3 Ý Tưởng Tái Chế Rác Thải Nhựa Đơn Giản, Hữu Ích Nhất

Những ý tưởng tái chế rác thải nhựa, ý tưởng tái chế bảo vệ môi trường hay

Ý tưởng tái chế rác thải nhựa thành chậu trồng cây

Các sản phẩm rác thải nhựa rất lâu phân hủy trong môi trường. Vì thế, tận dụng chúng để làm chậu cây trồng hoa hay rau xanh đẹp mắt là ý tưởng tái chế bảo vệ môi trường rất thích hợp và còn góp phần giảm thải rác ra môi trường. Đối với cách tái chế rác thải nhựa (STEM) này, bạn có thể dùng chai nhựa, cốc uống nước nhựa, hộp nhựa để làm chậu trồng cây.

Đầu tiên, bạn lấy các chai nhựa đựng nước, dầu ăn, gia vị… rửa sạch sẽ bằng nước rửa chén rồi để chúng khô tự nhiên. Sau đó, bạn dùng que sắt nung nóng để tạo thành những lỗ thoát nước dưới đáy rồi cho đất vào. Sau khi hoàn thành, bạn có thể trồng các loại rau dễ sinh trưởng như xà lách, rau cải, mồng tơi… trên ban công hay tầng thượng.

Với hộp nhựa, lọ mỹ phẩm nhựa nhỏ có thể trồng cây cảnh mini như sen đá, xương rồng, cẩm nhung… bên cửa sổ. Với cốc uống nước bằng nhựa, bạn có thể trồng các loại cây thủy sinh như trầu bà, ngọc ngân… treo trên tường hay trước cửa nhà.

Chậu cây hình mèo trang trí chứa cây xanh đặt trên bàn gỗ.

Xem thêm: Cách tái chế chai nhựa thành chậu hoa 

Ý tưởng tái chế rác thải thành đồ trang trí

Việc tái chế chai nhựa thành đồ trang trí mang đến các ưu điểm như giúp bạn tiết kiệm chi phí, ý tưởng tái chế bảo vệ môi trường và có được các món đồ đẹp mắt. Trước khi thực hiện cách tái chế rác thải, bạn cần chuẩn bị thêm các vật dụng và nguyên liệu kèm theo để giúp hoàn thiện đồ trang trí từ rác thải.

Bên cạnh đó, quá trình tác chế này còn là một cách thiết thực để bạn giáo dục con cái về sự tiết kiệm và khơi gợi khả năng sáng tạo trong trẻ. Đối với ý tưởng tái chế rác thải này, bạn có thể “sưu tập” thìa nhựa sau mỗi lần ăn sữa chua, cơm hộp... sau đó lắp ráp chúng với súng bắn keo để tạo thành đèn chùm siêu đẹp cho bàn làm việc.

Bạn cũng có thể tận dụng chai thủy tinh trong suốt thêm thắt vài sợi dây thường nhỏ bên ngoài và một dây đèn nháy bên trong cho không gian phòng khách trở nên lung linh, sống động. Một bó hoa từ giấy báo bỏ đi cắm trong chai thủy tinh cũ sẽ thành món đồ xinh xắn cho bàn trà hay ô cửa sổ nhà bạn.

Đèn treo làm từ chai thủy tinh màu nâu với nến bên trong, treo dưới cành cây.Ba lọ thủy tinh có chứa dây đèn led phát sáng trên nền tối.

Ý tưởng tái chế rác thải nhựa thành vật dụng trong gia đình

Có rất nhiều món đồ sau khi hỏng hóc vẫn có thể biến thành các vật dụng khác cho gia đình bạn. Đối với các can nhựa lớn, cách tái chế rác thải là bạn có thể cắt đôi chúng theo đường vát xéo để làm hốt rác. Bạn cũng có thể tận dụng lốp xe tải không dùng đến làm thành giường ngủ cho thú cưng hay bồn trồng cây. Đối với việc tái chế quần áo cũ, bạn bện lại thành thảm chùi chân hoặc thảm lót cho thú cưng đây là ý tưởng tái chế bảo vệ môi trường rất hữu ích. Ý tưởng tái chế rác thải nhựa này được nhiều người áp dụng và thành công.

Trong ảnh là một con mèo màu trắng đang ngồi trong một chiếc giường mèo hình cầu có họa tiết chấm bi.Lốp xe cũ được sơn màu và tái chế thành chậu hoa.

