3 Phương Pháp Đo Độ PH Thông Dụng Và Cho Kết Quả Nhanh Nhất
Có thể bạn quan tâm
Như chúng ta đã biết, Độ pH được hiểu là chỉ số đo độ hoạt động của các ion H₃O⁺ (H+) trong môi trường dung dịch dưới sự tác động bởi 1 hằng số điện ly. Nếu lượng ion H+ trong dung dịch nhiều, hoạt động mạnh thì dung dịch đó mang tính axit, ngược lại nếu lượng ion H+ thấp thì dung dịch đó có tính bazơ. Nhưng làm cách nào để có thể xác định được độ pH một cách chính xác nhất?
Với nhu cầu nhận biết được độ pH từ cơ bản đến chính xác gần như tuyệt đối, cùng với sự nghiên cứu của các chuyên gia và các nhà khoa học, nhiều phương pháp đo độ pH đã được xác định và ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay. Tùy vào từng mục đích và điều kiện khác nhau mà có những cách xác định độ pH khác nhau. Hãy cùng CHOLAB tìm hiểu kĩ hơn về từng phương pháp đo độ pH qua bài viết dưới đây.
Sử dụng chất chỉ thị màu
Chất chỉ thị màu đo độ pH
Phương pháp chỉ thị màu là phương pháp được sử dụng từ rất lâu và khá phổ biến.
Về cơ bản. phương pháp này bao gồm hai cách làm: một là so sánh màu chuẩn tương ứng với một giá trị pH đã biết với màu của chất chỉ thị nhúng trong dung dịch cần đo sử dụng dung dịch đệm. Hai là chuẩn bị giấy kiểm tra pH được ngâm trong chất chỉ thị, sau đó nhúng giấy này vào dung dịch cần kiểm tra và so sánh màu của nó với màu chuẩn.
Đây là một phương pháp khá đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên cách làm này thường cho độ chính xác không cao và dễ mắc phải sai số như:
- Sai số do nồng độ cao của muối trong dung dịch
- Sai số do nhiệt độ của dung dịch
- Sai số do sự có mặt của các chất hữu cơ trong dung dịch
Tuy là phương pháp đo độ pH dễ thao tác nhưng hiện nay nó ít được sử dụng vì nhu cầu xác định độ pH cao hơn hiện nay của người dùng
Sử dụng giấy quỳ tím đo pH
Giấy quỳ tím đo pH
Giấy quỳ tím là dụng cụ để thử, nhận biết tính axit, bazơ của dung dịch nào đó. Khi dung dịch có tính axit, giấy quỳ tím sẽ chuyển thành màu đỏ, còn khi gặp dung dịch có tính bazơ, giấy quỳ tím sẽ chuyển sang màu xanh. Phương pháp này khi thực hiện cần có bảng màu xác định độ pH đi kèm để so sánh màu sắc của giấy quỳ sau khi nhúng vào dung dịch cần đo pH, mỗi một màu sẽ có độ pH khác nhau. Dựa vào việc so sánh màu sắc chuyển đổi của giấy quỳ với màu tương ứng của bảng màu pH sẽ xác định được độ pH muốn biết.
Đây là phương pháp khá đơn giản để thực hiện, chi phí thấp và thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm hay giáo dục. Phương pháp này dễ dàng xác định độ pH mà không cần nhiều kiến thức chuyên môn, cho kết quả nhanh.Tuy nhiên việc sử dụng giấy quỳ chỉ cho ta biết độ pH một cách tương đối, độ chính xác thấp dựa theo bảng màu.
Sử dụng thiết bị đo độ pH
Hiện nay, với nhu cầu xác định độ pH cho kết quả gần như tuyệt đối, các thiết bị điện tử chuyên dụng để đo độ pH đã ra đời. Máy đo pH đem lại độ chính xác cao, thời gian nhanh chóng, hầu hết các loại máy đo pH hiện nay sẽ xác định giá trị pH đến 2 con số thập phân.
Hiện nay, máy đo pH được chia làm 3 loại để phù hợp với từng nhu cầu và điều kiện sử dụng khác nhau.
Bút đo pH
Bút đo pH
- Bút đo pH hiện nay được chia là 2 loại:
- Bút đo pH đất: là loại bút chuyên đo độ pH của nhiều loại đất khác nhau. Việc xác định pH đất giúp ta tìm hiểu được đây là loại đất nào, thích hợp với loại cây trồng nào.
- Bút đo pH nước: là loại bút chuyên đo pH dung dịch, bằng cách nhúng đầu dò vào trong dung dịch. Sau ít phút bút sẽ hiện thị chính xác độ pH trong dung dịch đó.Đây là cách đo độ kiềm trong dung dịch được nhiều người sử dụng nhất.
- Bút đo pH được xem là thiết bị có kích thước nhỏ gọn nhất, được thiết kế có hình dạng như một chiếc bút. Với thiết kế nhỏ gọn như vậy, người sử dụng có thể dễ dàng cho túi áo và di chuyển dễ dàng, nó thường được sử dụng để đo các chất lỏng trong phòng thí nghiệm hoặc một số chất lỏng khác.
