3 Phương Pháp Xử Lý Khí Thải NO2 - Môi Trường Hợp Nhất

8923 Lượt xem - Update nội dung: 17-06-2021 09:34

Đã kiểm duyệt nội dung

Ô nhiễm bầu khí quyển do oxit nito (NOx) ngày càng được quan tâm vì chúng góp phần gây hại đối với sức khỏe con người. Các nhà máy sản xuất axit nitric, vật liệu nitrat hóa như phân bón, hóa chất, luyện kim, lò nung xi măng, máy phát điện,… hoạt động với khoảng nhiệt độ khá cao là nguồn phát thải chính khí NO2.

Do những mối quan tâm liên quan đến ô nhiễm không khí gây ra mà việc nghiên cứu, kiểm soát và xử lý khí thải NO2 ngày càng quan trọng và cần thiết hơn.

Nguồn gốc phát sinh khí thải NO2

  • Tại các khu công nghiệp và đô thị lớn nồng độ khí NO2 rất lớn vì các hoạt động công nghiệp, phương tiện giao thông ngày càng tăng.
  • Tiếp xúc lâu với khí NO2 nồng độ cao làm trầm trọng thêm các bệnh về hô hấp, hen suyễn, triệu chứng ho, thở khò khè.
  • NO2 cùng với NOx phản ứng với các chất khác trong không khí hình thành vật chất dạng hạt và ozon. Chúng tương tác với nước, oxy và hóa chất trong khí quyển thành hiện tượng mưa axit gây hại cho hệ sinh thái tự nhiên.
  • Đặc điểm chung của NO2 cùng các oxit nito khác là bản chất ô nhiễm, ảnh hưởng đáng kể đến môi trường như phá hủy ozone tầng bình lưu, hiệu ứng nhà kính, mưa axit, sương mù quang hóa

3 phương pháp xử lý khí thải NO2

Các phương pháp xử lý khí thải NO2 phổ biến

Phương pháp vật lý

  • Dùng chất xúc tác phản ứng với khi NO2 ở nhiệt độ cao để khử, làm sạch khí nhờ tương tác hóa học. Nhờ vậy mà các chất độc được chuyển hóa thành hợp chất khác ít độc hại hơn.
  • Nguyên tắc xử lý khí NOx tiếp xúc khí khử trên bề mặt. Chất khử thường dùng như khí metan, khí tự nhiên, dầu mỏ, CO, khí than, hydro hoặc hỗn hợp nito-hydro.
  • Tùy theo từng loại chất xúc tác mà hiệu quả khử NO2 sẽ khác nhau.

Phương pháp hóa học

  • Người ta thường dùng ammoniac (SCR) làm chất khử. Đồng thời dùng Ca(OH)2 làm chất lọc khí với mục đích giảm nồng độ khí NO2.
  • Khi canxi nitri biến đổi tạo thành canxi nitrat nhờ xử lý bằng axit sunfuric. Phần khí NO được tái sử dụng trong quy trình sản xuất nitrit hoặc Ca(NO3)2 làm phân bón.
  • Để tăng hiệu quả người ta còn kết hợp thiết bị hấp thụ khí trên bề mặt nhằm tăng tỷ lệ tiếp xúc giữa pha khí và pha lỏng.
  • Giải pháp SCR được dùng phổ biến vì hiệu suất khử NO2 cao, tính chất, giá thành và tuổi thọ hệ thống cao. Chất xúc tác thường dùng gồm oxit kim loại, zeolite, oxit sắt và than hoạt tính.

Phương pháp sinh học

  • Đây là giải pháp đơn giản và thân thiện với môi trường vì khả năng kiểm soát ô nhiễm không khí, đặc biệt khử khí độc NO2.
  • Công nghệ sinh học tăng cường hấp thụ chất thải mà không lo bị phát thải chất ô nhiễm. Vì thế người ta coi đây là công nghệ xử lý xanh.
  • Không giống như các phương pháp khác, sinh học ít tiêu thụ hóa chất, thân thiện vì chủ yếu dùng VSV để phân hủy chất ô nhiễm.

Phần lớn khí NO2 được tạo ra từ các ngành công nghiệp do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Với những công nghệ nêu trên có thể áp dụng cho một số ngành công nghiệp nhất định vừa tăng hiệu quả loại bỏ khí NO2, không thải chất hóa học, chất độc hại cũng như quy trình vận hành đơn giản, đáng tin cậy.

Cuối cùng, nếu bạn đang tìm phương pháp xử lý khí thải tối ưu, sáng tạo và cạnh tranh nhất thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.

Từ khóa » Khí N02