Tuy nhiên, trong quá trình tái chế các rác thải từ nhựa, bạn cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố vệ sinh, vì các sản phẩm này đều đã qua sử dụng và có thể tồn đọng nhiều mùi hôi, bụi bẩn và vi khuẩn gây hại. Để hạn chế tối đa nguy cơ cho sức khỏe, Cleanipedia khuyên bạn nên chọn nước rửa chén Sunlight Matcha Trà Nhật để khử mùi hiệu quả.

Bởi lẽ, sản phẩm có khả năng khử sạch 5 loại mùi tanh khó chịu và bám lâu, nhất là trên đồ nhựa, mang lại hương thơm tự nhiên, thơm mát cho các vật dụng tái chế của bạn. Bên cạnh đó, rửa chén Sunlight Matcha Trà Nhật còn tạo bọt nhiều, dễ dàng đánh bật các vết dầu mỡ bám dai, cho thành phẩm sạch bong kin kít.

Thiết kế chai lớn tiện dụng, giúp bạn tiết kiệm chi phí hiệu quả. Từ nay, trước khi thực hiện những mẹo tái chế, bạn đừng quên dùng nước chén Sunlight Matcha Trà Nhật để rửa sạch các nguyên vật liệu nhé.

Những ý tưởng tái chế rác thải nhựa từ các công nghệ tái chế rác thải hiện nay

Cách tải chế rác thải bằng công nghệ tái chế nhựa thành dầu mỏ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại Học Sydney - Australia đã triển khai công nghệ tái chế rác thải nhựa bằng cách dùng lò phản ứng thuỷ nhiệt xúc tác (Cat-HTR) thành công và được cấp bằng sáng chế. Công nghệ xử lý rác thải nhựa này còn sử dụng nước nóng áp suất cao để biến đổi rác thải nhựa thành dầu mỏ ở cấp độ phân tử. 

Tác giả của của ý tưởng tái chế rác thải nhựa này là GS. Thomas Maschmeyer và TS. Len Humphreys. Hai chuyên gia này cũng chia sẻ thêm ưu điểm giải pháp này đó chính là có thể áp dụng xử lý  đối với tất cả các loại nhựa, kể cả những loại nhựa không thể tái chế hiện nay.

Ngoài ra, TS. Humphreys cũng cho biết thêm công nghệ này có thể đưa rác thải nhựa trở về trạng thái tiền chất ban đầu và cũng có thể tái chế thành bitum, xăng hoặc các loại nhựa khác nhau sau đó. Đặc biệt, công nghệ này không yêu cầu phân tách nhựa theo chủng loại và màu sắc mà còn tái chế nhiều lần tất cả các sản phẩm nhựa.

Người đàn ông mặc mũ bảo hộ cầm hai bình đựng chất thải: bên trái đựng chất thải rắn tái chế, bên phải đựng chất lỏng tách lớp.

Công nghệ sinh học tái chế nhựa PET tại Áo

Áo dù là một trong những đất nước nhỏ bé nhưng lại làm được một việc lớn lao đó chính là phát minh ra công nghệ sinh học tái chế nhựa. Phải dành một lời khen ngợi và đáng tự hào dành cho Áo,\. Vì khi cả thế giới đang phải đau đầu vì rác thải nhựa thì công nghệ xử lý rác thải của Áo, đặc biệt là công nghệ sinh học để tái chế nhựa PET đã giúp giải quyết được nỗi lo lắng này. 

Công nghệ tái chế PET này chính sử dụng enzim một loại nấm để tái chế nhựa PET. Đây là một trong những nghiên cứu và phát triển của một công ty tại Áo, giúp thay thế các phương pháp đốt chảy và nghiền nhỏ nhựa thông thường.

Ảnh hiển thị núi rác thải nhựa và nền văn bản nói về công nghệ sinh học tái chế nhựa PET.

Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi của Nhật

Khi nhắc đến các công nghệ tái chế rác thải nhựa thì không thể bỏ qua phát minh của đất nước mặt trời mọc - Nhật Bản. Tại Nhật, họ đã nghiên cứu và tiến hành thành công công nghệ xử lý rác thải bằng cách vùi rác vào một lớp cát, rồi dùng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò và một số hóa chất khác để tiêu hủy rác. 

Ưu điểm của công nghệ này đó chính là rác thải bên trong lò sẽ được tiêu huỷ hết trong thời gian rất nhanh. Dù là loại vật liệu mềm hay cứng đầu nhất. Hơn nữa công nghệ này cũng góp phần bảo vệ môi trường khi giúp lượng khí thải độc hại như NO và NO2 giảm đi rất nhiều.

