm này của bầu mà chúng ta chăm sóc cây bầu trong giai đoạn ra hoa đậu quả để đạt năng suất cao nhất.
Nhận Biết Hoa Bầu Đực Và Hoa Bầu Cái
1. Hoa bầu đực
Hoa đực thường mọc ở nách của nhánh, mỗi nách nhánh có thể mọc một cụm nhiều hoa đực. Về hình dạng hoa bầu đực không có hình quả bầu nhỏ bên dưới đài hoa như ở hoa cái
Hình 2. Hoa bầu đực mọc thẳng lên và không có quả bầu nhỏ bên dưới
2. Hoa bầu cái
Trong một cây bầu đều mang cả hoa đực và hoa cái. Những bông hoa đực thường xuất hiện đầu tiên. Rất dễ để phân biệt hoa đực và hoa cái, hoa cái thường mọc ra từ nách lá, mỗi nách thông thường chỉ có 1 hoa cái. Hoa cái của cây bầu có một quả bầu nhỏ bên dưới đài hoa, nếu được thụ phấn quả bầu nhỏ này sẽ phình to lên mỗi ngày, ngược lại chúng sẻ héo và rụng khi không được thụ phấn
Hình 3. Hoa bầu cái thấy rõ ràng quả bầu nhỏ bên dưới, nếu được thụ phấn quả bầu này sẻ phình to lên, ngược lại sẻ rụng.
3. "Mách bạn" Tạo hoa cái
Dây leo đầu tiên của cây bầu sẻ phát triển chủ yếu là hoa đực, nhưng bạn có thể làm cho nó tạo ra nhiều hoa cái hơn để tạo nhiều quả bầu hơn bằng cách bạn hãy bấm đọt của cành bầu này lại, điều này sẻ làm ức chế sinh trưởng và khiến bầu ra hoa cái nhiều hơn nhằm duy trì nòi giống, đó củng là đặc điểm sinh lý chung của tất cả các loài thực vật.
Trái Bầu Non Bị Thối, Cây Bầu Ít Đậu Trái, Nguyên Nhân?
Theo đặc điểm sinh lý của cây bầu, thì hoa bầu là loài hoa có màu trắng, hầu hết hoa bầu nở vào ban đêm và chỉ kéo dài tới sáng hôm sau là tàn, cho nên rất hạn chế những loài thụ phấn vào ban đêm, một phấn là vì màu hoa trắng không bắt mắt để thu hút côn trùng đến thụ phấn tự nhiên cho hoa bầu vào sáng sớm hôm sau.
Củng vì một phần là hoa bầu nở ban đêm và tàn nhanh vào buổi sáng nên phải có loài côn trùng chuyên thụ phấn cho hoa bầu mới có thể thụ phấn kịp lúc cho chúng trước khi hoa tàn.
Côn trùng thụ phấn cho hoa bầu đã hạn chế trong vài loài như vậy, nhưng nếu bạn sống ở khu vực thành thị, phố xá đông đúc hoặc nơi bạn dùng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều trên cây dẫn đến ít ong và côn trùng khác sinh sống xung quanh thì khả năng hoa bầu của bạn đậu được trái lại càng rất rất thấp.
Đó là lý do tại sao cây bầu nhà bạn trồng đã lâu rồi, ra bông và trái nhỏ nhỏ nhiều vô kể nhưng lại chẳng có quả nào to là do hoa cái chưa được thụ phấn để trái phình to thêm mà chỉ nhỏ vậy rồi héo, hoặc cháy đen và rụng.
Vậy giải pháp nào để hạn chế hoa bầu cái héo, rụng và tăng khả năng có trái của cây bầu nhà bạn.
