3 đề đọc Hiểu Viếng Lăng Bác Của Viễn Phương (Có đáp án)

TOP 5 Đề đọc hiểu Viếng lăng Bác của Viễn Phương có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 9 trả lời thật thành thạo các câu hỏi đọc hiểu xoay quanh bài thơ, để đạt kết quả cao trong bài thi vào lớp 10 sắp tới.

Viếng lăng Bác

Qua 5 Đề đọc hiểu Viếng lăng Bác, các em sẽ hiểu rõ hơn về tác phẩm, tác giả. Bên cạnh đó, có thể tham khảo bộ đề đọc hiểu Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Đoàn thuyền đánh cá, Sang thu để vận dụng cách hiểu, tư duy vào bài của mình dễ dàng hơn.

Đề đọc hiểu Viếng lăng Bác của Viễn Phương

  • Đề đọc hiểu Viếng lăng Bác - Đề 1
  • Đề đọc hiểu Viếng lăng Bác - Đề 2
  • Đề đọc hiểu Viếng lăng Bác - Đề 3
  • Đề đọc hiểu Viếng lăng Bác - Đề 4
  • Đề đọc hiểu Viếng lăng Bác - Đề 5

Đề đọc hiểu Viếng lăng Bác - Đề 1

Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏNgày ngày dòng người đi trong thương nhớKết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Giới thiệu đôi nét về tác giả.

Câu 2: Đại ý của đoạn thơ trên là gì? Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 3: Cho hai câu thơ sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

- Hình ảnh mặt trời nào là ẩn dụ? Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh đó trong việc thể hiện lòng tình cảm gì của tác giả.

Câu 4: Tác giả đã dùng hình ảnh gì để diễn tả nỗi niềm cũng như cảm xúc của người dân thông qua hai câu thơ cuối của đoạn thơ trên.

Đáp án đề đọc hiểu Viếng lăng Bác

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Đôi nét về tác giả: Nhà thơ Viễn Phương sinh năm 1928, quê ở tỉnh An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mỹ cứu nước. Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, khá quen thuộc với bạn đọc thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

Câu 2: Đại ý của đoạn thơ trên là: cảm xúc của con dân khi vào thăm lăng Bác.

Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là:

  • Hai câu thơ đầu: Ẩn dụ, nhân hóa, từ láy
  • Hai câu sau: Ẩn dụ, điệp từ

Câu 3:

Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là ẩn dụ. Đây là hình ảnh sáng tạo, độc đáo – hình ảnh Bác Hồ. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn sáng, nguồn sức mạnh. “Mặt trời” – Bác Hồ soi đường dẫn lỗi cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước. “Mặt trời” – Bác Hồ tỏa hơi ấm tình thương bao la trong lòng mỗi con người Việt Nam.

Tác giả xây dựng hình ảnh ẩn dụ để nói lên sự vĩ đại của Bác, thể hiện được sự tôn trọng, kính mến của tác giả và toàn dân đối với Bác - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

Câu 4: Những hình ảnh được tác giả sử dụng để diễn tả nỗi niềm của con dân qua hai câu thơ cuối là:

  • Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực, còn hình ảnh thực diễn tả hình ảnh những dòng người đi trong sự bồi hồi, xúc động trong lòng nặng trĩu tiếc thương. Nhịp thơ như trầm xuống, nghẹn ngào.
  • Hình ảnh ẩn dụ “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh đẹp, sáng tạo của tác giả thể hiện tấm lòng thành kính của người dân với Bác.
  • “Bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho số tuổi của Bác, hình ảnh về cuộc đời đẹp như những mùa xuân đã hòa nhập vào mùa xuân độc lập, tự do của dân tộc.

Đề đọc hiểu Viếng lăng Bác - Đề 2

Đọc bài thơ Viếng lăng Bác sau đó trả lời câu hỏi:

Con ở miền Nam ra thăm lăng BácĐã thấy trong sương hàng tre bát ngátÔi! Hàng tre xanh xanh Việt NamBão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏNgày ngày dòng người đi trong thương nhớKết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Bác nằm trong giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiềnVẫn biết trời xanh là mãi mãiMà sao nghe nhói ở trong tim.

