3 Nguyên Tắc Khi Lựa Chọn Máy đo Chỉ Số Chảy MFI - Wance
Có thể bạn quan tâm
Thí nghiệm đo chỉ số chảy MFI được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nhựa. Các nhà sản xuất hạt nhựa tìm sự thay đổi MFI như kiểm tra chất lượng, cũng như để phát hiện sự thay đổi chỉ số MI trong quá trình tổng hợp / sản xuất hạt nhựa của họ.
Như một phần của quá trình kiểm tra nguyên liệu, các nhà máy sản xuất sản phẩm cũng sử dụng máy đo chỉ số chảy để xác định nhựa tái chế có thể sử dụng được cho sản phẩm của họ trong khi vẫn duy trì được các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cuối cùng. Sự khó khăn là một trong 2 phòng thí nghiệm có thể dễ dàng đưa ra kết quả khác với phòng thí nghiệm còn lại. Sự khác biệt này có thể do các nguyên nhân sau:
1/ Tiêu chuẩn thử nghiệm:
Hiện nay có 2 tiêu chuẩn quốc tế phổ biến để xác định chỉ số chảy:
ASTM D1238 và ISO 1133
Cả 2 tiêu chuẩn này đều có chung đặc tính, nhưng quy trình thí nghiệm và thiết bị có một số khác biệt nhỏ có thể dẫn đến sự khác nhau về kết quả. Cả 2 tiêu chuẩn đều đưa ra 2 quy trình thí nghiệm (method A / procedure A) và (method B / procedure B). Về lý thuyết, cả 2 phương pháp này, nếu được sử dụng hợp lý sẽ tạo ra kết quả thử nghiệm giống hệt nhau.
Không có một sự liên ứng thống nhất nào cho thấy phương pháp nào là tốt nhất, tuy nhiên có một số hướng dẫn có thể sử dụng để đưa ra lựa chọn phương pháp thí nghiệm là method A, hay method B. Tuy nhiên, với các mẫu có chỉ số chảy cao (MI > 15), lên sử dụng phương pháp B (method B) để thí nghiệm.
Hình 1: Các mẫu có chỉ số chảy cao (MFR = 63 g/ 10 min, 105.94 g/ 10 min, 198.47 gam/ 10 min). Thử nghiệm bằng máy đo chỉ số chảy MFI 452 – WANCE
2/ Thẩm tra thiết bị thí nghiệm:
Để đảm bảo kết quả thử nghiệm chính xác, một điều rất quan trọng là thiết bị thử nghiệm và các thiết bị phụ trợ đi kèm cần phải được kiểm tra và đạt tính chính xác như yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn thử nghiệm.
Quy trình kiểm tra máy đo chỉ số chảy bao gồm 3 phần:
-Phần 1: Kiểm tra kích thước: die, piston, nòng piston..
-Phần 2: Tính chính xác của bộ điều khiển nhiệt độ
-Phần 3: Kiểm tra độ chính xác encoder đo khoảng cách piston ( thiết bị đo khoảng cách này dùng để đo chỉ số chảy theo method B – MVR )
Việc hiệu chuẩn nhiệt độ cho máy cũng nên được tiến hành thường xuyên.
Đối với các máy thí nghiệm chất lượng kém, sau một thời gian ngắn sử dụng ( 1- 2 năm) sẽ có các dấu hiệu như:
- Nhiệt độ trong nòng xi lanh bị sai khác khoảng 4- 5 độ so với nhiệt độ cài đặt.
- Nếu điều khiển bằng màn hình cảm ứng thì màn hình cảm ứng kém nhạy
- Encoder đo hành trình piston bị sai
Các dấu hiệu này là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến sai khác kết quả.
Cũng cần lưu ý thêm rằng, một số máy có xuất xứ Đài Loan sử dụng màn hình cảm ứng để thiết lập thí nghiệm, dưới điều kiện khí hậu Việt Nam rất dễ bị hỏng cảm ứng hoặc cảm ứng kém nhạy sau một thời gian ngắn sử dụng.
Hình 2: Máy đo chỉ số chảy giá rẻ, chất lượng kém
Hình 3: Máy đo chỉ số chảy giá rẻ, chất lượng kém.
3/ Chuẩn hóa quy trình thí nghiệm
Cần thống nhất và tiêu chuẩn hóa quy trình thí nghiệm bao gồm:
-Kiểm tra máy, thiết bị phụ trợ
-Phương pháp thử nghiệm
-Vệ sinh thiết bị trước và sau khi thử nghiệm
-Quy định lượng mẫu thử
-Thời gian cắt mẫu.
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Astm D1238
-
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ MFI (CHỈ SỐ NÓNG CHẢY ...
-
TIÊU CHUẨN ASTM D1238 - ISO Quốc Tế
-
Thử Nghiệm đặc Tính Cơ Lý | Độ Cứng | Kéo | Nén - HUST Việt Nam
-
Phương Pháp Thử Tiêu Chuẩn đối Với Tốc độ Dòng Chảy Nóng Chảy ...
-
Máy Kiểm Tra Hệ Số MFI ISO1133, ASTM D1238 And ASTM D3364
-
Vật Liệu Nhựa ASTM D1238 Thiết Bị Kiểm Tra Tính Dễ Cháy / Chỉ Số ...
-
Tiêu Chuẩn Phổ Biến Trong Kiểm Tra Độ Bền Nhựa/ Plastics
-
Astm D1238 Full
-
Phương Pháp Xác định Chỉ Số MFI (chỉ Số Nóng Chảy Của Nhựa)
-
DIỄN ĐÀN QA QC - Tiêu Chuẩn ASTM D 1238 Và ISO 1133 - Facebook
-
Cách Chọn Máy đo Chỉ Số MFI Phù Hợp
-
Điểm Mạnh Và Yếu Của Các Phương Pháp đo Chỉ Số Chảy Nhựa Mi
-
Máy đo Chỉ Số Chảy Nhựa Theo Tiêu Chuẩn ASTM D1238/ ISO 1133
-
So Sánh Nhựa Có MFI Cao Và MFI Thấp - HẠT NHỰA PP