Kỹ Thuật Trồng Bầu - Thụ Phấn Cho Hoa Bằng Cọ Mềm
Một phương pháp thụ phấn phổ biến nhất của người trồng hoa ở Mỹ là sử dụng cọ sơn mềm để lấy phấn hoa từ bông đực, sau đó nhẹ nhàng quét phấn hoa này lên hoa cái. Ta củng có thể áp dụng kỹ thuật thụ phấn này đối với cây bầu củng rất hiệu quả nhưng nó có một vài nhược điểm sau đây cần cân nhắc trước khi làm theo cách này.
Nhược Điểm Của Thụ Phấn Bằng Cọ
Với cách sử dụng cọ mềm, đôi khi chúng ta cảm nhận sai lượng phấn hoa nhận được trên hoa cái hoặc có nhiều trường hợp hoa bầu cái không nhận được phấn hoa, hoặc thậm chí cả nhụy hoa cái cũng bị hỏng và kết quả là, không đậu hạt.
Với một cách làm khác mà chúng tôi chuẩn bị chia sẻ có tỷ lệ thụ phấn gần như 100%, ngoại trừ những quả đầu tiên trong năm. Vì một số lý do, quả đầu tiên bị cây bỏ qua nhiều lần không nhận thụ phấn, có lẽ điều này là do đặc điểm sinh lý của cây thân bò chưa hoàn toàn sẵn sàng để tạo trái trong kỳ trái đầu mùa.
Và một nhược điểm nữa là khi sử dụng bàn cọ mềm để thụ phấn, nếu bạn đang muốn duy trì hạt giống thuần chủng để gieo lại thành cây sau này, thì bắt buộc bạn phải sử dụng một cây cọ mới khi thụ phấn cho một cây bầu khác, nếu bạn thụ phấn cho nhiều cây bầu khác nhau, thì tất nhiên bạn cần số lượng cọ tương ứng với số cây bầu của bạn, và bạn càng có nhiều cọ hơn có nghĩa là nó càng có nhiều khả năng một lúc nào đó một cây cọ bị lẫn phấn hoa của cây khác có thể được cầm lên một cách vô tình, và độ thuần chủng của hạt giống của bạn sẽ bị lai tạp theo.
Cách Thụ Phấn Cho Hoa Bầu - Thụ Phấn Bằng Tay
Bạn hãy chọn lấy những bông hoa đực thật to, đủ cánh, không có sâu bệnh, nói chung là bạn cứ chọn bông hoa đực mà bạn cho là ưng ý nhất là được, chúng tôi tin vào con mắt nghệ thuật của bạn.
Và một điều bạn cần lưu ý nữa là thời gian tốt nhất để thụ phấn bằng tay là ngay trước khi trời tối, thường là từ 15h – 16h, khi hoa vừa nở và vẫn còn đủ ánh sáng để bạn có thể xem bạn đang làm gì.
Thao tác rất đơn giản chỉ cần cắt bông hoa đực này rồi đưa sát nó vào phía trên bông hoa cái và gõ nhẹ vào cuống hoa đực để cho phấn hoa từ hoa đực rơi ra và dính vào nhụy của hoa cái.
Một cách khác dễ hơn là bạn hãy lột hết các cánh hoa và đài hoa, để lộ ra phần nhị của hoa đực rồi sau đó đưa phần nhị của hoa đực sát vào phần nhụy của hoa cái và gõ như trên để phấn rơi ra và thụ phấn cho hoa bầu cái.
Hình 7. Thụ phấn bằng tay, lột cánh hoa đực và dí sát vào hoa cái
Một bông hoa bầu đực bạn có thể thụ phấn cho một vài bông hoa cái, sau khi hoa đực hết phấn hoa bạn chỉ cần vứt bỏ hoa đực này và cắt hoa đực khác khi đã thụ phấn xong để tránh dùng lại và gây ra hiện tượng thụ phấn chéo.
Nếu được thực hiện đúng cách, bạn sẻ thấy nhị hoa cái sẻ ngã màu xỉn hơn ban đầu thay vì bóng và sáng như trước khi thụ phấn đó là hiện tượng hoa cái đã được thụ phấn, và sau 2 ngày quả bầu nhỏ ở dưới hoa bầu cái sẻ bắt đầu phình to ra và phát triển thành trái bầu.
