3 điều Bạn Cần Biết Về Cách Trồng Xương Rồng để Cây Luôn Khỏe đẹp
Có thể bạn quan tâm
Xương rồng với vẻ đẹp gai góc và cá tính nên được rất nhiều người ưa thích. Bên cạnh đó, ý nghĩa mà xương rồng mang lại cũng là nguyên nhân khiến chúng được yêu thích. Hiện nay trên thị trường cây cảnh cũng có rất nhiều loại xương rồng mini xinh xắn như xương rồng tai thỏ, xương rồng thanh sơn, xương rồng bát tiên, xương rồng bánh sinh nhật, xương rồng trứng chim,..
Cách trồng xương rồng cũng không quá khó bởi chúng là loài https://sendalongphung.com/xuong-rong-va-cay-mong-nuoc-khac/ rất dễ thích nghi, có sức sống mạnh mẽ. Một số lưu ý về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc dưới đây sẽ giúp bạn có những chậu xương rồng cảnh nhanh lớn và đẹp mắt.
Mục lục
- 1 Tạo ra những em bé xương rồng nhỏ xinh như thế nào?
- 1.1 Gieo trồng bằng hạt giống xương rồng
- 1.2 Nhân giống xương rồng để có cây con
- 2 Mách bạn bí quyết để chăm sóc cây xương rồng phát triển tốt
- 2.1 Đất trồng phải tơi xốp và thoáng khí
- 2.2 Tưới nước – bước quan trọng trong cách chăm sóc cây xương rồng
- 2.3 Yếu tố ánh sáng, nhiệt độ
- 2.4 Dinh dưỡng và phân bón
Tạo ra những em bé xương rồng nhỏ xinh như thế nào?
Để có thể sở hữu một người bạn xương rồng đẹp, ngoài việc tìm mua cây ở những cửa hàng bán sen đá – xương rồng mini hay shop cây cảnh uy tín thì các bạn có thể tự tay tạo ra cây con và nuôi cho các bé lớn lên. Sẽ vô cùng thú vị nếu bạn có thể quan sát được mầm cây lớn lên và phát triển từng ngày cho đến lúc cây trưởng thành và cứng cáp.
Dưới đây, sendalongphung.com sẽ giới thiệu cách để các bạn có thể trồng xương rồng con thành công.
Gieo trồng bằng hạt giống xương rồng
Bạn có thể đến các cửa hàng cây cảnh để mua hạt giống xương rồng của nhiều loại khác nhau. Đất trồng xương rồng không cần quá nhiều nước mà chỉ cần ẩm vừa phải để tránh bị thối hạt. Đất phải là hỗn hợp tơi xốp để hạt giống thoáng khí, trong đó có thể bao gồm tro, phân hữu cơ, NPK, cát sỏi, sỉ than… Tuy cây xương rồng có khả năng sống và phát triển trong môi trường khắc nghiệt, khô cằn nhưng khi mới bắt đầu gieo trồng thì bạn nên để ý đến dinh dưỡng của đất để hạt giống nhanh mọc và phát triển.
Có hai lựa chọn cho bạn: thứ nhất bạn có thể trồng luôn vào một chiếc chậu cảnh mà bạn thích, thứ hai là bạn trồng ra khoảng đất nào đó đợi cây phát triển rồi mới đưa ra chậu cảnh. Khi gieo hạt, bạn rải hạt đều lên mặt đất rồi lấp thêm một lớp đất mỏng lên trên và cuối cùng là một lớp nilon hay màng bọc thực phẩm phủ lên. Sau đó bạn để nó ở chỗ thoáng, ấm áp, nhiều ánh sáng để kích thích mầm mọc nhanh.
Thời gian hạt xương rồng nảy mầm là khoảng một tháng. Khi thấy cây nhú nhiều hơn thì bỏ lớp màng bọc đi và tưới thêm nước cho cây. Nếu xương rồng đã gieo mọc lên nhiều và thành cụm thì bạn nên tách từng cây nhỏ ra các chậu cảnh riêng. Trong đó có chuẩn bị đất tơi xốp và để chậu cây xương rồng ra nơi thoáng mát, có ánh sáng nhưng tránh ánh nắng gắt. Khoảng 3 tuần đến một tháng sau khi cây mọc là lúc rễ cây xương rồng ra nhiều và bám chắc vào đất.
