3 Môn Học 'Thừa Thãi' Ở Đại Học - YBOX

Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây
Thảo Phương

~100.000 followers

Theo dõi Nhắn tin
Thông tin
  • Đang cập nhật...
  • Đang cập nhật...
  • Đang cập nhật... ~ 100.000 người
Sở thích

Chưa có thông tin

Cần tim bạn

Chưa có thông tin

  • Đang cập nhật...
Thảo Phương@Gia Vị

public7 năm trước

1

3 Môn Học 'Thừa Thãi' Ở Đại Học

Triết học

Đã là sinh viên, môn học này luôn là nỗi ám ảnh ở giảng đường đại học. Vì sao lại như thế? Bởi nó là ngành học thiên về lý thuyết, lý luận. Nó trừu tượng và khó hiểu. Chưa kể đến, mỗi lần kỳ thi đến, với cuốn giáo trình dày, cuộc sống sinh viên thì bạn biết rồi đấy, để nhớ và để hiểu và để học rồi đi thi, điều đó thật sự chẳng dễ dàng chút nào.

Như nhiều người nói thì triết học là nền tảng để đi sâu, giải quyết bất cứ các vấn đề xã hội, khoa học nào.  Nói như thế thì vai trò của nó quả thực hết sức quan trọng. Nhưng vì sao nó lại tạo ra một cảm giác hết sức thừa thãi ở các bạn sinh viên?

Cách dạy Triết ở các trường Đại Học Việt Nam hiện tại đang dần làm sinh viên chán môn triết.

Trước hết, phải thấy trên thế giới có rất nhiều các quan điểm, học thuyết khác nhau, bản thân học thuyết Marxist cũng đã có những thay đổi. Nhưng ở Việt Nam lại chỉ học một thứ lý thuyết cổ từ rất lâu rồi. Chính vì thế nó dẫn đến nguyên nhân thứ hai, về phương pháp, ta buộc phải đặt ra câu hỏi liệu cách dạy và những kiến thức được đề cập đến đã thực sự bổ trợ tối ưu cho các môn chuyên ngành của sinh viên?

Logic học

Đây cũng là một trong những môn học được nhắc đến nhiều nhất khi được hỏi các bạn sinh viên. Không chỉ với sinh viên học xã hội mà còn cả những sinh viên học khối tự nhiên, kỹ thuật, bởi môn học này một phần xuất hiện nhiều dấu, ký tự, phép toán, phần khác lại có nhiều kiến thức phong phú, sống động, mang nhiều nội dung “xã hội”.

Logic học chưa bao giờ là môn học buồn chán và vô nghĩa đến thế, khi đem so sánh với các chương trình dạy tư duy logic trên thế giới.

Những môn học đi vào giải quyết những vấn đề về tư duy như thế này, thực chất rất cần, dù là đối với sinh viên hay với học sinh. Song trên thực tế, tác dụng của nó lại hoàn toàn ngược lại. Vì sao? Câu trả lời không phải vì nó không có ích mà có lẽ là từ hướng tiếp cận của chúng ta.

Toán cao cấp

Cũng từng là một học sinh, tôi đã từng thắc mắc tại sao sau khi học hết lớp 3, mình lại phải tiếp tục học những định lý toán học, những công thức lằng nhằng, rối rắm đến như thế. Hôm trước, tôi tình cờ đọc được một lời tâm sự như thế này:

Toán học không giúp ích gì nhiều cho cuộc sống, đừng nghĩ toán là cái gì đó đặc biệt, có khi môn sinh học và văn học còn gần gũi với cuộc sống con người hơnCàng lên cao, toán càng ít ứng dụng. Lúc đó nó chỉ phục vụ cho sự phát triển nội tại bản thân nó thôi

Toán Cao Cấp vẫn luôn là một trong những môn học đại cương, bắt buộc ở trường Đại Học. Dù ứng dụng không nhiều, và một lần nữa, cách tiếp cận của người dạy với người học hầu hêt chưa phù hợp.

Thực thế, những năm tháng ôn thi vào 10 rồi đến kỳ thi đại học,thậm chí khi lên đại học, dù không muốn đi chuyên sâu vào môn học này, học sinh vẫn phải đối mặt với những bài toán đòi hỏi quá nhiều kỹ năng phức tạp. Có thể sẽ có những người phản biện học kinh tế thì tất nhiên phải học toán rồi, học toán để đầu óc tính toán nhanh nhẹn hơn. Nhưng tại sao, hầu hết khi ra trường, xin việc, đi làm nhìn lại, sinh viên của các trường kinh tế, ngân hàng,… thường sẽ thở dài rằng vẫn chưa hiểu tác dụng của toán cao cấp là gì.

Tổng Kết

Nói tóm lại, 3 nỗi sợ hãi này là của rất nhiều các bạn trẻ đang là sinh viên đại học. Con người ta chỉ học tốt, tiếp thu tốt khi và chỉ khi họ hiểu được mình đang học cái gì, học để làm gì, phục vụ cho mục đích gì? Tại sao những nước phát triển như Anh, Mĩ, Đức,… họ học toán không khó bằng chúng ta, nhưng lại đào tạo ra được những nhà bác học thiên tài. Tại sao sinh viên của họ cũng học những môn nền tảng như triết, logic,… nhưng họ lại có phông kiến thức rộng hơn và phục vụ cho các môn học chuyên sâu của họ một cách cụ thể, thiết thực hơn?

Một sinh viên tâm sự rằng: “Thực ra không có môn học nào vô dụng hay thừa thãi hoàn toàn. Tất cả đều cung cấp kiến thức nhất định về sau. Mỗi người thấy có ích theo một kiểu khác và nhiều khi học xong 4 năm thì quên hết kiến thức ngày trước. Chỉ có điều với những môn chung như thế này, có một số điều không còn phù hợp và đôi khi là thừa thãi nữa…” .

Mỗi người thấy có ích theo một kiểu khác và nhiều khi học xong 4 năm thì quên hết kiến thức ngày trước. Chỉ có điều với những môn chung như thế này, có một số điều không còn phù hợp và đôi khi là thừa thãi nữa

Ở đây, câu chuyện không phải chỉ dừng lại là lời than phiền của sinh viên về những môn học mà họ cho là nhàm chán. Nếu như thế thì vấn đề rất cá nhân bởi học sinh có bao giờ thôi kêu ca về những điều họ học. Đây là câu chuyện lớn hơn mà giáo dục Việt Nam cần phải đối mặt. Học cái gì và truyền đạt cái gì, như thế nào đến sinh viên là một chỗ trống cần được lấp đầy.

Theo Careerme

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

7,760 lượt xem

Thích 1Không thích 0Chia sẻ Lưu bài Có thể bạn thích

Từ khóa » Toán ở đại Học