3 Phương Pháp Xử Lý Nước Mặn Thành Nước Ngọt Tốt Nhất 2021
Có thể bạn quan tâm
Nước nhiễm mặn đang là lỗi lo của hàng triệu hộ dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và người dân miền Trung sau đợt lũ lụt. Họ phải liên tiếp gánh chịu những hậu quả từ nước nhiễm mặn. Nhiều hộ gia đình đã tìm các phương pháp xử lý nước mặn thành nước ngọt hay cách xử lý nước nhiễm mặn mà không có câu trả lời thỏa đáng.Vì vậy, bài viết này Activatedcarbon xin gửi tới bạn đọc những kiến thức cơ bản về nước nhiễm mặn và các cách lọc nước nhiễm mặn, cách giảm độ mặn của nước, đặc biệt là 3 phương pháp xử lý nước mặn thành nước ngọt đơn giản được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Tìm hiểu nhiễm mặn là gì?
Nước nhiễm mặn là nguồn nước có thành phần muối hòa tan (NaCl) vượt qua mức tiêu chuẩn cho phép. Nước nhiễm mặn xảy ra khi sự bốc hơi trong 6 - 9 tháng lớn hơn lượng mưa, thêm vào mực nước biển dâng khiến đất bị xâm nhập mặn và dẫn tới nguồn nước bị nhiễm mặn.Hiện nay, tình trạng nước nhiễm mặn ngày càng gay gắt, nó ảnh hưởng tới 10/13 tỉnh ở ĐBSCL trừ Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ. Ngoài ra, 5 tỉnh miền tây (Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Long An) cũng là những địa phương hứng chịu những hậu quả từ nước nhiễm mặn, xâm nhập mặn.Bài viết cùng chủ đề:
Cách xử lý nước giếng khoan bị nhiễm phèn
Cách làm máy lọc nước mini tự chế đơn giản cho gia đình
Nguyên nhân khiến nước bị nhiễm mặn
Ở nước ta, nguyên nhân chính khiến nước nhiễm mặn là do lượng mưa trên toàn lưu vực sông Mê Kông quá thấp do bị ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino. Lượng mưa này khiến lượng nước đổ về hạ nguồn không nhiều và dẫn tới tình trạng nước bị nhiễm mặn, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng.Ngoài ra, hiện tượng nguồn nước bị nhiễm mặn cũng xuất hiện bởi sự xâm nhập của nước đi vào trong đất liền gây cho nguồn nước ngọt ở các sông hồ, ao, suối bị nhiễm mặn bởi nước biển. Do đó, tình trạng nước ngập mặn thường xuất hiện ở những vùng trũng và gần biển.Thành phần, độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt
Xâm nhập mặn sẽ tích tụ muối trong nước, kiềm hóa, tích tụ natri bicacbonat và natri cacbonat, đồng thời làm tăng độ pH trong nước. Các ion có trong nước bị nhiễm mặn chính như: Na+, K+. Ca2+, Mg2+, Cl-.Khi nồng độ các chất này vượt quá ngưỡng "độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt" thì chắc chắn nguồn nước sẽ bị nhiễm mặn và bảng dưới đây là độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt mà bạn có thể tham khảo:
Độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt dựa trên các muối hòa tan theo ppt | |||
Nước ngọt | Nước lợ | Nước mặn | Nước muối |
10 hoặc 50 |
Nhờ bảng này, bạn có thể thấy độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt (nước ngọt) không được vượt quá 1 ppt/ lít. Nước lợ sẽ giới hạn từ 1 - 10 ppt/ lít, còn nước bị nhiễm mặn là nước có nồng độ từ 10 - 30 ppt/ lít.
