3 Loại Rau Gia Vị Chữa Huyết ứ, đàm Trệ
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân gây chứng huyết ứ chủ yếu do chính khí yếu, chức năng nội tạng vận hóa kém, khi bị ngoại tà xâm nhiễm gây ứ trệ. Chế độ ăn uống không phù hợp cũng là tác nhân khiến huyết ứ nặng thêm.
Người bệnh COVID-19 bị huyết ứ tạng phế thường biểu hiện đau tức vùng ngực khó thở, có khi sốt, ho ra máu; dẫn đến cung cấp ôxy cho tạng phế kém, ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng người bệnh. Khi huyết ứ ở đâu thì bộ phận cơ thể ở đó sẽ thiếu sự nuôi dưỡng đầy đủ, tế bào ở đó bị tổn thương.
Phép trị căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và thể chứng mỗi người. Nếu phế nhiệt nên thanh nhiệt hóa ứ tăng đào thải chất ứ đọng. Nếu khí trệ nên hành khí thông huyết. Nếu huyết hư hàn thêm vị ôn bổ thông huyết ứ.
Các loại rau gia vị chữa huyết ứ đàm trệ Người bệnh có triệu chứng sốt, khó thở tức ngực miệng khô khát (do huyết nhiệt huyết ứ)
Phép trị là thanh nhiệt, tiêu viêm thông ứ. Dùng loại gia vị sau:
Rau dấp cá (Ngư tinh thảo)
Theo Đông y, dấp cá vị chua, tính hơi hàn. Công dụng: thanh nhiệt hóa ứ, tiêu thũng, hoá đờm, chỉ khái… Chữa trĩ táo bón, viêm nhiễm, nóng sốt, cảm cúm, ho viêm họng, nóng, lên ban sởi trẻ em…
Theo tài liệu gần đây, dấp cá có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra làm tăng sự dẻo dai của vi huyết quản, chống chảy máu, thông huyết.
Dấp cá chữa các chứng:
Chữa áp xe phổi, viêm ruột và một số chứng viêm huyết ứ khác: Lấy 50- 80g rau dấp cá tươi non rửa sạch, ăn sống hoặc ăn với các loại rau thơm khác. Hoặc xay ép nước cho 1 thìa mật ong uống, nấu nước uống.
Dấp cá nấu canh: Dấp cá 50g, hành tây 40g thái nhỏ, phổi lợn non 80g. Phổi lợn băm nhỏ xào hành, thêm gia vị nấu canh ăn.
Rau dấp cá ép nước pha mật ong là thức uống tốt cho người bệnh COVID-19 bị huyết ứ tạng phế.
Chữa ho sốt tức ngực, ho khan ho ra huyết, chảy máu cam: Rau dấp cá, rau má, đậu đen, cỏ mực, rễ tranh, mỗi vị 40-60g. Nấu nước uống cho đến khi hết sốt.
Chữa ho tức ngực sườn do huyết ứ, áp xe phổi: Rau dấp cá 80g, ý dĩ 80g, xuyên bối mẫu 40g. Nấu nước uống.
Kiêng kỵ: không dùng cho chứng phế hàn ho đờm loãng, giai đoạn hết sốt gặp lạnh ho tăng.
Người bệnh ho, khó thở, ngực bụng đầy đau, ho đàm nhiều (do khí trệ huyết ứ)
Phép trị hành khí thông huyết. Nên dùng:
Củ kiệu
Theo Đông y, củ kiệu vị cay đắng, tính ấm. Tác dụng thông dương, tán kết, hành khí, thông huyết. Ngoài ra còn giảm đau, bổ trung, an thai, lợi thủy, điều hoà tạng.
Theo sách Dược tính chỉ nam "Củ kiệu (giới bạch) khí ôn vị cay không độc. Tác dụng hòa trung tiêu, ích dương khí, hành huyết, thông khí trệ".
Cách dùng: Lấy 50- 80g củ kiệu tươi non giã ép lấy nước cốt, pha mật ong uống.
Người bị mới bị hoặc thể nhẹ biểu hiện ho tức ngực khó thở do đàm tắc trở, huyết ứ.
Dùng món cháo: Củ kiệu tươi 50g, gạo mới 80g, hành hoa 30g, tía tô 20g, gừng tươi 10g. Củ kiệu, hành, tía tô, gừng thái lát mỏng. Nấu cháo với củ kiệu, khi chín thêm gia vị, hành gừng tía tô. Ăn nóng.
Người bị sau khi bệnh lui vẫn còn ho đàm nhiều tức ngực sườn.
Dùng món: Củ kiệu 50g, thịt ức gà 50g, thêm gia vị xào ăn hoặc nấu cháo ăn đều tốt.
