3. Niệm Phật Nhất Tâm | Tập Tin III

38095- Kinh Nghiệm Niệm Phật Nhất Tâm

Feb 7, 2006

Nguyen Anh Tung: Sáng Chủ Nhật 5 tháng 2, 2006, cách đây 2 ngày, vào lúc 5 giờ 20 phút sáng, tôi đã tập một mình, bắt đầu chuẩn bị khoảng 3 tiếng đồng hồ trước khi Niệm Phật  bằng cách:

1) Tụng Chú Lăng Nghiêm Đại Định.

2) Tụng Kinh A Di Đà.

3) Tụng Chú Đại Bi, xin Bồ Tát cho tôi đạt được Niệm Phật Tam Muội theo lời thề của Bồ Tát Quán Thế Âm.

4) Tụng 48 Đại Nguyện của A Di Đà Phật, ca tụng 12 danh hiệu về Phật Quang từ Kinh Vô Lượng Thọ.

5) Tụng Quán A Di Đà Phật từ Luận Quán Vô Lượng Thọ của Tổ Sư Thiện Đạo (hoá thân của A Di Đà Phật), tụng Quy Y, tụng lời cầu nguyện thấy Phật Quang của A Di Đà Phật và cõi Cực Lạc.

6) Tụng Bát Nhã Tâm Kinh.

7) Tụng Phổ Hiền Hạnh Nguyện.

8) Tụng Bài Hồi Hướng của Tổ Sư Liên Trì.

9) Tụng Yamantaka (Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát) của Mật Tông cao cấp, biến thân, khẩu, ý của tôi thành Văn Thù Bồ Tát.

Bắt đầu là 8 giờ 20 phút sáng.

Tôi để 3 kinh (Vô Lượng Thọ, A Di Đà, Quán Vô Lượng Thọ) lên bàn thờ và nguyện rằng tôi sẽ hoằng pháp 3 kinh này. Tôi đã cầu 5 Buddha Dakinis (Phật Bà) từ bình Như Ý mà Gangkar Tulku Rinpoche đã tặng cho tôi tháng 6 năm 2004. Khi tôi vừa bắt đầu niệm A Di Đà Phật nhanh, với mắt nhắm, ấn Định dưới bụng, là có tiếng mõ. Tôi Quán A Di Đà Phật có Nhục Kế mầu đỏ rất rõ và Tu Di mầu trắng giữa trán. 30 phút đồng hồ sau là ánh hào quang mầu vàng chiếu khắp thân tôi. 5 phút đồng hồ sau đó là chính từ tim của tôi một luồng hào quang chiếu khắp nơi, hoà vào ánh hào quang trước. Trong suốt 2 tiếng đồng hồ Niệm A Di Đà Phật, thì độ khoảng 30 phút là ánh hào quang hiện diện, mầu trắng, đỏ, vàng. Tôi biết mình đang ở trong Niệm Phật Tam Muội, đạt được Nhất Tâm về Sự và Lý.

Tiếng Niệm A Di Đà Phật của tôi lớn, nhanh, khẩn thiết, độ khoảng 10 ngàn câu một giờ. Tôi đã dùng tất cả sức lực trong việc niệm A Di Đà Phật nên phải chấm dứt lúc 11 giờ 20 phút sáng, dầu biết rằng nếu tiếp tục sẽ có nhiều kinh nghiệm khác như mô tả trong quyển Hương Quê Cực Lạc của Thượng Toạ Thích Thiền Tâm. Pháp giới là Quang Minh như kinh Hoa Nghiêm mô tả.

Kinh nghiệm của tôi được diễn tả như sau:

“Our own inherent mind is all-pervasive, and the Buddha- mind is also all-pervasive, and the true nature of the minds of sentient beings is also all-pervasive. It is like a thousand lamps in one room, each of whose light shines on all the others and merges with the other lights without any obstruction. This is called “believing in inner truth (Noumenon)”.

Tâm của ta vi diệu cho nên “Tâm này là Phật, Tâm này thành Phật”. A Di Đà Phật, danh hiệu bất khả tư nghì. Giữ lời Nguyện với chư Phật, chư Bồ Tát, nên tôi chia sẻ Kinh nghiệm này ra đây, để biết rằng Niệm Phật Nhất Tâm Bất Loạn chỉ cần 10 niệm là được vãng sanh.

HL: Huynh niệm bằng gì? Niệm bằng Tâm hay là bằng miệng? Nếu bằng miệng thì Huynh: niệm thì thầm trong miệng hay là niệm to thành tiếng? Nếu niệm bằng tâm thì Huynh: niệm bằng giọng trầm hay là giọng cao.

Còn về tiếng mõ thì nó xuất phát ở đâu: bên trái, bên phải, đằng sau lưng, ngay đằng trước mặt hay ở trên cao và cũng ngay đằng trước mặt?

NAT: Tùng niệm bằng miệng to thành tiếng. Tiếng mõ thì xuất phát ở khắp mọi nơi. Hàng ngày Tùng vừa vào sở là nghe thấy tiếng Mõ này liên tiếp chín tiếng đồng hồ, mà không cần Niệm Phật. Như vậy là Tâm phát ra.