Mai về miền Nam thương trào nước mắtMuốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đoá hoa toả hương đâu đâyMuốn làm cây tre trung hiếu chốn này...

Câu 1: Sự lặp lại hình ảnh cây tre trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối có ý nghĩa gì?

Câu 2: Trong khổ thơ thứ 3, Viễn Phương lại viết “Nghe nhói ở trong tim” là có ý gì?

Câu 3: Nhận xét về giọng điệu của bài thơ và cho biết giọng điệu đó được tạo nên từ những yếu tố nào và có quan hệ như thế nào với cảm xúc của tác giả?

Câu 4: Hãy nên nhận xét của em về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?

Đáp án đề đọc hiểu Viếng lăng Bác

Câu 1: Sự lặp lại hình ảnh cây tre trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối có ý nghĩa là: hình ảnh cây tre cuối bài lặp lại theo cấu trúc đối ứng như một sự khẳng định trung hiếu là phẩm chất cốt lõi của con người trong thời kì đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là ấn tượng sâu sắc của tác giả về hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác. Ở đây, hình ảnh cây tre đã mang nét nghĩa mới so với hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất. Trong phần mở đầu, hình ảnh hàng tre xuất hiện với dáng đứng thẳng cho dù phải đương đầu với bão táp mưa sa. Thì tới cuối bài thơ tác giả lại khao khát trở thành cây tre trung hiếu để có thể được đứng canh gác cho Người, đây chính là ước nguyện chân thành, tha thiết của tác giả Viễn Phương.

Câu 2: Câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim” là một cách viết lạ, tưởng chừng như vô lí nhưng lại có lí khi bộc lộ tâm trạng đau xót và tiếc nuối không nguôi trước sự ra đi của Bác. Sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, Viễn Phương đã thể hiện cảm xúc đau xót tới đỉnh điểm. “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt.

Cách viết ấy đã bộc lộ nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn nhà thơ – nỗi đau uất nghẹn tột cùng không thể nói nên lời.

Câu 3: Giọng điệu của bài thơ vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể hiện tâm trạng xúc động khi tác giả vào lăng viếng Bác.

Giọng điệu được tạo nên bởi nhiều yếu tố: thể thơ, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh. Thể thơ 8 chữ nhưng có đan xen những dòng thơ 7 chữ hoặc 9 chữ. Cách gieo vần bằng, vần trắc.

Những vần bằng liên tiếp diễn tả dòng cảm xúc dâng trào, các vần trắc thể hiện sự nuối tiếc, xót xa.

Với nhịp thơ chậm, bài thơ lột tả được sự nghiêm trang, thành kính.

Riêng với khổ cuối, nhịp thơ có nhanh hơn cùng với điệp từ muốn làm được lặp đi lặp lại ba lần như thể hiện mong ước thiết tha và lưu luyến của tác giả.

Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là:

- Giọng điệu bài thơ phù hợp với tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, vừa tự hào, thể hiện đúng tâm trạng xúc động khi vào lăng viếng Bác. Giọng điệu ấy được tạo bởi nhiều yếu tố như: thể thơ, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh.

- Thể thơ và nhịp điệu: Thể thơ 8 tiếng (có dòng 7 hoặc 9 tiếng). Cách gieo vần linh hoạt: vần liền và vần cách. Nhịp thơ nhìn chung chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những suy ngẫm sâu xa. Khổ cuối nhịp nhanh hơn với điệp ngữ “muốn làm”, thể hiện tình cảm lưu luyến và ước vọng tha thiết của nhà thơ. Bài thơ giàu nhạc điệu nên đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành bài hát.

- Hình ảnh có nhiều sáng tạo,kết hợp giữa thực và ảo nhờ ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ. Hệ thống biểu tượng, ẩn dụ: mặt trời, trời xanh, vầng trăng gợi về Bác, có hình ảnh hàng tre, tràng hoa gợi về tình cảm của nhân dân với bác, tất cả đều vừa gần gũi vừa có giá trị biểu cảm, có ý nghĩa sâu xa.

Đề đọc hiểu Viếng lăng Bác - Đề 3

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Con ở miền Nam ra thăm lăng BácĐã thấy trong sương hàng tre bát ngátÔi! Hàng tre xanh xanh Việt NamBão táp mưa sa đứng thẳng hàng

(Ngữ văn 9, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy.

