3 Mẫu Sơ đồ Kho Hàng Chuyên Nghiệp Nhất Hiện Nay - EURORACK

Thiết kế sơ đồ kho hàng tối ưu là điều kiện tiên quyết giúp công tác vận hành, quản lý kho lưu trữ hiệu quả, nhanh chóng. Bởi lẽ bất kỳ hoạt động nào diễn ra trong nhà kho đều phụ thuộc vào cách bố trí trong kho hàng. Vậy như thế nào là kho hàng tối ưu hay thiết kế sơ đồ kho ra sao để đạt hiệu suất cao nhất? Bài viết dưới đây của Eurorack sẽ giúp bạn tìm ra lời giải.

mau-layout-kho-hang Thiết kế layout kho hàng hoá chuyên nghiệp

MỤC LỤC NỘI DUNG

  • Giới thiệu sơ đồ kho hàng là gì?
  • Các khu vực chính trong sơ đồ mặt bằng kho
  • Quy trình vẽ sơ đồ kho hàng
  • 3 mẫu thiết kế sơ đồ kho tối ưu nhất

Giới thiệu sơ đồ kho hàng là gì?

Sơ đồ kho hàng là bản vẽ thể hiện sự phân chia các khu vực trong nhà kho lưu trữ. Bên cạnh các khu vực của kho, sơ đồ mặt bằng nhà kho còn thể hiện vị trí cửa ra vào, cửa sổ… đây là cơ sở quan trọng định hình cách bố trí các giá kệ, thiết bị và lối đi trong kho sao cho hợp lý.

Các khu vực chính trong sơ đồ mặt bằng kho

Thông thường, một sơ đồ kho hàng hoàn chỉnh sẽ được chia ra làm 3 khu vực chính sau:

Khu vực hoạt động: nơi diễn ra các hoạt động chính của kho như nhận hàng, lấy hàng đóng gói...khu vực thường được bố trí gần cửa ra vào.

Khu vực kho (hay còn được gọi là khu vực lưu trữ): là khu vực có các giá kệ để hàng dùng để lưu trữ hàng hoá. Yêu cầu thiết kế khu vực này phải vừa tận dụng không gian có sẵn vừa tạo điều kiện thuận tiện cho việc sắp xếp hàng hoá.

Khoảng trống: Các khoảng trống là yếu tố vô cùng quan trọng trong các kho hàng hiện đại. Yêu cầu khoảng trống phải đủ rộng để các thiết bị như xe nâng, xe đẩy hay nhân viên dễ dàng tiếp cận, thực hiện truy xuất đến kiện hàng.

thiet-ke-kho-hang-chuyen-nghiep Các khu vực chính trong sơ đồ kho hàng

Ngoài ra, trong một số trường hợp để đạt hiệu suất cao nhất, mặt bằng kho hàng có thể được phân chia cụ thể thành 5 tương ứng với 5 nhiệm vụ cụ thể dưới đây:

A. Khu vực xếp dỡ (Loading & Uploading)

B. Khu vực tiếp nhận (Reception)

C. Khu vực kho (Storage)

D. Khu vực đóng gói (Picking)

E. Khu vực gửi hàng (Shipping)

Tuy nhiên, dù mặt bằng nhà kho được phân chia như thế nào đi nữa thì bố cục chung cũng phải đáp ứng tất cả tối thiểu 5 yêu cầu sau:

  • Thứ nhất: Tận dụng tối đa diện tích có sẵn.
  • Thứ hai: Đơn giản hoá việc xử lý hàng hóa đến mức tối thiểu.
  • Thứ ba: Cung cấp quyền truy cập dễ dàng vào sản phẩm được lưu trữ.
  • Thứ tư: Khả năng phát sinh tỷ lệ quay vòng cao nhất có thể.
  • Thứ năm: Kiểm soát số lượng hàng lưu kho.

Quy trình vẽ sơ đồ kho hàng

Dưới đây là các bước vẽ sơ đồ kho hàng hoá đơn giản, hiệu quả.

Bước 1: Chuẩn bị sơ đồ mặt bằng kho

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta lơ là trong thiết lập sơ đồ kho? Phải chăng bạn sẽ đối diện ngay với rắc rối và phải mất rất nhiều thời gian tìm kiếm, tiếp cận, đóng gói hàng sau này.

