3 Tiêu Chuẩn Quốc Gia Về Phòng Chống Mối Cho Công Trình đê, đập
Có thể bạn quan tâm
Đê, đập là những công trình trọng yếu mang tính chất an ninh quốc gia. Hiện nay, phần lớn đê, đập ở Việt Nam được cấu tạo từ đất. Đây là nguyên nhân dẫn đến mối có khả năng xâm nhập và phá hoại công trình. Đã có rất nhiều công trình đê, đập bị vỡ, sạt lở do mối gây ra. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho các công trình trọng điểm quốc gia này Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các tiêu chuẩn Quốc gia về phòng chống mối cho đê, đập. Cụ thể bao gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 8227:2009, Mối gây hại công trình đê, đập – Định loại, xác định đặc điểm sinh học, sinh thái học và đánh giá mức độ gây hại.
- TCVN 8479 : 2010, Công trình đê, đập – Yêu cầu kỹ thuật khảo sát mối, một số ẩn họa và xử lý mối gây hại
- TCVN 8480:2010, Công trình đê đập – Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát và xử lý mối gây hại
1. TCVN 8227:2009, Mối gây hại công trình đê, đập – Định loại, xác định đặc điểm sinh học, sinh thái học và đánh giá mức độ gây hại.
Nội dung của tiêu chuẩn bao gồm:
- Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này sử dụng để định loại các loài mối gây hại cho các công trình đê, đập đã xây dựng hoặc chuẩn bị xây dựng mới và xác định đặc điểm sinh học, sinh tháI học, đồng thời đánh giá mức độ gây hại của chúng.
- Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1 Tổ mối ở đê, đập (tổ mối) (termite nest in dikes and dams)
Là các cấu trúc ở đê, đập do mối tạo ra, thường gồm một số khoang tổ và hệ thống hang giao thông, thông khí, đường đi lấy nước.
2.2 Tổ mối nổi (epigeous nest)
Là tổ có một phần cấu trúc thường xuyên nằm trên mặt đất.
2.3 Tổ mối chìm (subterranean nest)
Là tổ có toàn bộ cấu trúc nằm dưới mặt đất.
2.4 Khoang chính (main chamber)
Là khoang lớn nhất của tổ mối, nơi thường có hoàng cung, tập trung nhiều cá thể mối, thức ăn và vườn nấm (đối với mối Macrotermitinae).
2.5 Khoang phụ (auxiliary chamber)
Là các khoang nhỏ, nơi mối chứa thức ăn và thường có vườn cấy nấm (đối với mối Macrotermitinae).
2.6 Hang giao thông (tunnel)
Là đường đi ngầm của mối, nối các khoang trong tổ với nhau và từ khoang tổ đi ra bên ngoài để mối đi kiếm thức ăn và lấy nước.
2.7 Hang thông khí (chimney)
Là hang nối từ khoang chính lên gần mặt đất để trao đổi không khí.
2.8 Phòng đợi bay (exit hole)
Là khoang tập trung mối cánh chuẩn bị bay giao hoan.
2.9 Lỗ vũ hoá (swarming hole)
Là nơi mối cánh bay ra khỏi tổ trong mùa giao hoan.
2.10 Bay giao hoan (swarming)
là hiện tượng mối cánh đồng loạt bay ra khỏi tổ, kết đôi để tạo lập tổ mối mới.
2.11 Mối cánh (alate termite)
Là cá thể có cánh và có cơ quan sinh dục phát triển, chúng gồm có mối cánh đực và mối cánh cái giữ chức năng tạo lập tổ mới.
2.12 Mối chúa (queen termite)
Là cá thể có chức năng sinh sản, được hình thành từ mối cánh cái.
2.13 Mối vua (king termite)
Là cá thể có chức năng sinh sản, được hình thành từ mối cánh đực.
2.14 Hoàng cung (royal cell)
Là nơi ở chính của mối vua và mối chúa.
2.15 Mối lính (soldier termite)
Là cá thể không sinh sản, chuyên hoá với chức năng bảo vệ, không có khả năng tự kiếm thức ăn, có cấu tạo đầu, hàm trên đặc trưng cho loài.
