3 Lỗi Thường Gặp Khi Dùng Máy Tạo Oxy. Lưu ý Sử Dụng Máy Tạo Oxy
Có thể bạn quan tâm
Máy tạo oxy là một trong những thiết bị cần thiết giúp cung cấp oxy cho những người mắc các bệnh liên quan đến hô hấp. Trong bài viết sau, Điện máy XANH sẽ giới thiệu 3 lỗi khi sử dụng máy tạo oxy và một số lưu ý cần thiết để sử dụng máy hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!
1Những lỗi người dùng hay mắc phải khi sử dụng máy tạo oxy
Sử dụng không đúng liều lượng
Thông thường, người nhà tự động điều chỉnh liều lượng oxy phù hợp với thể trạng bệnh nhân mà chưa thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Điều này khá nguy hiểm bởi nếu tăng nhiều, bệnh nhân sẽ bị ức chế hô hấp và ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, nếu không cung cấp đủ lượng oxy cần thiết, người bệnh có thể bị khó thở và mệt mỏi.
Bệnh nhân sẽ bị ức chế hô hấp khi sử dụng oxy quá nhiều trong một khoảng thời gian nhất định
Không theo sự theo dõi và chỉ bảo của bác sĩ chuyên khoa
Sử dụng máy tạo oxy tại nhà theo sự hướng dẫn của người thân hoặc bạn bè là điều không nên bởi vì mỗi bệnh nhân sẽ có mỗi thể trạng khác nhau. Do đó, bạn cần có sự hỗ trợ và theo dõi điều trị của các bác sĩ trong quá trình sử dụng, lập tức đưa đến trạm y tế gần nhất nếu bệnh nhân có những biểu hiện khác thường.
Nên sử dụng máy tạo oxy theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Không biết cách sử dụng dụng cụ thở oxy
Máy tạo oxy là thiết bị được sử dụng trong y tế và không quá phổ biến tại các gia đình. Nếu chưa được hướng dẫn cẩn thận, người dùng có thể sử dụng sai như không vệ sinh kỹ lưỡng bình làm ẩm và dụng cụ thở oxy, không biết khi nào bình chứa oxy sẽ hết hoặc bảo quản sai cách dẫn đến hư hỏng và cháy nổ.
Vệ sinh và bảo quản máy tạo oxy đúng cách
2Những lưu ý để sử dụng máy tạo oxy đúng cách, hiệu quả
Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa
Nếu sử dụng máy tạo oxy cho bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, bạn cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu cung cấp oxy quá nhiều, bệnh nhân có thể bị ức chế hô hấp do phải nhận vào một lượng lớn oxy trong một khoảng thời gian nhất định. Ngược lại, đối với người bệnh phổi nặng, họ sẽ khó thở và mệt mỏi nếu lượng oxy từ máy phát ra không đủ.
Lựa chọn dung tích máy theo tình trạng của bệnh nhân
Khi chọn mua máy tạo oxy cho người bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách chọn dung tích và thời gian sử dụng máy cho bệnh nhân phù hợp. Việc mua nhầm máy có dung tích nhỏ cho người bệnh nặng, máy sẽ không cung cấp đủ oxy và có thể khiến bệnh tình trở nặng. Nếu mua máy có dung tích lớn cho người chỉ bị bệnh nhẹ, bạn có thể gây lãng phí tiền bạc hoặc dẫn đến ức chế hô hấp cho bệnh nhân.
Chỉnh mức áp suất phù hợp với mức độ của người bệnh
Tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người mà bạn sẽ điều chỉnh áp suất oxy khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa hô hấp để hiểu rõ hơn khi nào cần điều chỉnh tăng, giảm và giữ nguyên áp suất. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:
- Trường hợp bệnh nhân ở mức 1:
- Chọn mức lưu lượng oxy từ 2 – 2,5 lít/phút nếu dùng máy tạo oxy 3 lít.
- Chọn mức lưu lượng oxy 2 lít/phút nếu dùng máy tạo oxy 5 lít.
