3 Phân Loại Các Lỗi Dùng Từ, đặt Câu Trong Bài Tập Làm Văn Viết Của ...

  1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Giáo dục học >
3 Phân loại các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của học sinh Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.9 KB, 67 trang )

phần đồng chức thể hiện ý nghĩa liệt kê lựa chọn hay tương phản. Đây cũng làlỗi lặp từ.Ví dụ: Em thấy mình ngày càng trưởng thành và lớn lên.1.3.1.2 Dùng từ không đúng nghĩaHiện tượng dùng từ không đúng nghĩa thường gặp trong những trườnghợp người viết không nắm được nghĩa của từ hoặc có sự nhầm lẫn các từ gầnâm hoặc gần nghĩa với nhau.Ví dụ: Bố em không ngừng vận động viên em học tập.Xuân đến, cây cối trong vườn nở rất nhiều cành hoa.Con đường đã xiên suốt từ Bắc tới Nam.1.3.1.3 Lỗi kết hợp từLỗi kết hợp từ gồm các trường hợp cụ thể sau: Các từ kết hợp với nhau không đúng với bản chất ngữ pháp củachúng, do đó câu văn sai lạc về nghĩa.Ví dụ: Em luôn chăm sóc và bắt sâu cho cây để cây không bị mắc vàchết sâu bệnh. Các từ phối hợp với nhau không đúng quan hệ ngữ nghĩa.Ví dụ: Chiếc bút mực Thiên Long trông như là bạn thân thiết của em. Có khi việc dùng thiếu hụt từ lại làm cho các từ khác kết hợp vớinhau không đúng.Ví dụ: Khi già, tóc bà chuyển sang màu bạc trắng rụng xuống. Có trường hợp dùng thừa các quan hệ từ, không đúng với đặc điểmkết hợp của từ.1.3.1.4 Lỗi dùng từ không hợp phong cáchDùng từ không hợp phong cách nghĩa là chọn từ không phù hợp vớivăn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp hoặc thể loại văn bản.Ví dụ: Thân cây không to, không bé mà thon thả.27 Nếu ngày sinh nhật mẹ mà có một lọ hoa thì đẹp mê ly đấy nhỉ.Câu tục ngữ rất ý nghĩa đã đi vào lòng người, giúp em tỉnh ngộ.1.3.2 Các lỗi đặt câu1.3.2.1 Lỗi về cấu tạo ngữ pháp của câuLỗi về cấu tạo ngữ pháp của câu là lỗi thuộc về cấu trúc như thiếu hoặcthừa thành phần câu, không phân định các thành phần câu hoặc sắp xếp saicác thành phần câu.1.3.2.1.1 Câu không đủ thành phầnCâu không đủ thành phần là những câu thiếu thành phần chính: chủngữ và vị ngữ. Các lỗi không đủ thành phần bao gồm:a.Câu thiếu thành phần chủ ngữCâu thiếu thành phần chủ ngữ làm cho nghĩa của câu không trọn vẹn,hoặc làm cho người đọc hiểu sai nghĩa.Ví dụ: Nhà em trồng rất nhiều hoa hồng. Mùa xuân đến nở rất nhiều hoa.b.Câu thiếu thành phần vị ngữNhững câu thiếu thành phần vị ngữ là những câu chỉ có một ngữ danhtừ (xét trong quan hệ với các câu trước và sau nó cũng không có nghĩa rõ rangnên không được xem là câu đặc biệt).Ví dụ: Tiếng cười nói rộn rã của mọi người trên đường ra đồng.c.Câu thiếu thành phần chủ ngữ và vị ngữNhững câu được xem là thiếu hai thành phần chính là những câu chỉ cóbộ phận trạng ngữ và cũng không nối được với câu tiếp theo sau để tạo thànhmột câu mới có trạng ngữ.Ví dụ: Khi những đoàn thuyền kéo nhau ra khơi.1.3.2.1.2 Câu thừa thành phầnCâu thừa thành phần là những câu có thành phần lặp lại một cáchkhông cần thiết làm cho câu văn lan man, lủng củng.28 Ví dụ: Khi chin, xoài có màu vàng, mùi thơm ngào ngạt và ăn thì rấtngọt ngọt. Em rất thích ăn xoài vì nó rất ngọt và thơm.1.3.2.1.3 Câu không phân định thành phầnCâu không phân định thành phần là những câu về cấu tạo khó xác địnhcác bộ phận câu kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ pháp nào đó. Câu khôngxác định thành phần có thể ngắn, có thể dài, càng dài càng lủng củng. Về ýnghĩa, mối quan hệ giữa các bộ phận câu không rõ ràng, chính xác, khônglôgic do đó các câu tối nghĩa và vô nghĩa. Có thể liệt kê các lỗi câu khôngphân định thành phần như sau: Câu không xác định được thành phần.Ví dụ: Không hôm nào mẹ em còn sót bông hoa nào để mang về. Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần.Ví dụ: Quai cặp màu hồng trông rất đẹp in hình con mèo.1.3.2.2 Lỗi về nghĩaCâu mắc lỗi về nghĩa bao gồm: câu sai nghĩa, câu không rõ nghĩa vàcâu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các vế câu.1.3.2.2.1 Câu sai nghĩaCâu sai nghĩa là những câu chứa đựng nội dung không phù hợp vớihiện thực khách quan.Ví dụ: Những cây cột điện nối chằng chịt trên đường.1.3.2.2.2 Câu không rõ nghĩaCâu không rõ nghĩa là những câu đúng về mặt cấu tạo ngữ pháp, nghĩalà có đủ hai thành phần chính, đúng về quan hệ ngữ nghĩa, nhưng thật ra câucòn thiếu các thành phần phụ như bổ ngữ, định ngữ cần thiết phải có để phụcho một động từ, danh từ nào đó trong câu không được thể hiện đầy đủ, gâyra hụt hẫng cho người đọc.Ví dụ: Thỉnh thoảng lại có tiếng lộp bộp của xe đạp và xe máy.29 1.3.2.2.3 Câu không có sự tương hợp giữa các vế câuLỗi không tương hợp giữa các vế câu thường xuất hiện ở các câu ghépcó quan hệ từ. Ở những câu ghép đúng, các quan hệ từ và các cặp quan hệ từluôn có sự tương hợp với mối quan hệ ngữ nghĩa trong các vế câu. Khi sựtương hợp này bị phá vỡ sẽ tạo ra các câu sai.Ví dụ: Tuy trời rất nóng nhưng cây ổi vẫn ra quả.1.3.2.2.4 Câu có thành phần không đồng chức không đồng loạiVí dụ: Sách giáo khoa dùng để đọc hoặc làm bài tập và rất dễ bị rách.1.3.2.3 Lỗi về dấu câuLỗi dấu câu có thể chia thành hai loại: lỗi không dùng dấu câu và lỗidùng dấu câu sai.1.3.2.3.1 Lỗi không dùng dấu câuNhững lỗi câu sai do không dùng dấu câu ở những chỗ cần thiết đượcgọi là lỗi không dùng dấu câu. Thường học sinh mắc lỗi do không sử dụngdấu chấm kết thúc câu và dấu phẩy ngăn cách các thành phần câu. Có nhữngbài viết không hề dùng một dấu câu nào. Việc không sử dụng dấu câu sẽ gâykhó khăn cho giao tiếp, nội dung cần truyền đạt sẽ không đến được với ngườiđọc, ý muốn diễn tả của người viết cũng khó có thể xác định được.Ví dụ: Em rất hay tưới cây để cây đỡ chết bà em và em rất thích cây xoài.1.3.2.3.2 Lỗi sử dụng dấu câu saiLỗi sử dụng dấu câu sai là lỗi của những câu đã sử dụng dấu câu khikhông cần thiết hoặc đáng lẽ phải dùng dấu câu này lại dùng dấu câu khác(lẫn lộn chức năng của các dấu câu).Ví dụ: Tớ được năm con mười rồi?Mùa đông chim chóc, và ong, bướm không còn bay lượn nhiều nữa.1.3.2.4. Lỗi ngoài câuCó những câu văn nếu xét về cấu tạo ngữ pháp thì không sai, nếu xét vềnghĩa một cách cô lập tách khỏi văn bản cũng không sai nhưng đặt vào trong30 văn bản thì nó không thể đứng được. Những lỗi câu đó được gọi là lỗi ngoàicâu, tức là lỗi câu khi xét câu theo quan hệ hướng ngoại. Các lỗi ngoài câuđược chia làm ba nhóm sau:1.3.2.4.1 Lỗi câu không phù hợp với câu khác trong văn bảnLỗi câu không phù hợp với câu khác trong văn bản là những câu lạcchủ đề hoặc những câu lặp với câu khác trong văn bản làm cho đoạn văn lủngcủng, trùng lặp, nhàm chán, không phát triển được.Ví dụ: Chiếc cặp của em có hình chữ nhật. Quai cặp có màu hồng. Nólà quà sinh nhật bố tặng cho em. Nó có nhiều ngăn nhỏ. Mặt trước có inhình chú mèo rất dễ thương.1.3.2.4.2 Lỗi câu không phù hợp với nhân vật giao tiếpVí dụ: Khi xoài chín, mẹ em vứt sang cho ông bà nội một rổ, còn lạimẹ đem bán và để nhà ăn.1.3.2.4.3 Lỗi câu không phù hợp với phong cáchVí dụ: Cuối bài văn viết thư kể về ước mơ của mình một học sinh có viết:Người làm đơnChị của em Trang.1.4 Kết luậnQua chương 1, chúng tôi đã tìm hiểu những vấn đề về đặc điểm của từvà câu, quy tắc thành lập câu, quy tắc sử dụng từ... Đây là một trong số nhữngvấn đề rất quan trọng để