3 điều Cần Biết Về Chụp MRI Cột Sống Cổ | TCI Hospital

Ưu điểm của chụp MRI cột sống cổ là phương pháp cho ra hình ảnh hoàn toàn khách quan, trung thực, rõ nét vùng cột sống cổ nhằm giúp bác sĩ có hướng điều trị, đặc biệt là quyết định có nên thực hiện can thiệp phẫu thuật hay không. Cùng tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này qua bài viết dưới đây.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Chụp MRI cột sống cổ giúp phát hiện bệnh lý gì?
  • 2. Đối tượng nên và không nên chụp cộng hưởng từ cột sống cổ
    • 2.1. Những ai nên chụp MRI cột sống cổ?
    • 2.2. Những ai không nên chụp MRI cột sống cổ?
  • 3. Lưu ý trước và sau khi chụp cộng hưởng từ cột sống cổ
    • 3.1. Lưu ý trước khi chụp
    • 3.2. Lưu ý sau khi chụp

1. Chụp MRI cột sống cổ giúp phát hiện bệnh lý gì?

Một số chỉ số có trong kết quả cộng hưởng từ cột sống cổ như:

– Độ cong của cột sống và các dây chằng.

– Cấu trúc của các đốt sống cổ.

– Tủy cổ.

– Ống sống, lỗ tiếp hợp và khối khớp bên.

– Tổ chức phần mềm cạnh sống.

Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ tổng hợp các chỉ số bất thường vào thành các nhóm triệu chứng có liên quan đến bệnh lý nào đó và phối hợp các triệu chứng lâm sàng để cùng bác sĩ lâm sàng đưa ra chẩn đoán và tư vấn  điều trị phù hợp cho người bệnh.

Thông thường, chụp cộng hưởng từ cột sống cổ sẽ giúp bác sĩ phát hiện được những vấn đề sau:

– Các bất thường hoặc dị dạng bẩm sinh vùng cột sống cổ

– Các bệnh lý nhiễm trùng tại cột sống cổ hoặc cạnh cột sống cổ

– Các chấn thương gặp phải ở vùng cột sống cổ

– Những bất thường về đường cong của cột sống (vẹo cột sống)

– Các khối u hoặc ung thư ở cột sống cổ.

điều cần biết về chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ giúp phát hiện nhiều bệnh lý ở vùng cột sống cổ

2. Đối tượng nên và không nên chụp cộng hưởng từ cột sống cổ

2.1. Những ai nên chụp MRI cột sống cổ?

Thông thường, những bệnh nhân có các biểu hiện sau sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện chụp cộng hưởng từ cột sống cổ:

– Bị đau vùng cổ, vai hoặc cánh tay điều trị không thấy có thuyên giảm

– Bị đau cổ kèm theo tình trạng yếu chân, tê chân, tay hoặc triệu chứng khác

– Có các khối u ở xương hoặc mô mềm

– Bị lồi đĩa đệm hoặc bị tình trạng thoát vị đĩa đệm

– Có các túi phình mạch ở động mạch hoặc bất thường mạch máu

– Có các bất thường mô mềm khác, ở xương hoặc khớp vùng cổ

chụp mri ở TCI

Bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi chụp MRI

2.2. Những ai không nên chụp MRI cột sống cổ?

Một số trường hợp không nên thực hiện chụp cộng hưởng từ cột sống cổ đó là:

– Người bệnh đang được đặt thiết bị máy tạo nhịp.

– Bệnh nhân có dị vật kim loại ở vùng mắt hoặc đã được đặt clip trong não không thể MRI từ do từ trường có thể gây tình trạng di lệch các kim loại.

– Bệnh nhân sợ nhốt trong không gian kín có thể không chịu được khi nằm ở phòng chụp cộng hưởng từ, các trường hợp này nên được thực hiện gây mê để bệnh nhân thấy dễ chịu hơn.

– Ngoài ra, bệnh nhân có dụng cụ kim loại được đặt tại lưng (như các định vít ở vùng cột sống) có thể chụp cộng hưởng từ nhưng chất lượng của hình ảnh sẽ bị giảm vì vậy cần cân nhắc trước khi chụp.

3. Lưu ý trước và sau khi chụp cộng hưởng từ cột sống cổ

3.1. Lưu ý trước khi chụp

– Bệnh nhân nên nói với bác sĩ về các vấn đề về sức khỏe, những phẫu thuật gần đây hoặc tiền sử dị ứng và hiện tại có đang mang thai hay không.

– Từ trường sẽ không gây nguy hại nhưng nó có thể khiến cho một số máy móc y khoa bị hỏng.

– Bệnh nhân nên nói với các kỹ thuật viên nếu có đặt bất kỳ dụng cụ kim loại nào trong người.

– Các hướng dẫn về vấn đề ăn uống trước khi chụp MRI sẽ thay đổi tùy theo từng bệnh lý cụ thể. Đa số trường hợp bệnh nhân sẽ uống thuốc như bình thường.

– Bệnh nhân cần tháo bỏ đồ trang sức trước khi vào phòng chụp

– Nếu lo lắng hoặc bị hội chứng sợ nhốt kín, bệnh nhân có thể nói với bác sĩ để yêu cầu được gây mê trước khi chụp MRI vùng cổ.

3.2. Lưu ý sau khi chụp

– Hầu hết các bệnh nhân có thể về nhà ngay sau khi chụp cộng hưởng từ vùng mặt – cổ và quay lại sinh hoạt thường ngày.

– Đối với bệnh nhân được gây mê hoặc tiêm thuốc tương phản, sau khi chụp có thể cần theo dõi trong một thời gian ngắn.

– Nếu sử dụng thuốc tương phản, người bệnh có thể bị tụ máu dưới da tại vị trí chích thuốc; nhưng điều này vô hại và nó sẽ tự hết. Khi bị máu tụ lớn gây triệu chứng phù và khó chịu, hãy chườm đá; sau khoảng 24 giờ, bệnh nhân chườm nước ấm sẽ giúp làm tan máu tụ.

Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đã đưa vào sử dụng máy chụp cộng hưởng từ hiện đại hàng đầu vào quá trình thăm khám. Với hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp hạn chế gây ra tiếng ồn, tạo sự thoải mái và giảm căng thẳng cho người bệnh trong quá trình chụp. Nhờ đó giúp cho việc thu nhận hình đạt chất lượng tốt hơn và rút ngắn hơn thời gian chụp. Đồng thời, công nghệ này còn được triển khai trong các gói tầm soát sức khỏe tại Thu Cúc TCI nhằm đáp ứng toàn diện nhu cầu thăm khám của người dân.

chụp MRI cột sống cổ tại TCI

Thu Cúc TCI ứng dụng công nghệ chụp MRI vào thăm khám

Công nghệ chụp cộng hưởng từ MRI là công nghệ thường được áp dụng trong chẩn đoán hình ảnh phổ biến và an toàn bậc nhất hiện nay bởi độ chính xác, không gây xâm lấn và không dùng tia X. Tuy nhiên, để thực hiện kỹ thuật này đòi hỏi hệ thống máy móc hiện đại, đạt chất lượng cùng đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, vì vậy bạn hãy lựa chọn đại chỉ y tế uy tín để thực hiện chụp cộng hưởng từ nhằm đảm bảo an toàn và chính xác nhé

Từ khóa » Chụp Mri Vùng Cổ