3 Mẹo Dân Gian Giúp Trẻ Mọc Răng Không Sốt - Nha Khoa Parkway

Trẻ sốt mọc răng rất dễ gây biến chứng khiến bố mẹ không khỏi lo lắng khi chăm con. Bài viết dưới đây đây sẽ giải quyết phần nào nỗi lo đó với những mẹo giúp con không bị sốt khi mọc răng. Bố mẹ hãy cùng tham khảo nhé.

Mẹo mọc răng không sốt dựa theo dân gian

Để tránh việc bị sốt mọc răng khiến trẻ hay quấy khóc, lười ăn, mệt mỏi và mất ngủ,…các bà các mẹ đã truyền nhau những mẹo nhỏ giúp con tránh được việc bị sốt khi mọc răng.

Mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ:

Hẹ giúp kháng viêm, tiêu diệt khuẩn, hạn chế viêm lợi và đau nhức răng
  • Lá hẹ tươi, rửa sạch, cắt nhỏ và giã lấy nước. Mẹ rửa tay quấn gạc, chấm vào nước lá hẹ rồi rơ đều lên phần lợi của trẻ.
  • Để đảm bảo vệ sinh hơn, mẹ có thể đổ nước nóng vào lá hẹ, sau khi lá chín thì đem giã nát và lọc lấy nước.

Lá hẹ có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt khuẩn, hạn chế viêm lợi và đau nhức răng ở trẻ.

Mẹo mọc răng không sốt bằng đậu xanh

Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, ngăn ngừa sốt

Khi nhận thấy trẻ có biểu hiện chảy nước miếng, sưng lợi thì mẹ có thể chọn đậu xanh để giúp ngăn chặn những triệu chứng trên dẫn đến sốt mọc răng.

Lấy đỗ xanh ngâm trong nước ấm 30 phút sau đó nấu nhừ. Mẹ có thể đem đậu ra giã cho nát hoặc xay mịn trước khi rơ lợi cho trẻ để trẻ không bị hóc nuốt. Rồi mẹ rửa sạch tay, quấn gạc quanh tay và quết đậu xanh vào lợi bé.

Đậu xanh là loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng và an toàn. Nước giá đỗ, với cách làm như lá hẹ, cũng giúp trẻ ngăn ngừa sốt mọc răng hiệu quả.

Mẹo mọc răng không sốt bằng nước rau ngót.

Rau ngót có tính mát, kháng khuẩn và tiêu viêm

Mẹ rửa tay sạch, đeo gạc, nhúng vào nước rau ngót tươi xay nhuyễn. Sau đó rơ đều lên lợi cho bé nhiều lần trẻ đỡ bị sưng đau khi mọc răng.

Rau ngót có tính mát, vị ngọt giúp cơ thể giải độc lại còn giúp kháng khuẩn, tiêu viêm gọn để con cảm thấy thoải mái.

Lưu ý là những mẹo này nên làm sau khi trẻ được 3 – 4 tháng. Thời điểm rơ lưỡi cho trẻ là sau khi trẻ vừa bú được 30 phút, động tác phải nhẹ nhàng, nhanh gọn. Ngoài ra, còn có các cách như cho trẻ gặm chân gà luộc hoặc ăn na,…Tuy nhiên những cách này không có cơ sở khoa học nào nên mẹ nên tìm hiểu thật  kỹ trước khi áp dụng.

Nếu trẻ vẫn bị sốt mọc răng thì sao?

Cậu bé bị sốt được dán miếng hạ sốt
Bố mẹ nên chườm khăn ấm hoặc lau người bằng nước ấm cho trẻ thay vì dùng miếng dán hạ sốt ngoài hiệu thuốc

Những cách nói trên chỉ là các phương thức dân gian được lưu truyền, có thể phù hợp hoặc không phù hợp tùy vào cơ địa từng trẻ.

Dù mẹ đã thử các mẹo trên mà trẻ vẫn có các dấu hiệu sốt mọc răng như nổi ban quanh cằm và miệng, hay cắn, gặm các đồ vật, hay khóc và trán hâm hấp nóng thì mẹ nên dừng ngay lại, chuyển sang chế độ chăm sóc đặc biệt cho bé:

  • Luôn giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ.
  • Chườm khăn ấm hoặc lau người bằng nước ấm cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn bánh ăn dặm hoặc dùng nướu gặm chuyên dụng.
  • Cho trẻ ăn các đồ mềm, dễ nuốt và đảm bảo dinh dưỡng
  • Không để trẻ tiếp xúc với các đồ chơi vuông thành sắc cạnh, dễ gây tổn thương.

Tuy nhiên, đây chỉ là những cách có thể làm được trong trường hợp trẻ bị sốt nhẹ. Nếu trẻ bị sốt nặng hơn thì bố mẹ không nên tùy tiện cho trẻ uống thuốc mà chưa nghe tư vấn của bác sĩ chuyên môn.

Trên đây là những mẹo dân gian được đánh giá là giúp trẻ mọc răng không lo bị sốt. Bố mẹ khi áp dụng cần đọc kỹ cách làm để không gây ra tác dụng phụ đối với trẻ. Không phải trẻ nào cũng hợp với các mẹo mọc răng không sốt nên bố mẹ cần lưu ý các trường hợp sốt mọc răng cụ thể để có hướng xử lý kịp thời.

Từ khóa » Cách Làm Mọc Răng Không Sốt