Câu 2: Nêu đại ý của đoạn thơ trên

Câu 3: Chỉ và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 4: Em hãy trình bày ngắn gọn mạch cảm xúc của bài thơ. Từ những hiểu biết của em về bài thơ, hãy giải thích tác dụng của từ “thăm” trong câu thơ và cụm từ “giấc ngủ bình yên”.

Đáp án đề đọc hiểu Viếng lăng Bác

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978).

Câu 2: Đại ý của đoạn thơ trên là: Cảm xúc bồi hồi của tác giả khi lần đầu tiên được tới thăm Bác.

Câu 3: Phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là: Ẩn dụ (cây tre).

Tác dụng của biện pháp tu từ đó là: ví cây tre như biểu tượng sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc Việt Nam.

Câu 4:

- Mạch cảm xúc của tác giả gói gọn trong một lời thông báo: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của những người từ miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ được ra viếng lăng Bác.

- Tác dụng của từ “thăm” trong câu thơ và cụm từ “giấc ngủ bình yên” là: cách dùng từ xưng hô “con” gần gũi, thân thiết tình thân diễn ra tâm trạng thăm cha sau nhiều năm mong mỏi. Tác giả sử dụng từ “thăm” để thay cho từ viếng dù tiêu đề “Viếng lăng Bác”. Từ “thăm” là từ nói giảm nói tránh của tác giả để giảm đi nỗi đau thương mất mát. Qua đây cũng gợi lên sự yêu thương, kính mến của tác giả dành cho Bác.

Đề đọc hiểu Viếng lăng Bác - Đề 4

Nói về bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương có nhận xét: “Có thể nói bài thơ là một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn làm thổn thức lòng người mãi mãi”.

(Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 9 - Lê Bảo)

Câu 1: Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ.

Câu 2: Chép nguyên văn khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác.

Câu 3: Chỉ ra một hình ảnh ẩn dụ có trong khổ thơ mà em vừa chép và nêu ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ đó.

Câu 4: Cho câu văn sau: “Trong bài thơ Viếng lăng Bác, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.”

Hãy coi câu văn trên là câu chủ đề, viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn đã tạo thành một đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch; trong đoạn văn có sử dụng câu chứa thành phần biệt lập và phép thế (gạch chân, chú thích thành phần biệt lập và từ ngữ dùng làm phép thế).

GỢI Ý

1.

Hoàn cảnh sáng tác:

- Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, tác giả từ miền Nam ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ "Viếng lăng Bác” được sáng tác trong dịp đó.

- Cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.

2.

Khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiềnVẫn biết trời xanh là mãi mãiMà sao nghe nhói ở trong tim.”

3.

Hình ảnh ẩn dụ và tác dụng trong khổ 3:

- Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh, vầng trăng

- Tác dụng:

+ Hình ảnh “trời xanh”: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện. Trời xanh là ẩn dụ cho hòa bình và cuộc sống tươi đẹp.

+ Hình ảnh “vầng trăng”: Đó là hình ảnh ẩn dụ cho những năm tháng làm việc của Bác, lúc nào cũng có vầng trăng bên cạnh bầu bạn. Từ giữa chốn tù đày, đến “Cảnh khuya” núi rừng Việt Bắc, rồi "Nguyên tiêu”...

4.

Viết đoạn văn để thấy được tâm trạng, cảm xúc yêu thương ngưỡng mộ của tác giả với Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Trong bài thơ Viếng lăng Bác, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Nỗi bồi hồi, xúc động khi được từ quê hương miền Nam ra thăm lăng Bác.

- Lòng biết ơn chân thành, sâu nặng đối với Bác, sự ngưỡng mộ, thành kính, nỗi đau xót, tiếc thương...khi vào lăng viếng Bác.

- Tình cảm lưu luyến khi phải từ biệt...