- Điểm nổi bật của bút đo là nó sử dụng năng lượng từ pin sạc, pin than và có khả năng nổi trên mặt nước giúp người dùng yên tâm hơn khi sử dụng nó. Tuy nhiên, tính năng của bút đo bị hạn chế hơn so với những thiết bị khác.
Máy đo pH cầm tay
Máy đo pH cầm tay
- Đây là một cải tiến về thiết kế, đem lại sự tiện lợi khi sử dụng bởi chúng là thiết bị cầm tay, khá dễ dàng cho việc di chuyển và sử dụng một cách khá linh hoạt trong nhiều môi trường khác nhau.
- Nhờ sự linh hoạt, và tiện lợi của nó mà loại máy này thường được dùng để đo pH ở những các hồ nuôi tôm, vườn trồng rau củ,..để xác định độ pH trong nước, đất.
- Máy đo pH cầm tay có thể đo và cho kết quả chính xác nồng độ pH của tất cả các loại dung dịch, đồ uống, máu hay các nguồn nước.
Máy đo pH để bàn
Máy đo pH để bàn
- Loại máy đo pH này được sử dụng trong các phòng thí nghiệm hoặc phòng nghiên cứu bởi kích thước khá lớn và được thiết kế đặt ở những vị trí cố định.
- Máy đo để bàn có nhiều tính năng hơn so với hai thiết bị ở trên và cho kết quả đo pH gần như tuyệt đối. Điểm nổi bật ở loại máy này là có thể tự động bù nhiệt, tự động hiệu chuẩn và đo được nhiều thông số hơn 2 loại máy còn lại.
- Các thao tác đều tự động và hiện thị kết quả ra màn hình hiển thị và lưu trữ kết quả trên máy tính thông minh.
- Điểm hạn chế của loại máy đo này chính là ở thiết kế khá lớn, chi phí cao và đòi hỏi chuyên môn cao khi sử dụng máy.
Hiện nay, với nhu cầu đo và biết chính xác độ pH của mẫu thử ngày càng cao của người sử dụng, nhu cầu sử dụng các dụng cụ, thiết bị đo pH cũng ngày một tăng cao. Hiểu được mong muốn của người sử dụng và đáp ứng từng nhu cầu khác nhau, CHOLAB là nơi chuyên phân phối các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm tốt nhất. Tự hào là một trong những đơn vị cung cấp hóa chất hàng đầu Việt Nam, CHOLAB sẽ là nơi giúp bạn có được những sản phẩm hoàn toàn chất lượng với giá cả tốt nhất. Nếu bạn có nhu cầu mua Giấy quỳ hoặc các thiết bị đo pH, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
Chúng tôi mong rằng qua bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin bổ ích về các phương pháp đo pH thông dụng. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn sản phẩm dễ dàng và phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau. Nếu bạn còn có bất kì thắc mắc nào về bài viết, vui lòng để lại lời nhắn phía dưới. Chúng tôi rất sẵn lòng được phục vụ và hợp tác với bạn trong tương lai.
Bài viết liên quan
Độ cứng là gì? Tìm hiểu về độ cứng HRC và những điều thú vị xung quanh nó - Chợ Lab
Thuốc thử là gì? Tìm hiểu một số loại thuốc thử hoá học thông dụng
Áp suất thẩm thấu và những vấn đề cơ bản liên quan
Từ khóa » Cách Xác định Ph Của Dung Dịch
-
PH Là Gì? Cách Kiểm Tra Độ PH? - Tin Cậy
-
Độ PH Là Gì? Cách Tính độ PH & Độ PH Của Một Số Dung Dịch
-
Độ Ph Là Gì? Cách Xác định Nồng độ Ph
-
8 Phương Pháp Thông Dụng để đo PH Chính Xác | E-TechMart
-
Công Thức Tính PH - Các Cách Tính Nồng độ PH [Chính Xác Nhất]
-
Độ PH Là Gì? Cách Xác định Ra Sao? Một Số độ PH Hiện Nay
-
Công Thức Tính PH Và Hướng Dẫn Giải Bài Tập Về độ PH
-
Hướng Dẫn 5 Cách đo PH Của Nước Chính Xác Và Nhanh Chóng
-
Phương Pháp Xác định PH Của Hỗn Hợp Các Dung Dịch Khác Nhau
-
Xác định Ph Của Dung Dịch Và Các đại Lượng Liên Quan - SlideShare
-
3 Phương Pháp Xác định độ PH Thông Dụng Nhất Hiện Nay
-
Xác định PH Của Dung Dịch Sau Khi Trộn
-
PH Là Gì? Công Thức Tính PH - Bài Tập Về PH Có đáp án
-
Đo PH Bằng Phương Pháp điện Hóa - Công Ty Cổ Phần Vistech