thấy được những quy tắc chuẩn và các lỗi mà họcsinh dễ nhầm lẫn. Từ đó làm cơ sở khoa học để nghiên cứu khảo sát thựctrạng các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5và tìm ra các nguyên nhân, biện pháp khắc phục. Qua đó góp phần nâng caokhả năng dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết cho học sinh lớp 4 – 5.31 CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG CÁC LỖI DÙNG TỪ, ĐẶT CÂUTRONG BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT CỦA HỌC SINHLỚP 4 - 52.1 Địa điểm tiến hành điều traĐể nắm bắt được tình hình cụ thể các lỗi trong bài văn miêu tả của họcsinh, chúng tôi đã tiến hành điều tra tại Trường Tiểu học Phù Lỗ A, HuyệnSóc Sơn, Hà Nội.2.2 Phương pháp điều traChúng tôi đã phối hợp nhiều phương pháp khác nhau khi thu thập tàiliệu và số liệu. Các phương pháp chủ yếu:- Phương pháp khảo sát: đọc, chấm trực tiếp bài văn viết của học sinhlớp 4A2 và lớp 5A2.- Phương pháp thu thập tài liệu: mượn và photo các bài văn của họcsinh khối lớp 4 - 5 để lấy tài liệu.- Phương pháp điều tra thực tế: thống kê các lỗi.2.3 Cách thức tiến hànhChúng tôi đã thu các bài tập làm văn viết của học sinh, chấm và thốngkê các lỗi dùng từ, đặt câu theo chỉ số:- Các lỗi dùng từ- Các lỗi đặt câu2.4 Kết quả điều tra2.4.1 Kết quả thống kê và phân loạiChúng tôi thực hiện điều tra ở khối lớp 4 -5 tại Trường Tiểu học PhùLỗ A với 150 bài tập làm văn viết của học sinh khối 4, 150 bài tập làm vănviết của học sinh khối 5 và thống kê các lỗi trong bài văn viết của học sinhđược kết quả như sau:32 2.4.1.1. Các lỗi dùng từBảng 1. Các lỗi dùng từ của khối 4STTLỗiSố lượngTỉ lệ (%)1Lặp từ59271,52Dùng từ không đúng nghĩa10212,33Kết hợp từ8310,04Dùng từ không hợp phong cách516,2Tổng828100Nhận xét: Qua bảng thống kê trên, chúng tôi thấy học sinh mắc nhiềulỗi về lặp từ (592 lỗi lặp từ, chiếm 71,5% tổng số lỗi dùng từ), làm cho câurườm rà, tối nghĩa.Ví dụ 1: Hoa cúc đẹp thế nên ong bướm bay lượn đến cây hoa cúc nhàem rất nhiều.(Phạm Lương Huy Minh – Lớp 4A2)Ví dụ 2: Qua bức thư của Lan cho tớ thấy Lan học rất giỏi.(Nguyễn Bích Ly – Lớp 4A4)Từ đây cũng có thể thấy, ở khối 4, học sinh mắc các lỗi về dùng từkhông đúng nghĩa, kết hợp từ và dùng từ không đúng phong cách thì ít hơn(chiếm 28,5% tổng số lỗi dùng từ). Nguyên nhân là do từ các lớp dưới, cácem đã được rèn luyện kỹ năng tích lũy từ và dùng từ thuần thục.33

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Các biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5Các biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5
    • 67
    • 9,830
    • 23
  • Bài 19: Cấu tạo chất Bài 19: Cấu tạo chất
    • 14
    • 333
    • 0
  • Bài 19: Cấu tạo chất Bài 19: Cấu tạo chất
    • 14
    • 323
    • 3
  • FMIS DÀNH CHO HIỆU TRƯỞNG FMIS DÀNH CHO HIỆU TRƯỞNG
    • 100
    • 297
    • 0
  • taọ web riêng bắt đầu từ đây taọ web riêng bắt đầu từ đây
    • 24
    • 411
    • 0
  • Giao an lich su 6 - Tron bo Giao an lich su 6 - Tron bo
    • 82
    • 815
    • 0
  • Biến đổi nội năng Biến đổi nội năng
    • 19
    • 437
    • 0
  • giao an tin 10(kh1) giao an tin 10(kh1)
    • 50
    • 411
    • 0
  • Giao an lich su  9 - Tron bo Giao an lich su 9 - Tron bo
    • 91
    • 577
    • 2
  • Giao an HDNG len lop - lop 6 Giao an HDNG len lop - lop 6
    • 61
    • 525
    • 1
  • bao cao thanh toch bao cao thanh toch
    • 5
    • 247
    • 0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(546.9 KB) - Các biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5-67 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Ví Dụ Dùng Từ Không đúng Nghĩa