2.16 Mối thợ (worker termite)
Là cá thể không sinh sản có chức năng xây tổ, kiếm ăn nuôi cả đàn.
2.17 Định loại mối (termite identify)
Là việc xác định tên khoa học của vật mẫu trong hệ thống phân loại mối.
2.18 Đặc điểm sinh học (biological characteristics)
Là đặc điểm về các hoạt động sống của các cá thể mối.
2.19 Đặc điểm sinh thái học (ecological characteristics)
Là đặc điểm về mối quan hệ tương hỗ giữa mối và các điều kiện môi trường.
2.20 Chiều sâu khoang chính (depth of the main chamber)
Là khoảng cách từ mặt đất chiếu xuống giữa đáy khoang chính.
2.21 Đường kính khoang chính và khoang phụ (diameter of the main chamber and auxiliary chambers)
Là khoảng cách rộng nhất của khoang.
2.22 Đường kính trung bình khoang phụ (diameter of the auxiliary chambers on average)
Là giá trị trung bình đường kính các khoang phụ.
2.23 Chiều sâu trung bình khoang phụ (depth of the auxiliary chambers on average)
Là khoảng cách trung bình từ mặt đất tới đáy các khoang phụ tổ mối.
2.24 Mức độ gây hại (termite’s damage)
Là tổng thể tích phần rỗng của cấu trúc tổ mối, vị trí và phân bố của chúng ở đê, đập.
- Các ký hiệu viết tắt
…..
Chi tiết xin xem file đính kèm tại đây
2. TCVN 8479 : 2010, Công trình đê, đập – Yêu cầu kỹ thuật khảo sát mối, một số ẩn họa và xử lý mối gây hại
Nội dung của tiêu chuẩn bao gồm:
- Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho công tác khảo sát mối, một số ẩn họa cho thân đê sông, đập đất, kênh dẫn nước đang vận hành hoặc nền đập chuẩn bị xây dựng, môi trường xung quanh, mỏ vật liệu đất đắp và công tác xử lý mối gây hại trong các công trình đê, đập.
- Tài liệu viện dẫn
TCVN 8480:2010, Công trình đê đập – Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát và xử lý mối gây hại
TCVN 8227:2009, Mối gây hại công trình đê, đập – Định loại, xác định đặc điểm sinh học, sinh thái học và đánh giá mức độ gây hại
14 TCN 1:2004, Quy trình kỹ thuật phụt vữa gia cố đê
TCXD 174:1989, Đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh.
- Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Tổ mối ở đê, đập (tổ mối) (termite nest in dike and dam)
Là các cấu trúc ở đê, đập do mối tạo ra, thường gồm một số khoang tổ và hệ thống hang giao thông, thông khí, đường đi lấy nước.
3.2. Tổ mối nổi (epigeous nest)
Là tổ mối có một phần cấu trúc thường xuyên nằm trên mặt đất.
3.3. Tổ mối chìm (subterranean nest)
Là tổ mối có toàn bộ cấu trúc nằm dưới mặt đất.
3.4. Khoang tổ mối (chamber)
Là khoang rỗng do mối tạo ra.
3.5. Đường kính khoang tổ (diameter of chamber)
Là khoảng cách rộng nhất của khoang tổ.
3.6. Khoang chính (main chamber)
Là khoang lớn nhất của tổ mối, nơi thường có hoàng cung, tập trung nhiều cá thể mối, thức ăn và vườn nấm.
3.7. Hang thông khí (chimney)
Là hang nối từ khoang chính lên gần mặt đất để trao đổi không khí.
3.8. Hang giao thông (tunnel)
Là đường đi ngầm của mối, nối các khoang tổ với nhau và từ khoang tổ đi ra bên ngoài để mối đi kiếm thức ăn và lấy nước.
3.9. Lỗ bay phân đàn (fly castle)
Là nơi mối cánh bay ra khỏi tổ trong mùa giao hoan.
3.10. Đường mui (mude tube)
Là cấu trúc do mối xây dựng trên bề mặt các vật thể, dùng để đi lại và khai thác thức ăn.