Thụ Phấn Nhân Tạo Bằng Tay - Ưu Điểm
Nếu bạn muốn trồng bầu để lấy hạt giống và gieo lại hoặc bán hạt giống thì kỹ thuật thụ phấn bằng tay này sẻ cho bạn những hạt giống có độ thuần >99% vì tránh được hiện tượng thụ phấn chéo giữa các cây.
Ở bầu nếu xảy ra hiện tượng thụ phấn chéo thì một điều không mong muốn là tỷ lệ nảy mầm của hạt sẽ rất kém nhưng ngược lại bạn sẻ được trái bầu to hơn, bóng hơn và đẹp hơn.
Bình thường tỷ lệ nảy mầm của hạt khi bị thụ phấn chéo thường cho hạt bầu có thể thấp đến 25%, nhưng với phương pháp thụ phấn bằng tay này thì tỷ lệ nảy mầm có thể cao tới 80% hoặc hơn thế nữa.
Và một ưu điểm nữa là bạn không cần quá nhiều cọ mềm để tránh nhầm lẫn gây ra thụ phấn chéo giữa các cây và một cách an toàn để bảo vệ những hạt giống bầu của bạn nếu bạn nhắm mục tiêu là trồng bầu lấy hạt.
Nhược Điểm Của Thụ Phấn Tay
Mục đích trồng bầu lấy hạt cho kinh tế rất thấp và rất tốn nhân công để thụ phấn bằng tay cho từng hoa bầu cái của bạn.
Hãy tưởng tượng xem bạn trồng vài cây bầu thì có thể làm được, nhưng với số lượng vài ngàn gốc bầu bạn nghĩ chi phí để thụ phấn bằng tay cho từng hoa bầu cái của vài ngàn gốc bầu là bao nhiêu?
Một nhược điểm nữa là với phương pháp thụ phấn bằng tay này cho ra những quả bầu thuần chủng có kích thước nhỏ, không được đẹp và nếu bạn mang đi bán trái để ăn chắc chắn sẻ không cạnh tranh lại các trái bầu được thụ phấn chéo cho ra quả rất to và căng bóng mơn mởn. Nếu bạn là người mua, giữa 2 trái bầu này bạn sẻ chọn quả bầu nào?
Để khắc phục các nhược điểm trên củng như là làm giảm đi chi phí thuê nhân công thụ phấn bằng tay và tiền mua cọ để thụ phấn và củng là giúp chủ vườn làm ra những trái bầu to, đều, căng bóng và mơn mởn chúng tôi xin chia sẻ một giải pháp sau "Thụ phấn bằng côn trùng tự nhiên"
Thụ Phấn Bổ Sung Bằng Ong Và Côn Trùng Tự Nhiên
Nếu bạn trồng bầu để bán trái và để dùng trong gia đình, bạn không có thời gian rãnh để thụ phấn cho từng bông bầu nhà bạn vì bạn phải đi làm bên ngoài, bạn không thể nào thuê người chỉ để thụ phấn hết cho cả vài nghìn gốc bầu của bạn vì chi phí nó quá lớn so với mỗi trái bầu bạn bán được.
Bạn đang ở khu vực thành thị, trung tâm thành phố hoặc trong nhà lưới thì lấy đâu ra côn trùng tự nhiên hay ong tới để thụ phấn cho cây bầu và vườn cây nhà bạn, nếu có thì củng chỉ vài con làm sao đủ để đáp ứng được niềm đam mê làm vườn của bạn?
Lợi Ích Khi Nuôi Ong Thụ Phấn Cho Cây Bầu
Chính vì những lý do trên mà bạn cần phải bổ sung thêm côn trùng hoặc ong để giúp cây bầu và vườn cây của bạn tăng tỷ lệ đậu quả tự động lên >90% điều này là sự thật vì chúng tôi đã thử nghiệm nhiều lần với nhiều giống bầu và cây trồng khác nhau.
Côn trùng tự nhiên thụ phấn cho cây bầu ở ngoài thiên nhiên bao gồm bọ phấn hoa, bọ cánh cam, ong mật, ong dú và các loài ong đơn độc. Nhưng ở Việt Nam bạn không thể nào tìm mua được những con bọ phấn hoa hay bọ cánh cam và ong đơn độc để thụ phấn cho hoa bầu của bạn vì chẳng ai nuôi và bán những con này cả.
Hình 8. Ong mật, ong dú và ong đơn độc từ trái sang phải là những loài thụ phấn cho bầu hiệu quả nhất.
Nhưng bạn có thể mua ong mật và ong dú về thụ phấn cho bầu của bạn, nhưng trong quá trình kiểm tra thực tiễn về hiệu quả thụ phấn, năng suất đậu trái và về chi phí kinh tế củng như là thời gian và công bạn bỏ ra, chúng tôi đã có những kết luận để so sánh giữa các giống ong nuôi để thụ phấn có chủ đích cho vườn của bạn như sau.
1. Bị ong đốt
Nếu bạn nuôi ong mật bình thường, bạn cần phải chuẩn bị tâm lý bị ong đốt và trẻ nhỏ trong nhà củng phải cẩn thận vào buổi tối vì ong mật hay bay vào đèn trong nhà, với người lớn bị đốt 1 hay 2 cái thì củng không thành vấn đề, nhưng với trẻ nhỏ, em bé nếu không may bị đốt vào mắt thì thật không thể tưởng tượng được nó sẻ như thế nào?
2. Phải học kỹ thuật nuôi ong
Một điều nữa với giống ong mật đang được nuôi rất nhiều để khai thác mật ong thương mại thì việc nuôi chúng đòi hỏi bạn phải học kỹ thuật nuôi ong, nếu không biết về kỹ thuật nuôi ong mật thì bạn không nên dùng ong mật để thụ phấn cho cây trong vườn, vì chi phí nó rất cao khi ong bỏ tổ đi, chia đàn và chết .v.v
Về kỹ thuật nuôi ong đã được chúng tôi chia sẻ cực kỳ chi tiết tại đây bạn có thể học chúng miễn phí mà không mất 1 đồng nào từ chúng tôi, còn việc bạn có nuôi được hay không còn tùy thuộc vào khu vực bạn sống. Ví dụ như bạn đang ở trung tâm thành phố thì lấy đâu ra nguồn hoa để chúng phát triển, vườn nhà bạn là không đủ để 1 đàn ong mật có thể sinh sống và phát triển chưa nói đến không phải lúc nào trong vườn nhà bạn hoa củng nở.
3. Ong dú không biết đốt người
Còn nếu bạn lựa ong dú để thụ phấn thì điều này hoàn toàn có lợi cho bạn, bởi vì ong dú không có ngòi đốt, bạn củng chẳng cần phải sợ chúng chích bạn và trẻ nhỏ trong nhà, ong dú không thích ra ngoài vào buổi tối cho nên chẳng có con ong dú nào bay vào nhà bạn vào ban đêm cả cho dù bạn có mở hết đèn trong nhà lên.
Hình 10. Ong dú thân thiện với trẻ em ở các trường mẫu giáo và mầm non họ nuôi để giúp các bé tìm hiểu và làm quen với thiên nhiên
4. Nuôi ong dú chẳng cần bạn phải làm gì cả!
Với ong dú bạn củng chẳng cần phải nghỉ tới việc phải học nuôi ong thế nào, phải chăm sóc chúng ra làm sao, làm sao chúng có thể sống được ở môi trường thành thị ít hoa hay trong nhà kính không có hoa hay những khu vực hoa mọc rải rác như các nông trại .v.v Vì đơn giản là chúng sinh ra để sống ở những nơi như thế này, và đó củng là sự lợi hại khi bạn sử dụng ong dú để thụ phấn cho cây trồng của bạn.
Hình 11. Nếu Nuôi ong dú bạn chẳng cần phải làm gì cả!
Và còn rất rất nhiều những ưu điểm khác có ở loài ong bí ẩn này mà chắc chắn rằng bạn phải nghiêng mình thán phục sự kỳ diệu của nó tại bài viết "Nuôi ong mật hay ong dú 17 điểm so sánh chuẩn khỏi chỉnh"
Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các loài ong dú vừa nuôi để thụ phấn cho cây trong vườn và vừa nuôi để lấy mật dùng cho gia đình tại đây. Với giá mật ong dú hiện tại không dưới 1 triệu đồng 1 lít. Còn mật ong bạn tự làm ra thì thật hay giả, tốt hay xấu thì bạn là người rõ hơn ai hết!
"Huấn Luyện" Ong Thụ Phấn, Cách Dùng Ong Thụ Phấn Cho Hoa Bầu
Nếu bạn đã có một tổ ong mật hoặc ong dú trong nhà rồi, thì việc thụ phấn rất đơn giản và bạn củng chẳng cần phải làm gì cả, bạn chỉ cần mang chúng ra đặt giữa vườn của bạn, hoặc ngay trong nhà lưới, nhà màng hoặc nông trại của mình, còn tất cả các việc còn lại cứ để những con ong lo.
Nếu bạn sử dụng ong để thụ phấn trong nhà lưới cần lưu ý giai đoạn đưa ong vào thụ phấn, khi cây bầu bắt đầu nở đợt hoa đầu tiên thì bạn hãy mang ong vào trong nhà lưới, sau khi hoa bầu tàn nên mang ong ra lại môi trường bên ngoài để nó kiếm ăn và phục hồi lại chuẩn bị cho lần thụ phấn sau, đừng để chúng ở mãi trong nhà lưới chúng sẻ chết vì thiếu thức ăn đấy.
Hình 12. Đưa ong vào trong nhà kính để thụ phấn cho cây trong giai đoạn cây đang ra hoa hoặc chuẩn bị ra hoa.
Nếu bạn dùng ong mật để thụ phấn, khi mang ong vào nhà lưới bạn cần cho ăn bổ sung để ong duy trì sự phát triển của đàn đồng thời củng là kích thích ong thụ phấn mạnh hơn cho hoa bầu của bạn. Thức ăn của ong mật là Siro đường (1kg đường + 1 lít nước) cho ăn vào buổi tối và bột đậu nành xay mịn + Siro đường trộn lên cho nhảo rồi trét lên xà cầu bên trong thùng ong. Làm như vậy đàn ong mật sẻ sống lâu hơn trong nhà lưới.
Hình 13. Cách cho ong ăn siro đường bổ sung hỗ trợ ong để thụ phấn trong nhà kính
Hình 14. Cách cho ong ăn bột đậu nành trộn với siro đường và phấn hoa để kích ong thụ phấn mạnh hơn trong nhà kính
Trong nhà lưới với ong mật bạn nên có những đàn ong thay thế, cứ mỗi 15 ngày bạn nên đưa đàn khác trong nhà lưới và đưa đàn cũ ra ngoài và cứ luân phiên như thế để đàn ong được phát triển bình thường nhất có thể.
Còn đối với ong dú, chúng có thể sống gần 2 tháng ở môi trường không có thức ăn, và chúng củng không cần bạn cho ăn, nên nếu bạn nuôi ong dú thì không cần cho ăn bổ sung và sau 2 tháng hãy thay 1 tổ ong dú khác vào nhà lưới rồi mang tổ cũ ra lại ngoài thiên nhiên để đàn ong dú được phát triển tốt hơn.
