3. Nguồn Gốc, Bản Chất Của ý Thức:
Có thể bạn quan tâm
- Ý thức là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người bao gồm: tri thức, tình cảm, niềm tin, tư tưởng…(tất cả chỉ tồn tại trong não người), trong đó trí thức là nhân tố có bản, cốt lõi nhất của ý thức.
1/ Nguồn gốc của ý thức:
Vấn đề nguồn gốc của ý thức là 1 trong những vấn đề khó khăn cho các nhà tư tưởng từ trước đến nay, triết học từ thời cổ đại đến trước Mác.
a/ Nguồn gốctự nhiên:
Thời cổ đại, quan niệm con người có hai phần là phần hồn và phần xác. Khi chết, xác con người tan rữa nhưng hồn thì bay đi. Linh hồn bất tử. Quan niệm này rơi vào chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo.
Còn chủ nghĩa duy vật siêu hình cho rằng ý thức do vật chất sinh ra. Vật chất quyết định ý thức và sinh ra ý thức. Nhưng họ không phân biệt được đâu là vật chất, đâu là ý thức, lẫn lộn giữa vật chất và ý thức.
Ví dụ: họ cho rằng vật chất là linh hồn quá độ của lửa. Linh hồn do lửa sinh ra. Linh hồn là nguyên tử hình cầu.
Thế kỷ XVII XVIII, quan niệm ý thức do vật chất sinh ra giống như gan tiết ra nước mật
Quan điểm duy vật biện chứng thì cho rằng ý thức có 2 nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
Nguồn gốc tự nhiên là óc người với thuộc tính phản ánh. Nguồn gốc xã hội là lao động và ngôn ngữ.
Nguồn gốc tự nhiên: quan niệm duy vật biện chứng cho rằng ý thức là ý thức của con người, là thuộc tính phản ánh của 1 dạng vật chất có tổ chức cao, tinh vi hoàn thiện, dạng vật chất ấy là óc người.
-Bộ óc con người là sản phẩm đặc biệt của sự tiến hóa lâu dài về mặt sinh học và mặt xã hội, sau quá trình vượn biến thành người, óc vượn biến thành óc người. Bộ óc người là tổ chức vật chất sống đặc biệt, có cấu trúc tinh vi phức tạp gồm khoảng 14 – 17 tỷ tế bào thần kinh: Các tế bào có mối liên hệ mật thiết với nhau và với các giác quan của con người tạo thành vụ số những mối liên hệ thu nhận, điều khiển họat động của cơthể trong quan hệ với thế giới bên ngoài và hình thành nên các phản xã không điều kiện và có điều kiện.
Óc người là cơ quan sản sinh ra ý thức, óc người minh mẫn thì ý thức minh mẫn, óc người mà tổn thương thì ý thức kém, thậm chí điên loạn
Thuộc tính phản ánh của óc người. Phản ánh chia làm 4 loại trình độ: phản ánh của những chất vô cơ, phản ánh kích thích sinh vật, phản ánh hưng phấn thần kinh, phản ánh ý thức. Trong đó:
Thứ nhất: Phản ánh những chất vô cơ. Ví dụ: cho sắt vào nước thì sắt rỉ. Ánh sáng chiếu vào mặt hồ thì mặt hồ phản chiếu
Thứ 2: Phản ánh kích thích sinh vật. chẳng hạn, rễ cây đâm vào chỗ nhiều thức ăn, cây hướng dương quay về phía mặt trời.
Thứ 3: Hưng phấn thần kinh: nghĩa là tế bào thần kinh là khâu trung gian giữa cơ thể và môi trường. Ví dụ con vật chạm vào lửa sẽ phản ứng ngay
Hưng phấn thần kinh hình thành 2 loại là phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
Phản ánh cao hơn nữa là tâm lý động vật. Ví dụ: Con vật cũng có tình cảm vui buồn. Nhưng chỉ dừng lại ở bản năng.