Cách nhận biết nước nhiễm mặn
Một số phương pháp đơn giản để kiểm tra nước nhiễm mặn bạn có thể tham khảo như:- Dùng vị giác để thử: Nếu thấy nước có vị mặn hoặc tanh nồng thì rất có thể nguồn nước gia đình đang sử dụng đã bị nhiễm mặn.- Đun sôi nước: Đây là cách nhận biết nước bị nhiễm mặn đơn giản, bởi khi nước nhiễm mặn bị đun cạn sẽ xuất hiện mảng bám, cáu cặn dưới đáy nồi.- Dùng máy đo: Phương pháp thứ 3 sẽ vừa nhanh vừa chính xác, bạn chỉ cần dùng máy đo độ mặn trong nước là được.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước nhiễm mặn từ nguồn nước ngầm
Cách xử lý nước mặn này này chỉ nên áp dụng cho những doanh nghiệp, các đơn vị cung cấp nước quy mô lớn, bạn có thể tham khảo nhé:
Nước ngầm sau khi được bơm lên sẽ được đưa qua thiết bị khử sắt, lọc tạp chất, lọc mặn, vi khuẩn, mầm bệnh. Tại đây, tất cả các tạp chất lơ lửng, phèn sắt sẽ bị vật liệu lọc nước nhiễm mặn giữ lại.Sau đó, nước tiếp tục được bơm tới bồn chứa trung gian. Nước từ bồn chứa trung gian sẽ được bơm tăng áp và các thiết bị trong hệ thống xử lý nước nhiễm mặn bằng RO với công nghệ cao USA. Ở đây, muối trong nước sẽ được giữ lại và khử sạch. Sau đó, nguồn nước sẽ được điều chỉnh độ pH và chảy vào bồn chứa thành phẩm.
Vì sao cần xử lý nước nhiễm mặn?
Nước được xem là nguyên liệu không thể thiếu trong hoạt động sống của con người. Chúng ta có thể tồn tại nhiều ngày khi không có điện, thức ăn... nhưng nếu thiếu nước chỉ trong vài ngày thì mọi hoạt động và cả sự sống đều có thể bị đe dọa.Tuy nhiên, nếu sử dụng nước nhiễm mặn thường xuyên cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Nước nhiễm mặn sau khi vào cơ thể sễ hút hết nước của tế bào, gây ra hiện tượng mất nước và làm teo nhỏ tế bào. Khi các tế bào bị tổn thương và chết đi đồng nghĩa là hàng rào ngăn chặn vi khuẩn cũng sẽ biến mất. Do đó, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây ra các bệnh lý tiêu hóa như: tiêu chảy, nôn mửa, tiêu chảy cấp, viêm ruột cấp tính....Việc thường xuyên sử dụng nước nhiễm mặn để tắm rửa còn có thể gây ra các bệnh ngoài da như: viêm da, mụn nhọt, ghẻ lở, khô da... Khi sử dụng nước nhiễm mặn để giặt giũ cũng sẽ khiến quần áo nhanh xỉn màu, mục nát...Đối với ngành nông nghiệp, nước nhiễm mặn gây ảnh hưởng trực tiếp đến mùa màng, làm đất đai cằn cỗi, rất khó có thể phục hồi để trồng trọt gây ra những thiệt hại không nhỏ về kinh tế và đời sống của bà con.
Một số cách xử lý nước nhiễm mặn cho hộ gia đình
1. Xử lý nước nhiễm mặn bằng máy lọc
Máy lọc nước nhiễm mặn được đánh giá là cách làm giảm độ mặn của nước tốt nhất hiện nay. Mặc dù chi phí bỏ ra có hơi cao nhưng hiệu quả mà nó mang lại rất tuyệt vời. Bạn có thể lựa chọn một số máy xử lý nước mặn với công nghệ RO, Nano,...Xử lý nước nhiễm mặn bằng RO sẽ phụ thuộc vào nguyên lý chuyển động của các phân tử nước nhờ áp lực nén của máy tăng áp. Từ đó, nguồn nước sạch sẽ đi qua màng lọc, còn cặn bẩn, muối hòa tan sẽ được giữ lại và đào thải ra bên ngoài.
2. Sử dụng phương pháp chưng cất
Chưng cất là phương pháp dùng nhiệt để tách hỗn hợp đồng thể của các chất lỏng, khí. Trong quá trình xử lý nước nhiễm mặn sẽ tách riêng được nước và muối có trong hỗn hợp.Mặc dù phương pháp này có thể biến nước mặn thành nước ngọt nhưng hiệu suất của nó không cao, thời gian chưng cất quá dài nên người ta chỉ dùng phương pháp này trong phòng thí nghiệm là chủ yếu.