Nhân giống xương rồng để có cây con
Cách trồng cây xương rồng từ nhánh cây: với những bạn mới tập cách nhân giống cây xương rồng, thì giâm cành là sự lựa chọn tốt nhất. Phương pháp này tương đối nhanh chóng, dễ dàng và không đòi hỏi kỹ thuật cao. Bạn chỉ cần dùng dao bén, sát trùng sạch sẽ, sau đó cắt thật dứt khoát phần nhánh cần chiết. Phần nhánh vừa cắt đặt ở nơi khô ráo để vết cắt mau lành, sau đó đem trồng vào chậu và chờ đợi đến khi nhánh cây đâm rễ từ vết cắt và hình thành xương rồng con.
Kỹ thuật tháp ghép: phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật nhiều hơn là phương pháp giâm cành, nhưng nếu đã làm quen tay, thì việc tháp ghép cây xương rồng sẽ dễ dàng hơn so với các loại cây cảnh khác và còn nhân giống được nhiều cây con hơn. Về cách thực hiện, bạn chuẩn bị gốc tháp, sau đó buộc chồi ghép và gốc ghép với nhau trong vài ngày để mạch nhựa giữa chồi và gốc liền với nhau sẽ tạo thành cây xương rồng mới. Việc tháp ghép cũng có rất lợi ích vì gốc ghép sẽ nuôi chồi ghép phát triển nhanh hơn.
Mách bạn bí quyết để chăm sóc cây xương rồng phát triển tốt
Cũng tương tự như cách chăm sóc cây sen đá, những yếu tố dưới đây đặc biệt quan trọng và bạn bắt buộc phải lưu ý để chậu xương rồng cảnh của bạn sinh trưởng và phát triển tốt. Không những thế, khi vào mùa sinh sản thì hoa xương rồng sẽ nở rộ nếu bạn biết cách trồng xương rồng ra hoa.
Đất trồng phải tơi xốp và thoáng khí
Hỗn hợp đất trồng của những loài thực vật mọng nước như sen đá và xương rồng cần phải đảm bảo độ tơi xốp và thoáng khí. Nếu đất trồng quá mịn và đi kèm đó là khả năng thoát nước kém thì chậu xương rồng của bạn sẽ rất dễ bị úng.
Tưới nước – bước quan trọng trong cách chăm sóc cây xương rồng
Vốn là loài thực vật ưa khô nên khi chăm sóc cây xương rồng bạn nên lưu ý đến lượng nước tưới cho cây. Không nên tưới nhiều lần, tưới quá đẫm hay để cây ngoài trời mưa lâu ngày sẽ rất dễ khiến xương rồng bị úng nước và có thể chết.
Nước tưới cho cây xương rồng là nước có độ PH trung bình như nước máy, nước mưa. Lượng nước cho cây là phụ thuộc vào môi trường và điều kiện sống của nó. Nếu cây để nơi mát mẻ như cửa sổ, văn phòng…thì chỉ nên tưới cây 1 lần/tuần. Còn nếu để cây ở nơi nóng và khô như sân thượng, ban công…thì có thể tưới 2 – 3 lần /tuần. Bạn lưu ý khi thấy mặt đất trong chậu cây xương rồng khô hẳn thì hãy tưới vào lượng nước vừa đủ để ngấm tới ¾ chậu và ngấm tới rễ. Lưu ý khi chăm sóc cây xương rồng: nếu chậu trồng nhỏ thì cần tưới nhiều lần hơn chậu lớn, cứ thấy mặt đất khô là tưới nước cho cây luôn.
Thêm một mẹo trong chăm sóc cây xương rồng cho bạn đó là khi mới mua cây về và thay chậu, có va đập làm cây tổn thương thì không nên tưới nước ngay. Sau 3 ngày bạn hãy tưới nước để vết thương của cây lành, tránh bị nhiễm trùng. Mùa mưa nếu để cây ngoài trời bạn cũng nên che chắn để tránh cây bị úng.