Thứ 4: Phản ánh ý thức là phản ánh của óc người, phản ánh thông qua ngôn ngữ, mang tính ích cực sáng tạo. Nhờ đó mà con người có thể tưởng tượng được các sự vật hiện tượng trên thế giới.
b/ Nguồn gốc xã hội:
Lao động và cùng với lao động sẽ sinh ra ngôn ngữ. Nguồn gốc xã hội cụ thể là gì? Đây là đóng góp của Ang ghen. Chính lao động đóng vai trò quyết định trong việc chuyển biến từ vượn sang người, làm cho con người khác với các động vật khác.
- Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu con người.
►Lao động giúp giải phóng hai chi trước của vượn thành hai bàn tay khéo léo của con người.
►Lao động tạo ra nhiều thức ăn, thay đổi khẩu phần ăn và tăng hàm lượng Prôtơin giúp não bộ, hệ thần kinh và cơbắp phát triển.
►Lao động làm cho thế giới quan bộc lộ nhiều thuộc tính bản chất, tạo điều kiện cho con người so sánh , phân tích , tổng hợp về quy luật của thế giới khách quan .
►Lao động tạo ra nhu cầu cần trao đổi thông tin, làm xuất hiện ngôn ngữ.
►Lao động giúp con người phát triển hơn những khí quan nhận thức, đb giúp con người chế tạo được công cụ SẢN XUẤT , nối dài khả năng nhận thức của con người.
Thứ 2: Chính lao động đã giúp con người cải tạo thế giới và hoàn thiện mình. Nghĩa là, nhờ lao động con người cải tạo thế giới, giác quan con người càng nhạy bén với hiện thực, dần dần thành thói quen, con người nhạy cảm với hiện thực. Mác nói, nhờ lao động mà các giác quan của con người trở thành các nhà lý luận.
Thứ 3: Nhờ lao động, não người ngày càng phát triển, giúp tư duy trừu tượng phát triển.
Thứ 4: Nhờ có lao động để làm cơ sở để phát triển ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ con người phản ánh sự vật khái quát hơn. Có thể là phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, bao gồm tiếng nói và chữ viết.
->Vai trò của ngôn ngữ đối với việc hình thành ý thức:
> Chuyển tải thông tin, trao đổi thông tin
> Là tư liệu để học tập từ những thế hệ đi trước.
> Là phương tiện ghi lại khoa học cho thế hệ sau.
- Như vậy: Nguồn gốc sâu xa của ý thức là thế giới quan tác động vào bộ óc người, nguồn gốc trực tiếp, quan trọng nhất quyết định sự ra đời, phát triển của ý thức là thực tiễn xã hội, nhờ lao động và thông qua ngôn ngữ.
Tóm lại, ý thức có hai nguồn gốc tự nhiên và xã hội nhưng suy cho cùng về mặt thế giới quan nguồn gốc xã hội là yếu tố quyết định ý thức ra đời.
2/ Bản chất của ý thức:
Là sự phản ánh thế giới khách quan lên bộ óc con người dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Đây là phản ánh tích cực chủ động sáng tạo hình ảnh chủ quan …
Qua đây ta thấy:
Thứ nhất: BẢN chất của ý thức là sự phản ánh thực Tại khách quan trên cơ sở hoạt động Thực tiễn. Ý THỨC KHÔNG PHẢI LÀ HUYỀN BÍ mà bản chất của nó là sự phản ảnh tức là có cả cái phản ảnh (Ý thức) và cái được phản ánh (vật chất). Ở đây cái được phản ánh sẽ quyết định cái phản ánh.
Thứ 2: Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Hình ảnh chủ quan nghĩa là ý thức là hình ảnh chứ không phải là bản thân sự vật. Nghĩa là bản thân sự vật được di chuyển vào óc người và được cải biến trong đó. Vì thế nội dung phản ảnh mang tính khách quan. Mức độ cải biến đến đâu là do chủ thể.
