3 Nguyên Nhân Chủ Yếu Khiến Răng Bị ê Buốt | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: “Mỗi khi ăn đồ chua hoặc đồ lạnh răng của tôi thường bị ê buốt, bác sĩ cho tôi hỏi tình trạng của tôi là như thế nào, nguyên nhân khiến răng bị ê buốt và cách điều trị ra sao?”
Ngọc Giang (Hà Nội)
Chào bạn Giang, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hệ thống y tế của chúng tôi, với thắc mắc của bạn nguyên nhân răng bị ê buốt là gì và cách điều trị ra sao, tôi xin giải đáp như sau:
Menu xem nhanh:
- 1. Nguyên nhân răng bị ê buốt
- 1.1. Thói quen ăn uống
- 1.2. Thói quen chăm sóc răng miệng
- 1.3. Do những bệnh lý về răng
- 2. Điều trị ê buốt răng hiệu quả
1. Nguyên nhân răng bị ê buốt
Răng bị ê buốt hay còn gọi là răng nhạy cảm là hiện tượng răng có triệu chứng ê buốt khi ăn, uống các loại thực phẩm có vị chua, ngọt hoặc nóng, lạnh… Không ít người phải trải qua triệu chứng này mà không hề hay biết tại sao răng bị ê buốt và không biết cách cải thiện tình trạng này. Những nguyên nhân dẫn đến răng bị ê buốt thông thường do:
1.1. Thói quen ăn uống
Nếu bạn thường xuyên “làm bạn” với đồ ăn, đồ uống nhiều axit, nhiều dầu mỡ, quá cay, quá lạnh hoặc quá nóng,… thì đây chính là lí do tại sao răng bị ê buốt và làm chân răng hàm của bạn trở nên yếu đi từng ngày và trở nên nhạy cảm khi nhai.
1.2. Thói quen chăm sóc răng miệng
– Việc bạn thường xuyên chải răng quá mạnh, dùng bàn chải có lông cứng hay kem đánh răng có nồng độ flour vượt quá ngưỡng quy định sẽ khiến răng bị ê buốt, chảy máu chân răng, men răng bị bào mòn nghiêm trọng.
– Làm đẹp răng không theo chỉ dẫn của bác sĩ như lấy cao răng, trang trí răng, làm trắng răng cấp tốc làm cho răng trở nên yếu, nhạy cảm.
1.3. Do những bệnh lý về răng
– Sâu răng: Sâu răng khiến cho lớp tủy răng dễ dàng bị kích thích do các thực phẩm nóng lạnh, ngọt và thậm chí cả không khí có thể lọt vào qua lỗ sâu răng, gây nên ê buốt răng, thậm chí đau cả khoang miệng khiến bạn không thể nhai được gì, nặng hơn bạn sẽ mất chiếc răng đó vĩnh viễn.
– Ngoài ra việc tụt nướu (lợi), men răng yếu cũng là nguyên nhân khiến răng bạn bị ê buốt.
2. Điều trị ê buốt răng hiệu quả
Để tình trạng ê buốt răng không làm phiền mình thì cần chú ý những điều sau:
– Thay đổi thói quen ăn uống, chăm sóc răng miệng: Thực hiện chải răng đúng cách theo chiều dọc và chiều xoắn ốc, chải nhẹ nhàng để làm sạch mảng bám hàng ngày vì cho dù bạn có chải mạnh thì những mảng bám lâu ngày (hay còn gọi là là cao răng) cũng không thể bong ra được. Lựa chọn kem đánh răng và bàn chải đánh răng phù hợp. Hạn chế tối đa những đồ ăn gây hại cho men răng, nếu bắt buộc phải uống ngọt có gas, cafe hay bia, rượu hãy sử dụng ống hút hoặc súc miệng thật sạch sau khi dùng.
– Định kỳ đến gặp bác sĩ nha khoa: Thăm khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm những bệnh về răng miệng và có biện pháp điều trị tận gốc. Thực hiện lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần chính là cách chăm sóc và bảo vệ răng tốt nhất.
Do bạn Giang chưa nêu rõ về mức độ ê buốt của răng, nên hy vọng những kiến thức chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn những nguyên nhân khiến răng bị ê buốt và cách điều trị.
Từ khóa » ê Lưỡi
-
Bị Tê đầu Lưỡi, Nóng Rát Miệng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì
-
Tê Lưỡi Và Chân Răng Cửa, Khô Ráp Vùng Hầu Họng Là Dấu Hiệu Bệnh ...
-
Tê Lưỡi Và Những Bệnh Lý Liên Quan - YouMed
-
Tê Lưỡi Cảnh Báo Nhiều Bệnh Nguy Hiểm - VnExpress
-
Bị Tê Lưỡi Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
7 Loại Bệnh Về Lưỡi Thường Gặp
-
Thế Nào Là Viêm Họng Và Viêm Lưỡi - .vn
-
Lưỡi Khó Chịu - Rối Loạn Nha Khoa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
'Lưỡi Covid', Triệu Chứng Mới Của đại Dịch - Báo Tuổi Trẻ
-
Ê-sai 49:2 BPT
-
Ê-sai 50:4 VIE1925
-
Đau Khi Tập - Tác Dụng Phụ Của Mewing
-
Ê Răng Quéo Lưỡi Với Mâm Rau Củ Muối 16 Loại Giòn Rụm ...
-
Thước đo Góc Vuông INGCO HAS123002 | - Lazada