3 Quy định Cần Lưu ý Khi Xây Dựng Trạm Biến áp
Có thể bạn quan tâm
Trước khi nắm được các lưu ý, chúng ta cùng tìm hiểu bản chất trạm biến áp
Trạm biến áp là thiết bị điện có tác dụng dùng truyền tải năng lượng hoặc tín hiệu điện giữa các mạch điện thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ. Nguyên lý hoạt động của trạm biến áp là biến đổi điện năng từ điện áp này sang điện áp khác mà vẫn giữ nguyên tần số của dòng điện.
Trạm biến áp là nơi đặt máy biến áp và các thiết bị điện khác nhằm phân chia và truyền tải dòng điện từ nơi cung cấp đến nơi tiêu thụ.
Vậy những đối tượng nào được phép xây dựng trạm biến áp?
1. Đối tượng xây dựng trạm biến áp
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Nghị định 137/2013/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực. Để xây dựng trạm biến áp, các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp, ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị định này phải được cấp giấy phép xây dựng trạm biến áp do cơ quan có thẩm quyền cấp và đáp ứng các điều kiện sau:
1.1. Là tổ chức tư vấn chuyên ngành, có năng lực chuyên môn về thiết kế công trình, thiết bị đường dây và trạm biến áp, bảo vệ rơ le, điều khiển tự động, đánh giá tác động môi trường, phân tích kinh tế - tài chính dự án cho các công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp phù hợp;
1.2. Có đội ngũ chuyên gia tư vấn bao gồm chuyên gia tư vấn chính và các chuyên gia tư vấn khác có kinh nghiệm trong các lĩnh vực cơ lý đường dây, thiết bị điện, điều khiển tự động, bảo vệ rơ le, tài chính dự án, địa chất, xây dựng, tổ chức thi công công trình đường dây và trạm biến áp;
1.3. Chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, hệ thống điện, điện kỹ thuật, thiết bị điện, tự động hóa, môi trường, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia thực hiện ít nhất một dự án đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp;
1.4. Chuyên gia tư vấn chính làm nhiệm vụ chuyên gia tư vấn chủ trì ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều này còn phải có kinh nghiệm chủ nhiệm đề án, chủ trì thực hiện dự án đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương hoặc đã tham gia thiết kế ít nhất ba dự án đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương;
1.5. Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng cần thiết cho việc tư vấn đầu tư xây dựng các công trình đường dây và trạm biến áp;
1.6. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng công trình đường dây và trạm biến áp như sau:
- Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
- Hạng 2: Có 15 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
- Hạng 3: Có 10 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
- Hạng 4: Có 05 chuyên gia trở lên, trong đó có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chủ trì;
Sau khi thoả mãn được các điều kiện trên thì việc tổ chức xây dựng trạm điện phải đảm bảo trách nhiệm xây dựng trạm biến áp theo quy định của pháp luật (Điều 5 Nghị định này):
- Đối với đơn vị phát điện: Đầu tư xây dựng trạm cắt, trạm biến áp trong phạm vi quản lý của mình đồng bộ với trang thiết bị công nghệ phát điện để đấu nối với hệ thống điện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
- Đối với đơn vị truyền tải, phân phối điện: Đầu tư xây dựng trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù công suất phản kháng trong phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
* Ngoài ra, theo Điều 15 Nghị đinh 137/2013/NĐ-CP, bên mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trạm biến áp riêng hoặc không có trạm biến áp riêng, nhưng có công suất sử dụng cực đại từ 40 kw trở lên có trách nhiệm:
+ Đăng ký biểu đồ phụ tải và đặc tính kỹ thuật công nghệ của thiết bị sử dụng điện với bên bán điện;
+ Đảm bảo hệ số cosφ ≥ 0,9 tại điểm đặt thiết bị đo đếm điện trong điều kiện hệ thống điện đảm bảo chất lượng điện năng theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
+ Lắp đặt thiết bị bù công suất phản kháng trong trường hợp hệ số cosφ < 0,9 để nâng hệ số cosφ ≥ 0,9 hoặc mua thêm công suất phản kháng trên hệ thống điện của bên bán điện. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, bên mua điện không phải mua công suất phản kháng khi thực hiện hệ số công suất cosφ từ 0,85 trở lên;
+ Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về sóng hài, dao động điện áp, nhấp nháy điện áp theo quy định.