Hiện nay, công nghệ này của Nhật được nhiều nước nhập khẩu, mua lại như Thái Lan, Trung Quốc, Singapore,...vì giá thành rẻ mà hiệu quả tốt.

Hình ảnh hiển thị sơ đồ kỹ thuật của hai loại lò đốt rác công nghiệp.

Các mô hình tái chế rác thải nhựa ý tưởng tái chế bảo vệ môi trường

Công viên tái chế tại Rotterdam - Hà Lan

Công viên tái chế Rotterdam tại Hà Lan được làm hoàn toàn bằng nhựa cũng các loại rác thải trôi nổi trên sông. Tại đây, người ta đã tạo ra các hình dạng thú vị, đa dạng từ nhựa tái chế mang đến một mô hình vô cùng đẹp mắt. Giúp làm giảm sự ô nhiễm từ rác thải nhựa cũng như tạo ra môi trường sống cho các sinh vật, cung cấp nguồn thức ăn và duy trì sinh vật biển vừa an toàn vừa hiệu quả.

Bức ảnh cho thấy các bồn trồng cây nổi trên mặt nước với một số người ngồi thư giãn bên cạnh.

Mô hình MR6 tại Cumbira - Anh

Được phát minh bởi kỹ sư McCartney. Phương pháp chính của mô hình này để làm thảm đường bằng cách sử dụng rác thải nhựa, chất thải nông nghiệp và chất thải thương mại. 

Thảm đường được tạo ra theo mô hình MR6 có chất lượng tốt hơn đến 60% và tuổi thọ kéo dài gấp 10 lần so với các phương pháp thông thường. Ban đầu, mô hình này được áp dụng gần trang trại của McCartney sinh sống, sau đó được phát triển và sử dụng tại quận Cumbria, nước Anh.

Ảnh minh họa quảng cáo đường làm từ rác thải nhựa ở Cumbria, có biển thông báo và cảnh quan đồi núi xung quanh.

Mô hình "mượn chai nước" - Na Uy

Điều thú vị của mô hình tái chế rác thải nhựa, ý tưởng tái chế bảo vệ môi trường này tại Na Uy đó chính là khi mua một chai nước bằng nhựa, người tiêu dùng sẽ trả thêm 13 - 30 cent (3.000 - 7.000 VNĐ). Sau khi sử dụng xong, họ sẽ được hoàn tiền khi trả chai nước bằng cách scan mã vạch trên chai tại những chiếc máy tự động đặt quanh thành phố, tiền sẽ tự động vào tài khoản của họ. 

Ngoài ra, ở những cửa hàng tiện lợi 24h tại Na Uy cũng áp dụng thêm các chương trình tặng tiền và điểm thưởng khi khách hàng hoàn trả lại chai nhựa. Điều này sẽ giúp khuyến khích người dân bảo vệ môi trường tốt hơn.

Góc tái chế với máy thu hồi chai và lon, kèm theo thùng rác và vòi nước, trong cửa hàng với quảng cáo giảm giá sản phẩm.

 Những lợi ích và ý nghĩa của việc tái chế rác thải nhựa

  • Giảm tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ động, thực vật và nguồn nước tự nhiên.

  • Giảm áp lực lên các khu vực rác thải, tránh tình trạng quá tải, đẩy lùi nguy cơ ô nhiễm môi trường.

  • Tái chế thường tiêu tốn ít năng lượng hơn so với sản xuất nhựa mới, giúp tiết kiệm tài nguyên năng lượng.

  • Tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động trong quá trình thu gom, xử lý và chế biến rác thải.

  • Thúc đẩy nhận thức và giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của tái chế và bảo vệ môi trường.

  • Khuyến khích sự sáng tạo và thiết kế thông minh để tái sử dụng rác thải nhựa.

  • Đóng góp vào sự bền vững của cuộc sống và hệ thống môi trường toàn cầu, giúp duy trì một tương lai xanh hơn cho thế hệ sau.

Cleanipedia vừa cung cấp đến bạn các ý tưởngtái chế rác thải nhựa thú vị, giúp bảo vệ môi trườngtiết kiệm tiền cho các gia đình. Đừng quên chia sẻ với chúng tôi những mẹo hay khác từ bạn và người thân nhé!

>>> Xem thêm: 

  • Cách tái chế và xử lý rác thải thiết bị điện tử đúng cách

  • Tái chế vỏ hộp sữa

  • Đồ tái chế dễ làm

  • Tái chế giấy

  • Tái chế đồ cũ

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Tái Chế Giấy Bảo Vệ Môi Trường