3 điều Cần Biết Về Tốc độ Tải Trang Web - Vipcom

Ngày nay, khách hàng luôn đòi hỏi trải nghiệm nhanh chóng khi truy cập website, đặc biệt trên thiết bị di động. Họ có rất ít thời gian cùng kiên nhẫn cho việc chờ đợi tải trang, họ sẽ không chờ quá 3 giây để trang tải hết và sẽ ngay lập tức chuyển sang website đối thủ của bạn. Hiển nhiên nếu khách hàng không mở trang của bạn thì tất cả các nỗ lực để xây dựng một website đẹp đẽ, chất lượng, nội dung hữu ích với người dùng… đều trở nên vô nghĩa.

Google luôn chú trọng đến trải nghiệm người dùng. Khi website tải chậm sẽ dẫn đến tỉ lệ thoát trang cao, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng website trên bảng xếp hạng của Google. Vì vậy, kiểm tra tốc độ tải trang web nên là ưu tiên đầu tiên khi tối ưu website của bạn.

Vậy làm thế nào để kiểm tra tốc độ tải trang web của bạn? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ tải trang và làm thế nào để cải thiện? Bạn hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây của Vipcom nhé.

Kiểm tra tốc độ tải trang với Google PageSpeed Insights

PageSpeed ​​Insights là một công cụ do Google phát triển dùng dể đo hiệu suất thực tế của một website trên các thiết bị di động và máy tính để bàn, đồng thời nó cũng cung cấp các đề xuất giúp website đó được cải thiện tối ưu hơn.

Để bắt đầu sử dụng công cụ, hãy truy cập: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights

Bạn chỉ cần nhập địa chỉ website muốn kiểm tra vào khung trống như hình sau đây rồi click chọn “Analyze”:

Kiểm tra tốc độ tải trang với Google PageSpeed Insights

Thang điểm chấm sẽ là 100, gồm 3 mức xếp loại tương ứng với các mức điểm:

+ 90 - 100 điểm, màu xanh lá : website mang lại trải nghiệm người dùng tốt về tốc độ tải trang.

+ 50 - 89 điểm, màu cam : tốc độ tải trang khá, cần cải thiện.

+ Dưới 50 điểm, màu đỏ : page speed của trang kém, trải nghiệm người dùng tệ về tốc độ trang.

Kiểm tra tốc độ tải trang với Google PageSpeed Insights

Ngoài những đánh giá về số điểm cũng như các mức xếp loại, PageSpeed ​​Insights còn đưa ra những đề xuất cải thiện tốc độ tải trang của website đó ở phía dưới phần đánh giá.

PageSpeed ​​Insights còn đưa ra những đề xuất cải thiện tốc độ tải trang của website

Trong những tiêu chí đánh giá, đề xuất cải thiện của Google, sẽ có rất nhiều yếu tố. Dưới đây là 4 nhóm nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tốc độ tải trang của người dùng cùng giải pháp cải thiện:

1. Tốc độ truy cập internet / wifi của người dùng

Đây là một nguyên nhân phổ biến và đến từ người dùng nên bạn không thể làm gì để tác động được. Để xác định có phải nguyên nhân này hay không, bạn hãy thử truy cập nhiều website cùng lúc để có thể so sánh, đánh giá tốc độ load của các trang. Nếu tất cả các trang bạn truy cập đều bị chậm, hãy nghĩ ngay đến việc gọi nhà cung cấp dịch vụ internet của bạn nhé.

2. Chất lượng Hosting – Server lưu trữ website

Một dịch vụ hosting giá rẻ với cấu hình server thấp, server hoạt động không ổn định, hiển nhiên sẽ ảnh hưởng đến việc truy cập website của bạn. Chưa kể tính bảo mật kém, có thể dễ bị hacker và cài đặt các đoạn mã độc ăn cắp thông tin người dùng hay thực hiện các lệnh nhằm phá hỏng hệ thống…

Ngoài ra, khi chọn lựa dịch vụ lưu trữ website / hosting bạn cần lưu ý đối tượng khách hàng - người dùng mục tiêu mà bạn nhắm đến là trong hay ngoài nước. Bạn không nên chọn dịch vụ lưu trữ trên máy chủ đặt tại nước ngoài khi phần lớn khách truy cập web của bạn đang ở Việt Nam. Việc truy cập website của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng khi các sự cố cáp mạng viễn thông kết nối quốc tế xảy ra.

Để loại trừ nguyên nhân này, bạn hãy sử dụng hosting có chất lượng tốt, uy tín. Việc lựa chọn hosting tốt giống như bạn đang ở trong một ngôi nhà chất lượng, tiện nghi, vị trí đắc địa dễ dàng kết nối ra ngoài nhưng lại luôn được canh phòng, bảo vệ cẩn mật vậy.

3. Nội dung, hình ảnh, video, các bài viết trên trang

Sử dụng những hình ảnh có độ phân giải cao, kích thước file lớn là một trong những nguyên nhân chính làm website tải chậm. Với nguyên nhân này, bạn có thể khắc phục bằng các cách sau:

+ Sử dụng định dạng .JPG cho các file hình ảnh thông thường, .PNG cho hình ảnh có biểu tượng, ký hiệu và văn bản. Chỉ sử dụng GIF cho hình ảnh nhỏ hoặc đơn giản. Không hoặc hạn chế sử dụng file flash vì ảnh hưởng đến quá trình xử lý của trình duyệt web.

+ Hạn chế tối đa việc up các ảnh có kích thước lớn nếu không thật sự cần thiết. Thông thường, tại các phần cần up ảnh như banner, hình sản phẩm, hình album, hình đại diện bài tin tức… sẽ được quy định kích thước chuẩn để tối ưu nhất cho website. Bạn hãy Resize hình ảnh theo các kích thước này trước khi upload để file được tối ưu nhất nhé.

+ Trong trường hợp bạn cần phải up hình kích thước lớn, hãy nén các file ảnh bằng các phần mềm xử lý ảnh như photoshop hay các công cụ online.

+ Nhúng (embed) các video trên YouTube thay vì tải trực tiếp lên website

Khi lấy tin tức từ các nguồn khác như tin tức báo chí, các diễn đàn... bạn cần phải xóa định dạng, kiểm tra xóa các đoạn mã được web nguồn cài đặt trong bài.

4. Các vấn đề kỹ thuật thiết kế - code của website:

Sau khi đã chắc chắn cải thiện 3 vấn đề trên nhưng website vẫn không cải thiện được tốc độ tải trang, bạn hãy liên hệ công ty phát triển website của mình để được hỗ trợ nhé.

Tốc độ tải trang thực sự ảnh hưởng lớn đến xếp hạng SEO và giữ chân người dùng của một trang web, từ đó quyết định sự thành công hay thất bại của website đó. Việc hiểu thật rõ về nó là việc cần thiết khi bạn xây dựng một website. Với những gì bài viết mang lại, Vipcom hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng một website hiệu quả, góp phần đem lại thành công trong việc phát triển kinh doanh, thương hiệu của bạn.

-VIPCOM-

Từ khóa » Tốc độ Website Là Gì