3 Loại Mục Tiêu Trong Marketing Các Marketers Cần Phân Biệt

Mục tiêu marketing hướng tới việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng, thể hiện ở việc:

  • Tăng lượng tiêu thụ (consumption): tăng lượng tiêu thụ là việc khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nhiều sản phẩm hơn nữa. Có 2 cách chính để tăng lượng tiêu thụ: tăng lượng tiêu thụ mỗi lần dùng (dosage) và tăng tần suất sử dụng (frequency). Ví dụ, thiết kế chai dầu gội đầu dạng vòi van khiến người tiêu dùng buộc phải sử dụng một lượng dầu gội nhất định cho mỗi lần ấn, hay việc nhãn hàng kem đánh răng P/S đã thuyết phục người tiêu dùng chuyển từ đánh răng 1 lần/ngày sang 2 lần/ngày.
  • Tăng mức độ thâm nhập thị trường (penetration): Tăng mức độ thâm nhập thị trường là những chiến lược nhằm thu hút người tiêu dùng mới sử dụng sản phẩm, thường được thực hiện thông qua các chương trình trade marketing như tặng hàng dùng thử, giảm giá sâu,… kết hợp với truyền thông mạnh mẽ và liên tục.
  • Tăng giá trị sửa dụng (value): Tăng giá trị sử dụng là việc khuyến khích người tiêu dùng trả giá cao hơn cho các sản phẩm có thêm chức năng mới, hay được định vị cao cấp hơn.
  • Retention Rate: Tỉ lệ khách hàng mua hàng lặp lại

Mục tiêu marketing và mục tiêu kinh doanh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể, đạt được mục tiêu marketing sẽ giúp đạt được mục tiêu kinh doanh. Chẳng hạn, trong trường hợp thị trường đã bão hòa (không còn tiềm năng để tăng trưởng), thì để đạt mục tiêu kinh doanh (tăng thị phần), doanh nghiệp cần phải thực hiện hàng loạt chiến lược nhằm đạt được mục tiêu marketing là thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Hãy cùng khám phá nhãn hàng Dove đã làm như thế nào trong trường hợp này:

  • Bước 1: Định vị thương hiệu trong thị trường: Gắn liền thương hiệu Dove với sự chăm sóc và dưỡng ẩm (care & moisturisation), khiến cho việc chăm sóc và dưỡng ẩm trở nên quan trọng trong mắt người tiêu dùng.
  • Bước 2: Trở nên gần gũi, phổ biến hơn với người tiêu dùng bằng cách tung ra các mặt hàng, phiên bản sản phẩm khác nhau.
  • Bước 3: Gia tăng mức độ trung thành với thương hiệu bằng cách cung cấp giải pháp mới cho một vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng (vấn đề làm sạch da).

Khi được thực hiện đúng cách, marketing giúp tăng trưởng thương hiệu (Brand Growth) bằng cách gia tăng tăng trưởng thị phần thương hiệu (Brand Share) và tăng trưởng ngành hàng của thương hiệu (Brand Category). Cụ thể:

  • Tăng trưởng Brand Share thông qua việc tạo nên sự khác biệt của thương hiệu (Differentiation) và khiến người tiêu dùng yêu thích thương hiệu hơn (Preference) 
  • Tăng trưởng Brand Category thông qua việc thay đổi hành vi, gia tăng mức độ tiêu thụ của người tiêu dùng.

Brand Growth mang lại rất nhiều kết quả tích cực: Thêm lợi ích cho người tiêu dùng (more benefits), thêm mức độ tiêu thụ (more usage), thêm người dùng (more users) và thêm tài sản thương hiệu (more brand equity).

Từ khóa » Mục Tiêu Marketing Cụ Thể