Hoà Thượng Quảng Khâm nghe thấy bất cứ âm thanh nào cũng là tiếng Niệm Phật. Trong Mật Tông thì khi một hành giả ở trình độ Cao cấp thì âm thanh, hình ảnh hàng ngày đều là thanh tịnh của cõi Cực Lạc, và mọi người cùng với mình đều là Phật cả. Pháp Sư Tịnh Không có giảng trong Kinh Vô Lượng Thọ rằng muốn biết trình độ tu của hành giả thì qua chánh kiến của người đó. Nếu nhìn người khác là Phật thì mình là Phật vì Tâm Thanh Tịnh, Bình Đẳng. Như Thường Bất Khinh Bồ Tát trong kinh Pháp Hoa coi mọi người là Phật tương lai. Kỹ thuật tu là nên để ý xem các Tổ Sư tu thế nào. Lấy kinh nghiệm này áp dụng, như vậy đỡ mất thời giờ. Những kinh nghiệm cần lập đi lập lại nhiều lần để tiến tới kinh nghiệm cao hơn. Dù thấy hào quang Phật A Di Đà và từ cõi Cực Lạc Tùng vẫn giữ việc niệm A Di Đà Phật. Hào quang tự động tắt rồi những hào quang khác hiện ra. Cách đây một năm trong giấc mơ vào lúc 3 giờ sáng Tùng thấy mình niệm OM AMI DEWA HRIH và từ tim mình toả ra hào quang chiếu sáng.

Bây giờ là kinh nghiệm lúc tỉnh trong ĐỊNH lúc 9 giờ sáng. Nếu tu mà đến mức độ không còn để ý đến THÂN này nữa, và dùng hết TÂM LỰC thì mới vượt qua được những chướng ngại. Về kết quả thì THANH TỊNH chưa bao giờ có đã xẩy ra từ kinh nghiệm này. Phật Quang có khắp trong pháp giới, chỉ vì tầng số hành giả chưa đủ để cảm ứng. NGUYỆN LỰC vô cùng quan trọng, và khi tu lên cao thì thấy sự gia trì của PHẬT LỰC vô cùng quan trọng. Dùng Nguyện Lực cộng với Phật Lực thì sẽ tiêu diệt được Nghiệp Lực. Đây là lời giảng của Pháp Sư Tịnh Không.

Tu hành chỉ ở Tam Quán. Gồm có Quán Không, Quán Giả, Quán Trung Đạo theo câu của Bát Nhã Tâm Kinh: Sắc Bất Dị Không (Quán Không), Không Bất Dị Sắc (Quán Giả), Sắc Tức Thị Không, Không Tức Thị Sắc (Quán Trung Đạo).

Niệm Phật Tam Muội là Quán Giả, Quán Trung Đạo. Vì thế không có cảnh Ma Chướng như khi Quán Không của Lăng Nghiêm. Được sự hỗ trợ của chư Phật, chư Bồ Tát khi Tùng dùng thân, khẩu, ý của Văn Thù Bồ Tát với pháp môn Mật Tông cao cấp Yamantaka, thì Ma Vương không dám đến gần lúc Niệm Phật. Thủ Lăng Nghiêm Chú quan trọng vì Thủ Lăng Nghiêm Đại Định ở Bồ Tát Thập Địa cũng là Tam Muội. Niệm Phật Tam Muội là vua trong các Tam Muội.

Hy vọng đã trả lời Huynh HL.

Lbt: Để trao đổi với các bạn và với anh Tùng tôi xin thuật lại 1 kinh nghiệm bản thân mà thầy tôi nói: Đó là kinh nghiệm đầu tiên của Niệm Phật Nhất Tâm. Cũng như các kinh nghiệm tâm linh khác, kinh nghiệm này xảy ra trong đời sống hàng ngày vào lúc tôi không tính trước.

Tôi đang đứng làm 1 công việc. Bỗng nhiên câu niệm Phật trỗi lên không chủ ý. Tôi sững người lại. Nghe và ngắm nhìn câu niệm hiện hành. Không có tôi niệm Phật mà chỉ có câu niệm. Một cách tự động. Tê cả người. Thời gian và không gian như đứng lại. Một niệm thoáng qua: cái gì đây mà hay quá. Ngay lúc đó câu niệm Phật rõ ràng lùi qua 1 bên. Rồi lại hiện hành ra lại trong không gian trước mặt. Từng câu, từng câu thật rõ ràng. Rồi lại lùi qua 1 bên mỗi khi có 1 niệm tưởng khác xen vào. Vài lần như vậy. Thầy tôi có hỏi: kinh nghiệm này trong bao lâu.

Tôi nói: khoảng 10 hay 15 phút.