Yếu tố ánh sáng, nhiệt độ
Chăm sóc cây xương rồng mới trồng và cây xương rồng lâu năm bạn cũng nên lưu tâm về yếu tố ánh sáng cho cây. Cây xương rồng ưa ánh sáng, nhất là ánh sáng tự nhiên buổi sớm. Nếu là cây xương rồng mới trồng thì cần tránh ánh nắng trực tiếp, chỉ cần mỗi ngày bạn mang cây ra phơi nắng sớm khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ là được. Còn với những cây xương rồng trồng lâu năm có thể mang ra nắng với thời gian lâu hơn. Tuy nhiên, để dưới ánh nắng gắt trên 6 giờ đồng hồ sẽ dẫn đến hiện tượng “cháy da” cây làm cây nám vàng, sạm đen.
Nếu bạn để cây xương rồng trong nhà, trong văn phòng thì bạn cần mang cây ra nơi thoáng và có ánh sáng mỗi ngày hoặc vài ngày một lần để đảm bảo cây phát triển tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý vị trí đặt chậu xương rồng, tránh đặt xương rồng phong thuỷ trong nhà hay văn phòng bởi nó không có lợi trong phong thủy cây cảnh.
Với đặc tính chịu đựng được môi trường khô nóng với lá cây đã tiêu biến thành gai và là loài cây mọng nước nên cây xương rồng vẫn sống được trong khoảng nhiệt độ từ 10 – 500C. Tuy nhiên, thích hợp nhất cho sự phát triển của cây là 150C – 280C.
Dinh dưỡng và phân bón
Dù cho cây xương rồng có thể sống trong sự khô cằn nhưng nếu muốn chậu cây của bạn đẹp, lớn mau, mọng nước và có thể ra hoa thì bạn nên lưu ý đến dinh dưỡng khi chăm sóc cây xương rồng.
Khi cây còn non, bạn có thể bón NPK 16-16-8, 20-20-20. Còn trong giai đoạn cây phát triển thì có thể bón NPK 18-19-30, 20-30-20. Khi ra hoa bạn có thể bón NPK 6-3-3-, 10-60-10.
Nghe có vẻ phức tạp nhưng bạn chỉ cần biết cây xương rồng cần chất đạm (N), chất potassium (P), phosphorus (P).
Như vậy, cây xương rồng không khó trồng và chăm sóc. Chỉ cần lưu ý một chút với những hướng dẫn cách chăm sóc cây xương rồng cảnh đã nêu ở trên là bạn sẽ có thể tự tay ươm trồng vài chậu xương rồng xinh xắn rồi. Chắc chắn việc trồng xương rồng từ khi còn là một hạt giống tới lúc cây ra hoa sẽ thú vị và ý nghĩa hơn việc mua chúng ngoài tiệm về phải không nào?
Rate this postTừ khóa » Tỉa Gai Xương Rồng
-
Khi Nào Và Làm Thế Nào để Cắt Tỉa Xương Rồng? - Jardineria On
-
Có Nên Cắt Gai Xương Rồng
-
Gai Xương Rồng Có Độc Không Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa ...
-
Cây Xương Rồng Những điều Bạn Chưa Biết - Loài Cây Nguy Hiểm
-
Chia Sẻ Bí Kíp Dùng Cây Xương Rồng Trị Gai Cột Sống
-
Bí Quyết Chữa Gai Cột Sống Bằng Xương Rồng đơn Giản
-
7 điều Bạn Có Thể Chưa Biết Về Cây Xương Rồng
-
Sử Dụng Cây Xương Rồng để Chữa Thoái Hoá Cột Sống, Bạn đã Biết ...
-
Mách Bạn Cách Chữa Thoái Hóa Cột Sống Bằng Cây Xương Rồng ...
-
Bạn Có Biết Cây Ngải Cứu Và Xương Rồng Trị Gai Cột Sống Vô Cùng ...
-
Cây Xương Rồng - 3 Ý Nghĩa Sâu Sắc Nhất Của Loài Cây Này
-
Đôi Găng Tay Dài Chống Gai Xương Rồng/ Hoa Hồng độc đáo Tiện ...
-
Cách để Cứu Cây Xương Rồng Sắp Chết - WikiHow