Có thể giã củ kiệu vắt nước trộn mật ong uống. Hoặc xào kiệu với tôm đồng ăn cũng tốt.
Kiêng kỵ: Không dùng cho chứng âm hư phế nhiệt ho khan. Hoặc giai đoạn đang sốt cao miệng khô khát.
Củ kiệu xào ức gà ăn tốt cho người bị sau khi bệnh lui vẫn còn ho đàm nhiều tức ngực sườn.
Người bệnh có triệu chứng ho tức ngực, đờm nhiều, gặp lạnh tăng (do huyết hàn huyết ứ)
Phép trị là ôn hàn thông huyết ứ. Nên dùng:
Rau hẹ
Theo sách Dược tính chỉ nam "Hẹ (rau hẹ) khí ôn vị chua tính sáp không độc. Chữa chứng khí lạnh, làm cho Tâm ấm lại; trừ được khí nóng trong vị phủ, giúp Phế khí đầy đủ; tan được chứng huyết ứ, trục được chứng đờm nhiều, chứng ho ra máu, các chứng bệnh về máu, bệnh nấc ợ, bệnh thổ ói".
Tài liệu gần đây cho biết, rau hẹ giàu chất dinh dưỡng: Đường, đạm, mỡ, caroten, vitamin B, C, chất xơ. Ngoài ra còn có canxi, photpho, sắt, đặc biệt chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, tiêu viêm.
Hẹ còn là vị thuốc thông hành khí huyết chữa các chứng đau tức ngực, tâm thống, vị thống, đau mỏi tay chân và các chứng đau liên quan đến huyết hàn huyết ứ toàn thân. Hẹ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Cách dùng: Rau hẹ non xào ăn, hoặc nấu canh hoặc ăn sống với nhiều loại rau khác, hẹ đúc trứng… đều ngon.
Người bệnh COVID-19 sau khi bệnh lui vẫn còn ho tức ngực, mệt mỏi: Rau hẹ 80g, thịt lợn băm 60g, nấu canh ăn. Hoặc rau hẹ xào giá đậu, ức gà xào ăn.
Trẻ em bị COVID-19 thể nhẹ, hoặc sau khi bệnh lui còn ho đờm loãng nhiều, khó thở: Lá hẹ 100g, gừng tươi10g, thêm ít đường, hấp chín ép nước uống. Hoặc ăn cái lẫn nước. Dùng nhiều ngày.
Người bệnh có kèm đái tháo đường, huyết áp cao, ho tức ngực đờm nhiều: Rau hẹ, đậu phụ nấu canh ăn nhiều ngày.
Kiêng kỵ: Hẹ có tính ôn nên không dùng nhiều cho người âm hư nội nhiệt. Người mắc chứng ôn tà giai đoạn đang bị sốt cao không dùng.
Rau hẹ nấu canh với thịt nạc băm rất tốt cho người bệnh sau khi bệnh lui vẫn còn ho tức ngực, mệt mỏi.
Lưu ý: .
Người bệnh thể huyết nhiệt huyết ứ, nên trọng dụng vị thanh nhiệt thông ứ. Tránh vị nóng cay tân tán. Khi phế nhiệt giải trừ thì viêm sưng huyết ứ cũng giảm.
Người bệnh thể khí trệ huyết ứ, trọng dụng vị hành khí thông huyết. Tránh vị nê trệ khó tiêu. Nếu khí hành thì huyết ứ sẽ thông.
Người bệnh thể huyết hàn huyết ứ, trọng dụng vị ôn thông huyết, tránh vị mát. Huyết hàn được ôn, từ đó huyết ứ được thông./.
Theo SK&ĐS
Từ khóa » Trệ Nê
-
Xử Lý Nê Trệ Sau Tết - Tuổi Trẻ Online
-
Xử Lý Nê Trệ Sau Tết - Tuổi Trẻ Online
-
Cần Có “vaccine” Chống Bệnh Trì Trệ, Né Tránh Trách Nhiệm | Xã Hội
-
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
-
Phù - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Da ứ Trệ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Thuốc Y Học Cổ Truyền Trong điều Trị Bệnh Phụ Khoa
-
3 Loại Rau Gia Vị Chữa Huyết ứ đàm Trệ
-
Cần Thêm Vắc Xin Chống Trì Trệ, Né Trách Nhiệm - Báo Thanh Niên
-
Bệnh Học Ngoại Cảm Lục Dâm: Hàn Trệ Can Mạch
-
Bệnh Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu ...
-
Bứt Phá đầu Năm Với 11 Cách Loại Bỏ Sự Lười Biếng Trì Trệ - 9Pay
-
Đại Biểu Quốc Hội Chỉ Ra Bệnh Sợ Trách Nhiệm, Trì Trệ Của Cán Bộ
-
Thuốc Bổ Khí, Bổ Dương (P1) | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương