3 Trào Lưu Trình Diễn Thời Trang Áo Dài Trong Lịch Sử

Khái niệm Áo dài và trình diễn thời trang Áo dài phụ nữ Việt Nam

Áo dài là loại áo mặc của cả nam và nữ, khá phổ biến ở người Kinh và dân tộc thiểu số Việt Nam. Những năm 30 của thế kỷ XX, sự dung hợp văn hóa giữa các dân tộc, cộng đồng Bắc-Nam-Đông-Tây đã khiến chiếc áo tứ thân của miền Bắc, chiếc Áo dài ngũ thân (5 thân), chiếc Áo dài bít tà của người Chăm và những tư tưởng thẩm mỹ Phương Tây được các nhà tạo mẫu hợp nhất trong chiếc Áo dài phụ nữ Việt Nam.

3 trào lưu trình diễn thời trang Áo dài qua các thời kỳ lịch sử - Ảnh 1.

TS Dương Thị Kim Đức trình bày công trình nghiên cứu tại Hội thảo "Áo dài Việt Nam: Nhận diện, tập quán, giá trị và bản sắc" diễn ra ngày 16/6/2020 tại Hà Nội

Trình diễn Áo dài mặc dù cũng là trình diễn trang phục nhưng không chỉ xuất phát từ việc thúc đẩy tiếp thị và quảng cáo hàng hóa thời trang của các nhà may, nhà thiết kế như trình diễn thời trang thông thường.

Cùng với nguồn gốc lâu đời và phong phú của Áo dài phụ nữ Việt Nam, thông qua sinh hoạt văn hóa phổ biến là các loại hình nghệ thuật, lễ hội dân gian nói chung, trong đó đáng chú ý là nghệ thuật hát Chèo, mà vẻ đẹp của tà Áo dài thông qua vẻ đẹp dung nhan, sắc vóc của các cô đào chèo trong trang phục Áo dài tứ thân, 5 thân trên sân khấu chèo cổ sân đình được "trình diễn" và tái tạo trong cảm quan thẩm mỹ của người Việt từ nhiều đời nay, đó cũng là "khởi thủy" của hình thức "trình diễn" trang phục Áo dài phụ nữ Việt Nam.

Ba trào lưu trình diễn thời trang áo dài phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử - Ảnh 1.

Cô đào trong trang phục Áo dài tứ thân vở chèo "Thị Màu lên chùa". Ảnh: Nguyễn Huỳnh Mai

Những trào lưu cách tân Áo dài Việt Nam được bắt đầu từ những năm 1930, sau đó khoảng 30 năm, một trào lưu cách tân mới lại xuất hiện với các NTK Áo dài tiêu biểu (Trào lưu thứ nhất: Những năm 1930; Trào lưu thứ hai: Những năm 1960-1970; Trào lưu thứ ba: Những năm 1990).

Trình diễn Áo dài và trào lưu cách tân đầu tiên, những năm 1930

Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc là xã hội thực dân, nửa phong kiến. Đây là thời kỳ tiếp xúc đầu tiên của văn hóa cổ truyền Việt Nam với phương Tây hiện đại, thông qua văn hóa Pháp du nhập có tính chất cưỡng bức. Các đô thị kiểu phương Tây dần hình thành, các ngành nghề mới xuất hiện.

Bên cạnh đó, sự phân hóa tinh thần cũng diễn ra ngày một rõ ràng, số trí thức Tây học ngày một nhiều, điều này dẫn đến sự du nhập nhiều luồng tư tưởng, văn hóa, tri thức mới vào đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam. Xuất hiện nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật mới: ca kịch cải lương, kịch nói, tiểu thuyết, báo chí… Người Việt được tiếp xúc nhiều hơn với nền văn minh, nghệ thuật, và cả thời trang Paris, Pháp.

Cùng với sự thay đổi quan niệm thẩm mỹ về vẻ đẹp người phụ nữ, biểu diễn trang phục Áo dài đã trở thành phần thi để đánh giá vẻ đẹp của các thí sinh trong cuộc thi người đẹp và hoa hậu ở Việt Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20. Các cuộc thi nói trên tuy mở vào những năm khác nhau nhưng đều lấy Áo dài và các tiêu chí phù hợp với nét đẹp duyên dáng Việt Nam để trao vương miện.

Trong bối cảnh như vậy, trang phục Áo dài phụ nữ Việt Nam bước vào giai đoạn cách tân và biến đổi theo xu hướng: đó là cải biến Áo dài phụ nữ thành thị tiếp nhận những nhân tố mới của phương Tây. Trong khi đó ở nông thôn về cơ bản trang phục phụ nữ không có gì thay đổi so với giai đoạn trước.

Ba trào lưu trình diễn thời trang áo dài phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử - Ảnh 2.

Hình ảnh phụ nữ Hà Nội mặc Áo dài trên bưu ảnh Đông Dương của Pháp đầu thế kỷ XX

Ba trào lưu trình diễn thời trang áo dài phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử - Ảnh 3.

Hình kết cấu Áo dài phụ nữ Việt Nam (tính từ những năm 1970, sau khi có tay raglan)

Năm 1934, trên chuyên đề Đẹp của báo Phong Hóa, họa sĩ Nguyễn Cát Tường đã giới thiệu bộ sưu tập "Hoa hồng giờ Tý", gồm những mẫu áo được đặt tên là "Le Mur". Dù tạo được tiếng vang lớn nhưng "Áo dài Le Mur" gặp phải sự chống đối khá kịch liệt từ phía những nhà Nho hủ cựu. Sau đó, họa sĩ Lê Phổ chỉnh thêm vài chi tiết, "Áo dài Le Mur" đã thuyết phục phụ nữ từ Bắc đến Nam.

Ba trào lưu trình diễn thời trang áo dài phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử - Ảnh 4.

Cô Nguyễn Thị Hậu trong Áo dài Le Mur

Ba trào lưu trình diễn thời trang áo dài phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử - Ảnh 5.

Áo dài Lê Phổ

Họa sĩ Cát Tường cũng là "nhà thiết kế" đầu tiên tổ chức những buổi "trình diễn" thời trang "Áo dài Le Mur" (tên tiếng Pháp của ông) tại các hội chợ từ Bắc vào Nam, do những "người mẫu" được tuyển chọn trong giới trí thức, sinh viên, học sinh.

Ngày nay, qua các tư liệu về báo chí, ảnh chụp cũng như bản vẽ và bài viết của ông trên báo Phong Hóa, ta có thể nhìn nhận tương đối đầy đủ về quan niệm, cách thức cũng như những đóng góp của ông cho việc cách tân Áo dài phụ nữ Việt Nam.

Ba trào lưu trình diễn thời trang áo dài phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử - Ảnh 6.

Người đội mũ - bà Le Mur Nguyễn Cát Tường và các bạn trong trang phục Áo dài Le Mur những năm 1930

Trào lưu cách tân lần thứ 2, những năm 1960 - 1970

Cho đến cuối thế kỷ 19, Sài Gòn đã nhanh chóng trở thành "hòn ngọc Viễn Đông" - một trung tâm kinh tế, văn hoá của chế độ thuộc Pháp. Sau người Pháp là người Mỹ trong suốt 20 năm (1955-1975).

Văn hoá Mỹ với lối sống gấp, hưởng thụ, chủ nghĩa cá nhân, dần thay thế văn hoá Pháp, ảnh hưởng trên mảnh đất Sài Gòn trên nhiều phương diện… Văn hoá Sài Gòn lúc này hơn bao giờ hết đã phát huy được toàn bộ sức mạnh nội lực từ bản thân của mình để vừa tiếp thu (tính tích cực của văn hoá Mỹ) và cũng đề kháng lại những văn hoá ngoại lai đi ngược lại truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Cho đến cuối thập niên 1950, miền Nam Việt Nam khi đó, đi cùng với văn hóa, lối sống Mỹ là thời trang Mỹ với lối ăn mặc như quần Jeans, quần ống loe, với các trào lưu "Hippy", "Mini jupe"... Bên cạnh các trào lưu cách tân Áo dài phụ nữ Việt Nam diễn ra phong phú và đa dạng.

3 trào lưu trình diễn thời trang Áo dài trong lịch sử - Ảnh 8.

Áo dài chít eo. Ảnh: Life

Một số cách tân khác:

Đầu những năm 1960, nhà may Dung Đakao ở Sài Gòn tung ra một kiểu áo mới: "Áo dài Raglan" mặc với quần xéo. Kiểu ráp tay này giúp xóa bớt những đường nhăn 2 bên nách và vai tăng tính thẩm mỹ của phần trên thân áo. Chiếc quần xéo may bằng hàng mềm gấp xéo góc khi cắt hông ôm sát người nhưng 2 ống lòa xòa mà mỗi bước đi thấp thoáng thấy mũi giày ẩn hiện dưới sóng lụa.

Năm 1968, giới phụ nữ trẻ thích mặc một lối áo mới, phần nhiều chỉ dài tới đầu gối, phía trên sát vào thân, dùng nhiều loại hàng ngoại màu sắc rực rỡ, các cô gọi là "Áo dài hippy", thời trang đó cũng không được nhiều người hưởng ứng, đa số chỉ chấp nhận việc dùng hàng mới có in bông hoa để may áo dùng trong những trường hợp đặc biệt (tiệc cưới, dạ hội…).

Đầu những năm 1970, để thích ứng với thời trang váy ngắn, quần loe của thanh niên theo lối Hippy, "Áo dài mini" đã xuất hiện và ngay lập tức trở thành mốt thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng ra và không chiết eo, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể; cổ áo may thấp xuống còn 3cm; vai áo bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn; quần khi đó được may rất dài, gấu rộng đến 60cm.

Cuối những năm 1960 đầu những năm 1970, Áo dài phụ nữ Việt Nam có thể nói đã tiếp cận trực tiếp với các trào lưu thời trang thế giới thời điểm đó. Việc kinh qua các sự thử nghiệm về kết cấu, tỉ lệ, trang trí… đã đặt nền tảng cho sự hoàn thiện của Áo dài ngày nay.

Trào lưu cách tân lần thứ 3, những năm 1990

Những năm 1980, thời trang thế giới với ngành quảng cáo, người mẫu phát mạnh mẽ đã thực sự trở thành một nền công nghiệp mang tính văn hóa cao. Mặt khác sự xuất hiện của các nhà tạo mẫu châu Á trong hàng ngũ các nhà tạo mẫu nổi tiếng thế giới cùng với hành trình về phương Đông của người Phương Tây đã làm chuyển biến tư tưởng sáng tạo thời trang trên thế giới.

Trong bối cảnh đó, năm 1986, Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường đã tác động đến sự biến đổi của con người và văn hoá Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

3 trào lưu trình diễn thời trang Áo dài trong lịch sử - Ảnh 9.

Đỗ Thị Kiều Khanh đăng quang ngôi vị Hoa hậu Áo dài năm 1989

Đến năm 1989, lần đầu tiên cuộc thi "Hoa hậu Áo dài" do Báo Phụ nữ TPHCM được tổ chức đã có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội, nhất là cộng đồng người Việt trên toàn cầu. Tên gọi quốc tế của nó không phải là "Viet Nam traditional dress" mà là "Ao dai".

Áo dài đã bứt khỏi ý nghĩa chỉ là một trang phục thông thường để trở thành đại diện cho vẻ đẹp về văn hóa và truyền thống của người Việt Nam dù đó là ở bất kỳ đâu trên thế giới. Tuy nhiên, biểu diễn thời trang Áo dài vẫn chưa thực sự được hình thành trong thời gian này...

(Còn nữa)

Từ khóa » Thời Trang Biểu Diễn áo Dài