3.11. Khu vực tổ mối (area including whole nest)
Là diện tích bề mặt đất mà ở đó bao gồm hầu hết các dấu hiệu xác định 1 hay một số tổ mối mới.
3.12. Định loại mối (termite identifycation)
Là việc xác định tên khoa học của mẫu vật trong hệ thống phân loại mối.
3.13. Âm họa (abnormality)
Là hang rỗng, khe nứt, vùng thấm và bất đồng nhất về độ chặt.
3.14. SIR System-10B
Là tên thiết bị ra đa đất.
3.15. Tần số trung tâm (frequency)
Là tần số thiết kế phát và thu sóng điện từ của ăng ten ra đa đất.
3.16. Radan For Windows
Là một phần mềm xử lý số liệu của thiết bị ra đa đất SIR System-10B.
3.17. SuperSting R1/IP
Là tên thiết bị thăm dò điện
3.18. Earthlmager 2D, 3D
Là phần mềm xử lý số liệu của thiết bị điện SuperSting R1/IP
3.19. Điện cực (electrode)
Là tên bộ phận phát và thu tín hiệu điện của thiết bị thăm dò điện.
3.20. Hệ cực (electrode set-up)
Là cách bố trí các điện cực.
3.21. Hệ cực Schlumberger, hệ cực Wenner, hệ cực Dipole – Dipole
Là tên gọi các loại hệ cực của thiết bị thăm dò điện.
3.22. Thân đê (dike’s body)
Là phần tính từ chân đê đến đỉnh đê.
3.23. Thân đập (dam’s body)
Là phần đất đắp tính từ chân và vai đến mặt đập.
- Các ký hiệu viết tắt
….
Chi tiết xin xem file đính kèm tại đây
3. TCVN 8480:2010, Công trình đê đập – Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát và xử lý mối gây hại
Nội dung của tiêu chuẩn bao gồm:
- Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho công tác khảo sát và xử lý mối gây hại cho đê sông, đập đất, kênh dẫn nước đang vận hành hoặc trước khi tôn cao, áp trúc, xây dựng mới và mỏ vật liệu đất.
- Tài liệu viện dẫn
TCVN 8479 : 2010, Công trình đê, đập – Yêu cầu kỹ thuật khảo sát mối, một số ẩn họa và xử lý mối gây hại;
TCVN 8227 : 2009, Mối gây hại công trình đê, đập – Định loại, xác định đặc điểm sinh học, sinh thái học và đánh giá mức độ gây hại.
- Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1. Tổ mối ở đê, đập (tổ mối) (temite nest in dikes and dams)
Là các cấu trúc ở đê, đập do mối tạo ra, thường gồm một số khoang tổ và hệ thống hang giao thông, thông khí, đường đi lấy nước.
3.2. Tổ mối nổi (epigeous nest)
Là tổ có một phần cấu cấu trúc thường xuyên nằm trên mặt đất.
3.3. Tổ mối chìm (subterranean nest)
Là tổ có toàn bộ cấu trúc thường xuyên nằm dưới mặt đất.
3.4. Khoang tổ mối (chamber)
Là khoang rỗng do mối tạo ra.
3.5. Đường kính khoang tổ (diameter of the chamber)
Là khoảng cách rộng nhất của khoang tổ.
3.6. Khoang chính (main chamber)
Là khoang lớn nhất của tổ mối, nơi thường có hoàng cung, tập trung nhiều cá thể mối, thức ăn và vườn nấm.
3.7. Hang thông khí (chimney)
Là hang nối từ khoang chính lên gần mặt đất để trao đổi không khí.
3.8. Hang giao thông (tunnel)
Là đường đi ngầm của mối, nối các khoang trong tổ với nhau và từ khoang tổ đi ra bên ngoài để mối đi kiếm thức ăn và lấy nước.
3.9. Lỗ bay phân đàn (fly castle)
Là nơi mối cánh bay ra khỏi tổ trong mùa giao hoan.
3.10. Phòng đợi bay (exit hole)
Là khoang tập trung mối cánh chuẩn bị bay giao hoan.