- Trường hợp bệnh nhân ở mức 2:
- Chọn mức lưu lượng oxy từ 3 – 3,5 lít/phút nếu dùng máy tạo oxy 3 lít.
- Chọn mức lưu lượng oxy 3 lít/phút nếu dùng máy tạo oxy 5 lít.
- Trường hợp bệnh nhân ở mức 3:
- Chọn mức lưu lượng oxy 3 lít/phút nếu dùng máy tạo oxy 3 lít.
- Chọn mức lưu lượng oxy từ 4 – 4,5 lít/phút nếu dùng máy tạo oxy 5 lít.
Kiểm tra chất lượng máy
Khi chọn mua máy tạo oxy, bên cạnh việc kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, bạn nên yêu cầu nhân viên khởi động để xem máy có khả năng cung cấp oxy liên tục hay không. Tiếp đến bạn kiểm tra độ ồn và ngưỡng oxy đầu ra của máy. Tốt nhất, bạn nên chọn sản phẩm có nồng độ oxy với độ tinh khiết đạt 90 - 96% đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ y tế.
Máy tạo oxy tại nhà HAKAWA HK-ZY-1Z 7 lít có khả năng tạo ra nồng độ oxy tinh khiết đạt chuẩn y tế
Thường xuyên thăm khám để đánh giá kết quả điều trị
Trong quá trình sử dụng máy tạo oxy, bạn cần chủ động liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa hô hấp để theo dõi và hỗ trợ người bệnh kịp thời. Bạn nên đưa bệnh nhân kiểm tra sức khỏe mỗi 6 tháng/lần tại các bệnh viện lớn hoặc thường xuyên đến các trạm y tế gần nhất để được chẩn đoán lại tình hình và có liệu trình điều trị thích hợp.
Nguồn tham khảo:1. FDA Hoa Kỳ: https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/pulse-oximeters-and-oxygen-concentrators-what-know-about-home-oxygen-therapy
Xem thêm:
- Máy đo nồng độ oxi trong máu là gì? Công dụng và các lưu ý khi dùng
- 2 cách đo nồng độ Oxy trong máu tại nhà chính xác, đơn giản và nhanh chóng
- 5 ứng dụng giúp đo nồng độ oxy trong máu trên điện thoại, bạn nên tham khảo
Trên đây là bài viết về các lỗi thường gặp và những lưu ý khi sử dụng máy tạo oxy cho người bệnh. Nếu có thắc mắc về cách sử dụng sản phẩm này, bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!
Từ khóa » Cách Kiểm Tra Nồng độ Oxy Của Máy Tạo Oxy
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Và Kiểm Tra Chất Lượng Oxy Máy Tạo Oxy ...
-
HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG MÁY ĐO NỒNG ĐỘ OXY TRONG ...
-
Máy đo độ Tính Khiết Của Máy Tạo Oxy
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng, Cách Đo Nồng Độ Oxy Trong Máu
-
Cách Sử Dụng Máy Thở Oxy Và Những Lưu ý Quan Trọng Khác
-
Máy đo Nồng độ Oxy Trong Máu SpO2 Và Máy Tạo Oxy
-
Máy Tạo Oxy Tại Nhà Sử Dụng Sao Cho An Toàn Và đúng Cách
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Máy Tạo Oxy Tại Nhà
-
Máy Đo Oxy Xung Và Máy Tập Trung Oxy: Những Điều Cần Biết Về ...
-
Cách Sử Dụng Máy Tạo Oxy Tại Nhà 2021
-
Kiểm định Chất Lượng Máy Tạo Oxi | Điều Cần Biết - Vinacontrol CE
-
Lưu ý Sử Dụng Máy Tạo Oxy Trong Phòng Ngủ
-
Giải đáp Thắc Mắc Khi Sử Dụng Máy Tạo Oxy Tại Nhà
-
Những Vấn đề Thường Gặp Với Máy Tạo Oxy Tại Nhà