Thứ 3: Đây là phản ánh tích cực chủ động, sáng tạo:
Tích ực chủ động là con người không thụ động chờ đợi hoàn cảnh khách quan mà chủ động tác động vào khách quan để khách quan bộc lộ thuộc tính. Con người nhận thức để cải tạo thế giới khách quan theo mục đích của mình. Ví dụ: đổ dấm vào đá, đá sủi bọt
Tính sáng tạo là ý thức phản ánh sự vật và đi sâu vào bản chất sự vật, dự kiến được xu hướng phát triển của sự vật để con người chủ động đón trước. Mác nói: con người tái tạo tự nhiên theo quy luật của cái đẹp. Ví dụ: nước ta đưa ra những mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành 1 nước cơ bản là 1 nước công nghiệp. Xây nhà làm sao cho đẹp.
3. í nghĩa phương pháp luận và thực tiễn
-Phải khách quan trong nhận thức và hành động; nhận thức và hành động phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Không xuất phát từ ý muốn chủ quan, lấy ý muốn chủ quan làm cơ sở định ra chính sách, lấy ý chí áp đặt cho thực tế.
-Phát huy tính năng động chủ quan, sáng tạo của ý thức, phát huy nhân tố con người: giáo dục nâng cao trình độ tri thức khoa học cho nhân dân, cán bộ, đảng viên; bồi dưỡng nhiệt tình cách mạng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên.; vận dụng đúng đắn các quan hệ lợi ích, động cơ trong sáng, thái độ khách quan khoa học khụng vụ lợi; chống thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ.
-Khắc phục, ngăn chặn bệnh chủ quan, duy ý chí: khuynh hướng tuyệt đối hoá của nhân tố chủ quan, của ý chí, xa rời hiện thực, bất chấp quy luật khách quan, lấy nhiệt tình thay cho sự yếu kém của tri thức; bệnh chủ quan duy ý chí là lối suy nghĩ hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan; định ra chủ trương chính sách xa rời hiện thực khách quan; phải đổi mới tư duy lý luận, nâng cao năng lực trí tuệ của toàn Đảng.
Đại hội VII Đảng ta khảng định: Mọi đường lối của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động đúng theo quy luật khách quan.
Từ khóa » Ví Dụ Về Phản ánh ý Thức Trong Triết Học
-
Ví Dụ Về Bản Chất Của ý Thức - Luật Hoàng Phi
-
Nguồn Gốc Của ý Thức? Ví Dụ Về Nguồn Gốc Của ý Thức?
-
Ý Thức Là Gì? Nguồn Gốc Và Bản Chất Của ý Thức? Lấy Ví Dụ?
-
Phản ánh Là Gì? Khái Niệm Phản ánh Trong Triết Học Mác Lênin?
-
Bản Chất Của ý Thức Là Gì ? Cho Ví Dụ ? | Vatgia Hỏi & Đáp
-
Ý Thức Là Gì? Bản Chất Của ý Thức Là Gì? Ví Dụ Minh Hoạ
-
Ví Dụ Về Bản Chất Của ý Thức - Chia Sẻ Kiến Thức Điện Máy Việt Nam
-
Ví Dụ Về Tính Sáng Tạo Của Ý Thức- Trang Tổng Hợp Tư Liệu Nghệ ...
-
Ví Dụ Về Phản ánh Tâm Lý Trong Triết Học
-
Ý Thức Là Gì Cho Ví Dụ ? Bản Chất Của Ý Thức Là Gì
-
Ví Dụ Nguồn Gốc Và Bản Chất Của Ý Thức Là Gì Cho Ví ... - Phật Giáo
-
Tâm Lí - Phản ánh - Wattpad
-
Ví Dụ Về Tính Sáng Tạo Của Ý Thức- Trang Tổng Hợp Tư Liệu Nghệ ...
-
Ý Thức (triết Học Marx-Lenin) – Wikipedia Tiếng Việt