Nếu bạn là người đi thuê mặt bằng kho, hãy chủ động yêu cầu chủ nhà kho cung cấp bản vẽ mặt bằng. Trong trường hợp không có layout cụ thể, bạn nên đến kho trực tiếp đo đạc và lên bản với kích thước chi tiết.

cach-bo-tri-so-do-kho-hang Cách bố trí sơ đồ kho hàng thông minh, tiết kiệm diện tích sàn

Bước 2: Lựa chọn phương pháp lập sơ đồ kho

Có rất nhiều phương pháp lập sơ đồ kho. việc bạn lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào chiến lược lưu trữ cũng như ngân sách của doanh nghiệp.

Có 3 cách vẽ sơ đồ mặt bằng kho phổ biến nhất hiện nay:

Vẽ sơ đồ kho trong Excel: Excel là công cụ miễn phí để lập sơ đồ kho hàng, cho phép người dùng có thể bố trí các khu vực bên trong nhà kho kho theo ý định cá nhân.

Thuê kiến trúc sư: trường hợp quy mô kho bãi lớn, yêu cầu lưu trữ nhiều loại hàng hoá, việc thuê đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp để thiết kế sơ đồ kho được xem là một quyết định thông minh hơn bao giờ hết.

Sử dụng công cụ Online: với khả năng tích hợp đa dạng các công cụ thiết kế, hệ thống công cụ Online giúp bạn vẽ sơ đồ kho chuyên nghiệp. Một số công cụ còn gợi ý sẵn các khu vực cơ bản và vị trí phù hợp để bạn thiết kế dễ dàng.

Bước 3: Bố trí các khu vực kho

Trước kho hoàn thiện quy trình lập sơ đồ kho. Hơn ai hết chủ đầu tư hay người vận hành kho cần phân bổ chính xác các khu vực chính cần có của kho hàng sau đó sắp xếp thành các không gian nhỏ hơn để tiện cho hoạt động xuất nhập hàng.

>>> Xem thêm: Nguyên tắc vàng trong thiết kế nhà kho chuyên nghiệp

3 mẫu thiết kế sơ đồ kho tối ưu nhất

1. Thiết kế Layout kho hàng chữ U

Bố cục layout kho hàng hoá hình chữ U là một lựa chọn tuyệt vời cho mọi không gian kho hàng lớn nhỏ.

so-do-kho-chu-u Thiết kế sơ đồ kho hàng hình chữ U

Thiết kế đơn giản: khu vực đóng gói, vận chuyển cạnh nhau, đối nhiện là khu xếp dỡ. Sau đó, đặt khu vực tiếp nhận, phía sau khu vực tiếp nhận là khu vực lưu trữ.

Trong đó quầy tiếp nhận là nơi sản phẩm được phân tách trước khi đưa vào kho lưu trữ.

2. Thiết kế Layout kho hàng hình chữ I

Thiết kế mặt bằng kho hình chữ I được đánh giá cao khi áp dụng trong kho hàng quy mô diện tích rộng, ưu tiên chiều dài. Nó được thiết lập với khu vực khu vực xếp dỡ ở một đầu và bốc dỡ ở đầu còn lại.

so-do-kho-chu-i Thiết kế sơ đồ kho hàng hình chữ I

Phía sau quầy xếp dỡ là nơi tiếp nhận, tiếp đến là khu vực lưu kho, đóng gói và cuối cùng là vận chuyển.

Nếu cắt giảm đáng kể số lượng lối đi dành cho xe nâng, phương án thiết kế này cực kỳ hiệu quả đối với không gian lưu trữ số lượng lớn hàng hoá trên hệ thống kệ để hàng nhà kho hoạt động theo nguyên tắc FIFO.

3. Thiết kế Layout kho hàng hình chữ L

Theo như layout kho dạng chữ L, các khu vực bốc dỡ và tiếp nhận được bố trí ở một cạnh bên nhà kho, khu vực vận chuyển và lấy hàng sẽ nằm ở phía bên cạnh còn lại.

Phần diện tích rộng nhất ở trung gian là nơi chứa đầy sản phẩm.

so-do-kho-chu-l Thiết kế sơ đồ kho hàng hình chữ L

Sơ đồ kho hàng như thế nào mới tối ưu, tiết kiệm đáng kể diện tích? Hy vọng qua những chia sẻ trên đây bạn đọc đã có thể tìm được cho mình câu trả lời hoàn chỉnh. Đừng quên theo dõi thêm phần tin tức của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

>>> Tham khảo thêm: 10 nguyên tắc xếp hàng trong kho khôn ngoan nhất

Từ khóa » Sơ đồ Sắp Xếp Kho Hàng