Sau này nghiệm lại thì chỉ khoảng: 1 phút là nhiều. Hay chỉ 10 hay 15 giây. Xin nói là tôi vẫn hay niệm Phật trong đời sống hàng ngày mỗi khi nhớ tới. Và chỉ tâm niệm phóng tới khoảng không gian đằng trước mặt. Thật chậm rãi. Ngay cả trong thời khóa cũng vậy. Sau đó vài tuần tôi cố quay lại tìm kiếm cái kinh nghiệm này mỗi khi công phu. Với hy vọng để kéo dài thời gian đó ra. Cho đến bây giờ kinh nghiệm này chỉ xảy ra 1 lần đó.

Tôi hiểu đó là phần nông của Chánh Định trong Niệm Phật. Trước kia tôi có 1 lần kinh nghiệm thấy Phật trong khi công phu mà tôi hiểu chỉ thuộc Cận Định khi tôi trình bầy, và khi thầy tôi hỏi:

-      Vậy chớ lúc đó bụng dạ anh ra sao?

Tôi không trả lời được. Hai kinh nghiệm khác nhau xa. Như là giữa 2 cái: nói về cái bánh và ăn bánh.

NAT: Để trao đổi với các bạn và với anh Lbt ở Úc, Tùng xin đóng góp ý kiến về kinh nghiệm của anh. Niệm Phật Nhất Tâm có 2 loại: Lý Nhất Tâm và Sự Nhất Tâm. Về Lý Nhất Tâm thì trong quyển sách Niệm Phật Thập Yếu của Thượng Toạ Thích Thiền Tâm xuất bản năm 1964, thì rất ít người đạt được Lý Nhất Tâm, nên Thượng Tọa khuyên là đạt Sự Nhất Tâm trước.

Kinh nghiệm của anh là dấu hiệu tốt cho việc anh đạt được Sự Nhất Tâm trong tương lai. Anh đang tìm kinh nghiệm để câu Niệm Phật của anh xuất hiện thời gian dài hơn, dù anh không Niệm Phật. Trong tu hành, Tùng có sáng kiến sau khi tìm hiểu cái hay của Như Lai Thiền, Tổ Sư Thiền, Mật Tông để mang vào thành sáng kiến, sau khi xem xét kỹ lưỡng cách tu của các Tổ Sư Tịnh Độ. Gần đây Tùng theo Tổ Sư Thiện Đạo (hoá thân của A Di Đà Phật) của Tịnh Độ trong vòng vài tuần lễ, và sáng kiến này được đem ra áp dụng trong Chủ Nhật vừa qua, 5 tháng 2, 2006. Việc chuẩn bị 3 tiếng đồng hồ là từ sáng kiến của Tùng lấy cái hay của Chú Lăng Nghiêm, Bát Nhã Tâm Kinh (Thiền), Yamantaka (Mật Tông cao cấp của Tây Tạng về Văn Thù Bồ Tát), và Kinh A Di Đà (Tổ Sư Thiện Đạo), Kinh Vô Lượng Thọ (Tụng 48 Nguyện mỗi sáng theo Pháp Sư Tịnh Không), Quán Vô Lượng Thọ (Tổ Sư Thiện Đạo) để tạo cho Tâm, Khẩu, Ý của Tùng THANH TỊNH. Trong lúc tập với các đạo hữu khác 2 tháng qua, Tùng có thấy ánh hào quang của A Di Đà Phật chỉ trong 10 giây. Điều này xẩy ra suốt 8 lần tập chung. Tùng đã quyết định là phải tăng thời gian thấy ánh hào quang của A Di Đà Phật lên. May mắn cho Tùng là thời gian đã giữ được 30 phút trong hơn 2 tiếng đồng hồ Tùng Niệm Phật. Tầng số của A Di Đà Phật là ở 48 Nguyện, nhất là Nguyện 18, và 12 Danh Hiệu về Hào Quang của Ngài. Vì bắt đúng tầng số, nên Tùng thành công trong việc Nhất Tâm về Lý, dù chỉ là vài tiếng đồng hồ.

Trong tu hành thì Tinh Tấn rất quan trọng (như BY nói). Tùng thấy vài đạo hữu khác Tinh Tấn, nên trong tuần trước, Tùng thức dậy lúc 1 giờ sáng để tu vài tiếng đồng hồ. Tùng đi ngủ lúc 8 giờ tối. Điều này xẩy ra trước khi chung kết với Chủ Nhật vừa qua là thành công. Cám ơn anh đã chia sẻ kinh nghiệm của anh.

Tùng đổi pháp danh từ Không Trì (10 năm trước) thành Diệu Âm (tháng 1, 2006) để nói lên NGUYỆN của Tùng là thành Diệu Âm Như Lai. Tùng mừng vì biết chắc là được Vãng Sanh rồi, sau khi tu trong vòng 3 tháng vừa qua pháp môn Niệm Phật. Đây là sự gia trì của A Di Đà Phật cho Tùng.

HL: Chào Huynh.

Hay quá! Vậy đây là vị Thầy đã hướng dẫn Huynh [Tổ Sư Thiện Đạo (hoá thân của A Di Đà Phật) của Tịnh Độ]. Huynh có đem cái chuyện này trình bày lại cho Thầy biết chưa. Và như vậy, thì Thầy đã có ý kiến gì về chuyện này.

Từ khóa » Cách Niệm Phật được Nhất Tâm