3 Loại Trái Cây Tuy Rất Ngọt Nhưng Lại Có Hàm Lượng đường Thấp, Bạn ...
Có thể bạn quan tâm
Có rất nhiều loại trái cây khác nhau vào mùa hè cho bạn lựa chọn, tuy nhiên, với những người đang trong quá trình giảm cân, họ sẽ luôn tìm kiếm các loại trái cây không ngọt hoặc càng ít ngọt càng tốt để kiểm soát được lượng calo nạp vào cơ thể.
Thực tế, có một số loại trái cây tuy không ngọt nhưng chứa hàm lượng đường cao không tưởng. Chẳng hạn như quả táo gai tươi, hầu hết mọi người cảm nhận nó chỉ có vị chua, không ngọt lắm nhưng nó chứa tới 22% đường. Sở dĩ nó có vị chua không phải vì nó không ngọt mà vì nó chứa nhiều axit hữu cơ, chẳng hạn như axit tartaric và axit xitric, do đó, vị chua lấn át và làm giảm cảm giác ngọt khi bạn ăn vào.
Ngược lại, có những loại trái cây tuy ngọt nhưng thực chất lại chứa ít đường nên người giảm cân không phải lo tăng cân khi ăn chúng.
1. Dâu tây
Dâu tây ăn có vị chua ngọt vô cùng hấp dẫn nên hầu hết những người giảm cân sẽ không ăn nó bởi nghĩ nó chứa hàm lượng đường lớn. Thực tế, hàm lượng đường trong dâu tây không cao, thậm chí còn thấp hơn cả dưa lưới và dưa hấu, chỉ khoảng 5%. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm mà ăn dâu tây trong quá trình giảm cân.
2. Dưa lưới
Dưa lưới có vị ngọt đậm, thơm ngon nhưng điều mà mọi người không ngờ đến là trong 100g dưa lưới chỉ chứa 26 calo và 6,2g carbohydrate, tương đương với dưa hấu. Nó chứa nhiều nước, chiếm tới 92%, trong khi đó, độ ngọt tổng thể của dưa lưới chưa đạt tới 10%.
Có một số người ăn dưa lưới thấy có vị hơi đắng, điều này là do bạn đã ăn phải hạt dưa, chỉ cần bỏ đi là được. Ăn dưa lưới thường xuyên có thể giúp cải thiện tình trạng khô lưỡi, nóng trong, táo bón và chán ăn… Do đó, dưa lưới rất thích hợp để sử dụng như một loại thực phẩm giải nhiệt mùa hè.
3. Dưa hấu
Hàm lượng đường trong dưa hấu cũng giống như dưa lưới chưa tới 10%, nếu so sánh với các loại dưa khác thì vitamin A và kali trong dưa hấu có hàm lượng cao hơn hẳn, đây cũng là một ưu điểm vượt trội của loại trái cây "trong đỏ ngoài xanh" này. Ăn dưa hấu vào mùa hè có tác dụng thanh nhiệt, giảm nhiệt, thúc đẩy cơ thể tích nước và làm dịu cơn khát, bảo vệ thị lực, ổn định huyết áp.
Tuy nhiên, đừng nên ăn nhiều dưa hấu mỗi ngày, bởi việc ăn nhiều nó có thể gây ra chứng đầy hơi. Đặc biệt đối với người mắc bệnh tiểu đường, dưa hấu có chỉ số đường huyết là 70 - chỉ số đường huyết tương đối cao, nên áp dụng nguyên tắc chỉ ăn với lượng nhỏ trong mỗi lần, ăn làm nhiều lần, tốt nhất là không ăn quá 100g mỗi ngày.
Nguồn tham khảo: QQ, Eat This, Kknews, The Healthy
Từ khóa » Chỉ Số Gi Của Dưa Hấu
-
Ăn Dưa Hấu Như Thế Nào để Không Tăng đường Huyết
-
Người Bị Tiểu đường Có ăn được Dưa Hấu Không? - Vinmec
-
Dưa Hấu: Tại Sao Chỉ Số đường Huyết (GI) Cao Nhưng Người Tiểu ...
-
Người Bệnh Tiểu đường Có Nên ăn Dưa Hấu? - VnExpress Sức Khỏe
-
Tư Vấn Cho Bệnh Nhân Tiểu đường ăn Dưa Hấu được Không?
-
Chỉ Số đường Huyết Của Dưa Hấu
-
【GIẢI ĐÁP】Người Bị Tiểu đường Có Nên ăn Dưa Hấu Không?
-
Giải đáp: Bệnh Tiểu đường ăn Dưa Hấu được Không? - Hello Bacsi
-
Người Bệnh đái Tháo đường Có ăn được Dưa Hấu Không? - Sức Khỏe
-
Người Bệnh Tiểu đường Có Nên ăn Dưa Hấu?
-
Những Loại Trái Cây Người Bệnh Tiểu đường Có Thể ăn Mỗi Ngày
-
Bệnh Nhân Bị Tiểu đường Có ăn Dưa Hấu được Không? - H&H Nutrition
-
4 Lưu ý Khi Bệnh Nhân Tiểu đường ăn Dưa Hấu - Báo Lao Động