3 Dấu Hiệu Trẻ Bị Rôm Sảy Bố Mẹ Nên Nắm Rõ | TCI Hospital
Mặc dù rôm sảy ở trẻ là bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể khiến bé bị nhiễm trùng da. Trên thực tế, có rất nhiều bố mẹ còn mơ hồ về dấu hiệu trẻ bị rôm sảy cũng như cách xử trí kịp thời. Hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ nhé.
Menu xem nhanh:
- 1. Đôi nét về bệnh rôm sảy ở trẻ
- 2. 3 dấu hiệu trẻ bị rôm sảy thường gặp nhất
- 2.1. Trên cơ thể trẻ có những nốt sần màu hồng hoặc đỏ
- 2.2. Trẻ cảm thấy ngứa ngáy và hay gãi
- 2.3. Những nốt sần có dấu hiệu sưng và mủ nước
- 3. Cách điều trị khi trẻ bị rôm sảy tốt nhất
- 3.1. Chăm sóc trẻ bị nổi mẩn tại nhà
- 3.2. Đưa con tới gặp bác sĩ chuyên khoa khi trẻ bị nổi mẩn
1. Đôi nét về bệnh rôm sảy ở trẻ
Rôm sảy còn được biết đến với tên gọi là phát ban nhiệt xảy ra khi tuyến mồ hôi trên da của trẻ bị bít tắc, hình thành nên những vết sần và mụn nhỏ nằm rải rác trên bề mặt da. Đây là căn bệnh về da ở trẻ và thường xuất hiện trong thời tiết nắng nóng cũng như ẩm ướt.
Mặc dù không gây đau đớn nhưng nó khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu và ngứa ngáy. Nếu để lâu mà không chữa trị thì trên cơ thể của trẻ sẽ xuất hiện những nốt mụn gây cảm giác đau rát khi chạm vào.
2. 3 dấu hiệu trẻ bị rôm sảy thường gặp nhất
2.1. Trên cơ thể trẻ có những nốt sần màu hồng hoặc đỏ
Trên da của trẻ bị rôm sảy thường xuất hiện những mảng sần nhỏ, nhất là ở các vùng da có nhiều tuyến mồ hôi như lưng, ngực, cổ, trán,… Lúc này, những nốt sần thường có màu đỏ hoặc hồng và có thể xuất hiện mụn nước nhỏ li ti ở phía trên.
Về cơ bản, những nốt này sẽ tự mất đi khi môi trường mát mẻ hơn hoặc khi trẻ giảm tiết mồ hôi. Khi những nốt rôm sảy lặn đi, trên da của trẻ sẽ có các vảy da bong ra màu trắng và sau 3 – 5 ngày sẽ hết sẹo.
2.2. Trẻ cảm thấy ngứa ngáy và hay gãi
Những vùng da bị rôm sảy thường khiến trẻ sơ sinh cảm thấy bứt rứt, ngứa ngáy và khó chịu. Vì vậy, trẻ thường hay lấy tay để gãi những vết rôm sảy này. Việc gãi quá nhiều sẽ làm tổn thương da và các vi khuẩn ở tay cũng như môi trường bên ngoài dễ xâm nhập gây ra nhiễm trùng cũng như viêm da.
2.3. Những nốt sần có dấu hiệu sưng và mủ nước
Nếu không có phương pháp chăm sóc đúng cách thì những nốt rôm sảy có thể bị nhiễm nấm, nhiễm trùng và khó điều trị dứt điểm. Lúc này, vùng da bị nhiễm trùng sẽ hình thành những mụn nước có mủ đục, sưng tấy, đau rát và ngứa ngáy.
3. Cách điều trị khi trẻ bị rôm sảy tốt nhất
3.1. Chăm sóc trẻ bị nổi mẩn tại nhà
Đa số những trường hợp trẻ bị rôm sảy nếu được điều trị đúng cách tại nhà đều có thể khỏi bệnh sau một vài ngày. Muốn được như vậy thì khi trẻ bị nổi mẩn, các bậc phụ huynh cần phải thực hiện nghiêm túc một số điều sau:
– Không đưa con tới những nơi đông đúc, ngột ngạt và bí gió. Thay vào đó, bố mẹ hãy đưa con tới những nơi thông thoáng và cho bé mặc quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
– Giảm tiết mồ hôi cho con bằng cách sử dụng máy lạnh và quạt thông khí, hạn chế cho trẻ vận động nhiều,…
– Thường xuyên vệ sinh và tắm rửa sạch sẽ cho trẻ để lỗ chân lông không bị bít kín.
– Không được xoa phấn rôm khi trẻ đổ nhiều mồ hôi vì nó sẽ khiến lỗ chân lông bị bít kín nhiều hơn.
– Nếu sử dụng thuốc điều trị rôm sảy cho trẻ thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
– Cho con nhiều nhiều nước, đặc biệt là những loại nước giàu vitamin C, tránh uống nước nhiều đường.
– Cắt móng tay để con không gãi làm trầy xước những nốt sần, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng da.
3.2. Đưa con tới gặp bác sĩ chuyên khoa khi trẻ bị nổi mẩn
Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, trẻ bị rôm sảy rất dễ bị nhiễm trùng cũng như có nguy cơ mắc một số biến chứng như nhiễm trùng huyết, viêm da mãn tính,… Trên thực tế, hầu hết trẻ bị rôm sảy đều có thể tự chăm sóc tại nhà nhưng nếu con bị lâu mà chưa khỏi hoặc tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn hay xuất hiện những dấu hiệu sau đây thì nên cho bé tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức:
– Nốt rôm sảy bị vỡ và có mủ chảy ra.
– Ớn lạnh và sốt.
– Xung quanh vùng da bị rôm sảy bị sưng đỏ và đau rát.
– Sưng hạch bạch huyết ở nách, háng và cổ.
– Sốt cao hơn 38 độ C.
Tóm lại, rôm sảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nên bố mẹ không nên quá hoang mang và lo lắng. Tốt nhất, khi thấy dấu hiệu trẻ bị rôm sảy, bố mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có hành động đúng đắn, giúp con tạm biệt căn bệnh này một cách an toàn.
Từ khóa » Nổi Sẩy Ngứa
-
Rôm Sảy Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách điều Trị Nhanh Nhất
-
Nguyên Nhân Gây Nổi Rôm Sảy ở Người Lớn Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
13 Cách Trị Rôm Sảy Dứt điểm Cho Cả Người Lớn Và Trẻ Nhỏ
-
Lưu ý Khi Trị Rôm Sảy Bằng Phương Pháp Dân Gian | Vinmec
-
Rôm, Sảy Mùa Nắng Nóng - Tuổi Trẻ Online
-
Rôm Sảy Có Tự Hết Không? Cách Chữa Rôm Sảy Cho Bé Hiệu Quả
-
6 Bước Nhận Biết Và điều Trị Rôm Sảy
-
Rôm Sảy Là Bệnh Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Chăm Sóc Trẻ Bị Rôm Sẩy, Mẩn Ngứa
-
Cách Trị Nổi Rôm Sảy Hiệu Quả Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Rôm Sảy Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Nguyên Nhân Bị Rôm Sảy ở Người Lớn Là Gì? Cách ... - Yoosun Rau Má
-
Bệnh Rôm Sảy - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Hello Doctor
-
Bệnh Rôm Sảy ở Người Lớn: Nguyên Nhân, điều Trị, Phòng Ngừa