3.11. Khu vực tổ mối (area including whole nest)
Là diện tích bề mặt đất mà ở đó bao gồm hầu hết các dấu hiệu xác định 1 hay một số tổ mối.
3.12. Định loại mối (termite identifycation)
Là việc xác định tên khoa học của mẫu vật trong hệ thống phân loại mối.
3.13. SIR System-10B
Là tên thiết bị ra đa đất.
3.14. Tần số trung tâm (frequency)
Là tần số thiết kế phát và thu sóng điện từ của ăng ten ra đa đất.
3.15. Radan For Windows
Là một phần mềm xử lý số liệu của thiết bị ra đa đất SIR System-10B.
3.16. Thân đê (dike’s body)
Là phần tính từ chân đê đến đỉnh đê.
3.17. Thân đập (dam’s body)
Là phần đất đắp tính từ chân và vai đập đến mặt đập.
….
Chi tiết xin xem file đính kèm tại đây
Trên đây là tóm tắt về nội dung của 3 tiêu chuẩn phòng chống mối cho đê, đập: TCVN 8227 : 2009, TCVN 8479 : 2010, TCVN 8480 : 2010. Nếu bạn đọc muốn biết thêm thông tin hoặc tư vấn chi tiết xin liên hệ trực tiếp.
Là công ty hàng trong lĩnh vực phòng và diệt mối. Công ty TNHH Diệt mối và Khử trùng Nam Bắc chúng tôi với kinh nghiệm lâu năm luôn tuân thủ các Tiêu chuẩn Quốc gia về phòng và diệt mối. Chúng tôi cung cấp dịch vụ phòng và diệt mối tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Quý khách hàng có nhu cầu phòng và diệt mối tận gốc ở Hà Nội tại các quận như:
- Diệt mối tại Cầu Giấy;
- Diệt mối ở Đống Đa;
- Phòng và diệt mối tại Ba Đình;
- Diệt mối tại Hai Bà Trưng,
- Diệt mối ở Hoàn Kiếm;
- Diệt mối tại Long Biên;
- Phòng và diệt mối ở Tây Hồ;
- Phòng và diệt mối tại Thanh Xuân,
- Phòng và diệt mối ở Hoàng Mai;
- Diệt mối tại Bắc Từ Liêm;
- Diệt mối ở Nam Từ Liêm;
- Diệt mối tại Hà Đông,
- Diệt mối ở Gia Lâm,
- …
Hãy vui lòng liên hệ trực tiếp:
Văn phòng Công ty TNHH Diệt mối và khử trùng Nam Bắc:
Văn phòng 1: Phòng 1518 – Tòa nhà CT5/DN3 – Nguyễn Cơ Thạch – Mỹ Đình 2 – Nam Từ Liêm – Hà Nội
Văn phòng 2: 156 Ngõ 290 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội
Hotline: 0915.550.556
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Thiết Kế Chống Mối
-
TCVN 7958:2017
-
TCVN 7958:2017 - Bảo Vệ Công Trình Xây Dựng. Phòng Chống Mối ...
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 8268:2017 Về Bảo Vệ Công Trình Xây Dựng
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia Về Phòng Chống Mối Cho Công Trình Xây Dựng
-
Áp Dụng Tiêu Chuẩn Phòng Chống Mối Trong Công Trình Xây Dựng
-
Biện Pháp Chống Mối Công Trình Mới Nhất 2022 - Diệt Côn Trùng
-
Tiêu Chuẩn Phòng Chống Mối Cho Công Trình Xây Dựng
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 8268:2009 Về Bảo Vệ Công Trình Xây Dựng
-
Quy định Về Phòng Chống Mối Công Trình Xây Dựng - Khử Trùng ...
-
Thiết Kế Cách Phòng Chống Mối Công Trình
-
Tiêu Chuẩn Phòng Chống Mối Công Trình Xây Dựng
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 7958:2008 Về Bảo Vệ Công Trình Xây Dựng
-
Tiêu Chuẩn TCVN 7958:2017 Phòng Chống Mối Cho Công Trình Xây ...
-
Phòng Chống Mối Công Trình Xây Dựng