Đề đọc hiểu Viếng lăng Bác - Đề 5

"Viếng lăng Bác'' lả một bài thơ hay, xúc động của Viễn Phương viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 1: Em hãy chép chính xác khổ thơ thứ nhất và nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Câu 2: Trong những câu thơ trên, hình ảnh hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh tả thực, hình ảnh hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh ẩn dụ? Trong khổ thơ em vừa chép nổi bật lên hình ảnh “hàng tre”, ở khổ thơ cuối hình ảnh này lại xuất hiện. Theo em, việc lặp lại hình ảnh cây tre ở đoạn kết bài thơ có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3: Chỉ ra sự khác nhau và ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai (Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát) và cây tre trung hiếu ở câu cuối (Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này) của bài thơ.

Câu 4: Dựa vào khổ thơ vừa chép, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích – tổng hợp để làm rõ tình cảm của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác. Trong đoạn có sử dụng thành phần biệt lập cảm thán và phép nối để liên kết câu.

GỢI Ý

1.

Chép chính xác khổ thơ thứ nhất:

Con ở miền Nam ra thăm lăng BácĐã thấy trong sương hàng tre bát ngátÔi! Hàng tre xanh xanh Việt NamBão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

2.

Hình ảnh tả thực và hình ảnh ẩn dụ của “hàng tre”. Ý nghĩa việc lặp lại hình ảnh “hàng tre”:

- Hình ảnh tả thực: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

- Hình ảnh ẩn dụ trong câu:

“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt NamBão táp mưa sa đứng thẳng hàngMuốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

- Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ.

- Hình ảnh cây tre được lặp lại khắc sâu thêm ý nghĩa biểu tượng cho con người Việt Nam với tấm lòng, ước nguyện, ý chí: trung hiếu với Bác, mãi bên Bác, đi theo con đường của Bác.

3.

Sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai và cây tre trung hiếu ở câu cuối:

- Hình ảnh lăng Bác tạo cảm giác thân thuộc gần gũi, vì có sự xuất hiện của “hàng tre”. Hai sắc thái được diễn tả là “bát ngát” và “xanh xanh” để bao quát không gian rộng, thoáng và yên bình, không gian mở ra ngút ngát. Thăm Bác, nhìn thấy hàng tre cũng là lúc tác giả nói lên cảm giác xúc động mãnh liệt về hình ảnh biểu tượng của dân tộc. Thán từ “Ôi” cùng với cảm nhận dáng tre “đứng thẳng hàng” nghiêm trang cũng tạo nên cảm giác thành kính thiêng liêng trước lăng Bác. Không những thế, tư thế: “đứng thẳng hàng” còn đặt trong thế đối lập với “bão táp mưa sa” gợi lên phẩm chất của tre dẻo dai, cứng cáp bền bỉ, cũng là tư thế hiên ngang của dân tộc vượt qua bao thử thách gian lao để đi đến thắng lợi vinh quang. Để từ đó, tác giả như cảm nhận giây phút về bên Bác, có toàn thể dân tộc cùng canh giấc ngủ cho Người.

- Hình ảnh “cây tre trung hiếu” có ý nghĩa tượng trưng (ẩn dụ) cho khát vọng của nhà thơ muốn hoá thân “làm cây tre trung hiếu chốn này” - bồi đắp tâm hồn và phẩm chất để sống xứng đáng với tình thương của Bác. Đó cũng là lời hứa tiếp tục thực hiện ước vọng của Người.

4.

Viết đoạn văn làm rõ tình cảm của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác:

- Tình cảm chân thành và giản dị của đồng bào miền Nam muốn nhắn gửi, nhờ Viễn Phương nói hộ cùng Bác.

- Câu thơ “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” chỉ gói gọn như một lời thông báo nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác.

- Đại từ xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân thương, diễn tả tâm trạng của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.

- Nói giảm, nói tránh: từ “thăm” thay cho “viếng” giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát => Bác Hồ còn sống mãi trong tâm tưởng của mọi người.

- Hình ảnh hàng tre vừa tả thực vừa mang tính chất tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc: Hàng tre là hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê, đất nước Việt Nam, đã thành một biểu tượng của dân tộc. Cây tre mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc.

“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam,Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.

- “Ôi” là từ cảm thán tạo thành câu đặc biệt, biểu thị niềm xúc động tự hào trước hình ảnh hàng tre.

Từ khóa » đề Thi Văn Viếng Lăng Bác