Hình 15. Không cần cho ăn với những tổ ong dú được nuôi để thụ phấn trong vườn, trong nông trại và trong nhà kính
Khi thụ phấn bằng ong và côn trùng bạn sẻ được những quả bầu to và màu sắc rất đẹp vì ong và côn trùng là những "chuyên gia" trong lĩnh vực thụ phấn chéo, khi hoa bầu được thụ phấn chéo sẻ phát huy hết ưu thế lai, tạo ra một quả bầu có đặc điểm của cả hai loại cây và quả sẽ to, đẹp hơn là thụ phấn cho hoa cùng gốc.
Còn việc phải cần bao nhiêu đàn ong cho góc vườn của bạn, hay 1.000m2 nhà màng cần bao nhiêu tổ ong dú .v.v các bạn hãy tìm đọc các bài viết chuyên sâu về thụ phấn hơn tại đây để có thể dần dần giải đáp được những thắc mắc của mọi người, chắc chắn bạn sẻ tìm được nhiều điều thú vị và có ích cho giải pháp thụ phấn tự động để tăng năng suất cho cây trồng của bạn củng như là thỏa mãn niềm đam mê làm vườn của mình. Chúc bạn thành công
––––••––––
Các bài viết liên quan đến thụ phấn
Tầm Quan Trọng Của Thụ Phấn【Côn Trùng Nào Thụ Phấn Tốt Nhất?】
Nuôi Ong Dú Thụ Phấn Trong Nhà Kính, 9 ƯU ĐIỂM Của Ong Dú
Cách Thụ Phấn Cho Cà Chua Bằng Bumblebee, 3 Giải Pháp Thay Thế
––––••––––
Tài liệu tham khảo
1. Bài dịch từ trang Seedman.com và trang homeguides.com
2. Nghiên cứu và quan sát thực tiễn quá trình thụ phấn của ong dú do Ong dú JiChi tiến hành
3. Các tài liệu về đặc điểm sinh học của cây bầu của Việt Nam
4. Tham khảo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng bầu bán trái đạt năng suất cao.
5. Và tổng hợp các nguồn khác.
––––••––––
Tài liệu được nghiên cứu và chia sẻ nhằm mục đích bổ sung và tư liệu kỹ thuật trồng bầu và tăng khả năng đậu trái của cây bầu đồng thời tìm ra giải pháp thụ phấn hiệu quả nhất cho cây bầu Việt Nam. Nếu bạn thấy hay và có ích hãy like và chia sẻ để mọi người cùng được biết và trao đổi với nhau, cảm ơn bạn đã đọc tài liệu này.
Từ khóa » Hoa Bầu Hồ Lô đực
-
Cách Thụ Phấn Cho Bầu Hồ Lô Đậu Nhiều Trái - YouTube
-
Bí Quyết Trồng Bầu Hồ Lô Ra Nhiều Trái - Webtretho
-
Trồng Bầu Hồ Lô Có Khó Không? Cách Chăm Sóc Và Lưu ý
-
Bầu Hồ Lô | Cây ăn Quả Trồng Trong Sân Vườn
-
Hướng Dẫn Trồng Cây Bầu Hồ Lô - Wiki Phununet
-
Bầu Hồ Lô | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Cây Thuốc Làm Cảnh - Phương Pháp Trồng Bầu Hồ Lô Đặc Tính Chung
-
Cách Trồng Bầu Hồ Lô Kiểng Làm Cảnh “cực đơn Giản”
-
Có Ai Biết Bệnh Của Bầu Hồ Lô - Diễn Đàn Rau Sạch
-
Mách Bạn Cách Cực đơn Giản để Trồng Và Chăm Sóc Giống Bầu Hồ Lô
-
Cách Trồng Bầu Hồ Lô Sai Trĩu Giàn Siêu đơn Giản
-
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BẦU HỒ LÔ
-
Bầu Hồ Lô, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Bầu Hồ Lô