2. Giấy tờ pháp lý và thời hạn quy định
Từ những thông tin trên chúng ta nắm được những thủ tục Pháp lý phục vụ cho việc xây dựng cũng như hoạt động điện lực của các đơn vị. Để rõ hơn, chúng tôi cung cấp thêm cho các đơn vị về nội dung của giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Điều 35 Luật Điện lực 2018.
- Tên, địa chỉ trụ sở của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực;
- Loại hình hoạt động điện lực;
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực;
- Phạm vi hoạt động điện lực;
- Kỹ thuật, công nghệ sử dụng trong hoạt động điện lực;
- Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực;
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải cấp hoặc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Phân hạng về quy mô của công trình xây dựng trạm biến áp
Hạng mức | Đường dây và trạm biến áp |
Hạng 1 | Trên 220 kV |
Hạng 2 | Đến 220 kV |
Hạng 3 | Đến 110 kV |
Hạng 4 | Đến 35 kV |
Bảng phân hạng về quy mô của công trình
Tùy theo trình độ năng lực chuyên môn, tổ chức hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng công trình điện có thể đăng ký một hoặc nhiều hoạt động: Lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công, đấu thầu cho công trình đường dây và trạm biến áp.
Quy mô trạm biến áp phụ thuộc vào công suất truyền tải, quy mô càng lớn thì điện áp càng cao. Có 4 cấp điện áp được phân thàng ra như sau:
- Siêu cao áp: Lớn hơn 500 kV;
- Cao áp: 66 kV, 110 kV, 220 kV, 500 kV;
- Trung áp: 6 kV, 10 kV, 15 kV,22 kV, 35 kV.;
- Hạ áp: 0.4 kV, 0.2 kV và các điện áp nhỏ hơn 1 kV.
Căn cứ vào mức độ điện áp ta có thể chia trạm biến áp thành 2 loại:
- Loại 1: Trạm biến áp trung gian nhận điện áp từ 35 kV đến 220 kV biến đổi thành điện áp ra 15 kV - 35 kV theo nhu cầu sử dụng;
- Loại 2: Trạm biến áp phân xưởng hay trạm biến áp phân phối nhận điện áp từ 6 kV đến 35 kV biến đổi thành điện áp ra 0.4 kV - 0.22 kV. Đây là trạm biến áp được dùng trong mạng hạ áp dân dụng, thường được sử dụng trong các công trình tòa nhà. Công suất định mức của trạm biến áp từ 160 đến 2500 kVA. Điện áp thứ cấp định mức 220/440 V.
Đối với mỗi loại trạm cụ thể sẽ có những ưu điểm khác nhau. Để hiểu rõ hơn về các loại trạm biến áp cũng như cấu tạo và quy trình xây dựng trạm, mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của Nhà thầu cơ điện Galaxy.
BBT Galaxy M&E
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Xây Dựng Trạm Biến áp
-
Tiêu Chuẩn Xây Dựng Trạm Biến áp - Công Ty Cổ Phần Cơ điện ASIA
-
Tiêu Chuẩn Xây Dựng Trạm Biến áp - Học Tốt
-
Thông Tư 38/2019/TT-BCT Quy Chuẩn Kỹ Thuật đối Với Trạm Biến áp ...
-
Tiêu Chuẩn Ngành 11TCN20:2006
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 3715:82 Về Trạm Biến áp Trọn Bộ Công ...
-
QCVN 07-5:2016/BXD Công Trình Cấp điện
-
Quy Trình Thủ Tục Lắp đặt Mới Trạm Biến áp
-
Phương Pháp Xây Lắp Trạm Biến áp Chuẩn Nhất 2021
-
Tiêu Chuẩn Xây Dựng Trạm Biến áp Full - Bật Bảo Vệ Avatar Fb
-
Tiêu Chuẩn Lắp đặt Trạm Biến áp - Sửa Nhà Hà Nội
-
[DOC] TCVN 9142-c - Tiêu Chuẩn
-
Tiêu Chuẩn Tiếp địa Trạm Biến áp?
-
[PDF] Quy định Về Công Tác Thiết Kế Dự án Lưới điện Cấp điện áp 110kv