3. Sử dụng các vật liệu lọc
Thông thường nguồn nước nhiễm mặn sẽ nhiễm cả phèn, sắt, các hợp chất hữu cơ hòa tan.. nên bạn có thể áp dụng phương pháp xây bể lọc và sử dụng các loại vật liệu lọc nước thông dụng như: than hoạt tính, cát, sỏi, cát thạch anh, cát mangan,.. để loại bỏ các chất gây mặn trong nước.
Tổng hợp các loại vật liệu lọc nước nhiễm mặn thành nước ngọt
Phương pháp xây dựng bể lọc và sử dụng các loai vật liệu lọc để giảm độ mặn trong nước hiện nay được rất nhiều hộ gia đình áp dụng bởi chi phí xây dựng thấp, dễ thực hiện, thời gian sử dụng lâu dài và cực kì an toàn với sức khỏe. Các bạn có thể tham khảo cách xây dựng bể lọc và sắp xếp các vật liệu lọc nước nhiễm mặn tại đường link: https://activatedcarbon.vn/cach-lam-be-loc-nuoc-bang-than-hoat-tinh.htmĐó là phương pháp biến nước mặn thành nước ngọt áp dụng cho hộ gia đình để lấy nước sạch sử dụng trong sinh hoạt. Còn với việc xử lý nước nhiễm mặn trên diện rộng để đáp ứng lượng nước lớn sử dụng cho các hoạt động sản xuất trồng trọt thì sao? Với nhu cầu này, bạn vẫn hoàn toàn có thể sử dụng than hoạt tính để xử lý nước. Tuy nhiên, cần tập trung lượng nước, hạn chế dòng chảy để đạt hiệu quả tốt hơn.
Ví dụ: Đối với các công ty, xí nghiệp cần lượng nước lớn cho nồi hơi, rửa các thiết bị thì có thể xây dụng các bể chứa có thể tích lớn rồi sử dụng than hoạt tính để làm giảm độ mặn trong nước.
Bên trên là các phương pháp xử lý nước mặn thành nước ngọt đã được chúng tôi tổng hợp, chọn lọc và muốn gửi đến quý bạn đọc. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng những cách xử lý nước nhiễm mặn này để có một nguồn nước sạch sử dụng trong gia đình. Ngoài ra, nếu có nhu cầu mua than hoạt tính để lọc nước, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0945463214 để được tư vấn và hỗ trợ.
Chúc bạn thành công!
Từ khóa » Các Cách Lọc Nước Mặn Thành Nước Ngọt
-
Các Cách Lọc Nước Mặn Thành Nước Nước Ngọt Hiệu Quả (P2)
-
3 Cách Lọc Nước Mặn Thành Nước Ngọt Tại Nhà - Wepar
-
Chia Sẻ Cách Lọc Nước Nhiễm Mặn Thành Nước Ngọt đơn Giản Tự Chế
-
Lọc Nước Nhiễm Mặn Hiệu Quả Với 3 Cách đơn Giản
-
Có Thể Bạn Chưa Biết: Cách “biến” Nước Mặn Thành Nước Ngọt Tại ...
-
3 Cách Lọc Nước Mặn Thành Nước Ngọt Phổ Biến Nhất Tại Việt Nam
-
4 Cách Lọc Nước Mặn Thành Ngọt được Nhiều Người Lựa Chọn
-
3 Cách Xử Lý Nước Biển Thành Nước Ngọt đơn Giản Mà Hiệu Quả
-
Cách Lọc Nước Mặn đơn Giản Tại Nhà Cho Người Dân
-
3 Cách Xử Lý Nước Nhiễm Mặn đơn Giản, Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay
-
Phương Pháp Xử Lý Nước Mặn Thành Nước Ngọt An Toàn Hiệu Quả
-
Đánh Giá Các Phương Pháp Xử Lý Nước Mặn Thành Nước Ngọt
-
Phương Pháp Xử Lý Nước Mặn Thành Nước Ngọt
-
3 Cách Lọc Nước Biển Thành Nước Ngọt