30 Cách Bẫy Chuột Nhắt, Chuột Cống Trong Nhà Ngoài Ruộng Số Lượng ...

Theo như các nghiên cứu thống kê, chuột sinh sản nhanh chóng vào khoảng thời gian mùa xuân và mùa thu. Số lượng lên tới khoảng 15.000 con/năm dù chỉ cần duy nhất 1 cặp. Hiện nay, có nhiều cách diệt chuột thông minh trong nhà được nhiều người lựa chọn nhất, bởi có tính hiệu quả cao. Bạn có thể tham khảo 33 cách diệt chuột sáng tạo và tiết kiệm nhất sau đây sẽ áp dụng rất hiệu quả cùng với phương pháp này nhé.

Tại sao chuột lại “đột nhập” vào nhà của bạn?  

Chuột là con vật không được con người chào đón ở mọi nơi. Bởi lẽ chúng có thể phá hoại mùa màng, đồ đạc, làm hỏng thức ăn của bạn và loại động vật này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đáng lo ngại.

Thế nhưng tại sao chuột luôn thích đột nhập vào nhà con người?  Lý do đầu tiên chính là để tìm kiếm nguồn thức ăn, chuột sinh sản với số lượng lớn và chúng cần một “kho lương thực” dồi dào. Chúng cũng cần một nơi trú ẩn tốt cho bản thân và “đại gia đình” của mình, đây là cách trốn tránh kẻ thù hiệu quả. Ngoài ra, khả năng leo trèo tốt cũng giúp chúng dễ dàng xâm nhập vào nhà bạn một cách vô cùng đơn giản để phá phách mọi thứ.

1. Cách bẫy chuột thông minh trong nhà

Một trong những phương pháp được nhiều gia đình lựa chọn để tiêu diệt chuột chính là dùng bẫy sập. Cách làm thủ công truyền thống này sử dụng loại bẫy lò xo, dụ chuột rơi vào và bị tóm gọn một cách dễ dàng. Ưu điểm của cách làm này là có thể tóm gọn mà không gây mất vệ sinh hay nguy hiểm. Hướng dẫn cách sử dụng bẫy sập đơn giản như sau: Bước 1: Để thực hiện phương pháp này, bạn cần làm mồi nhử sau đó đặt vào trong lồng. Mồi nhử nên chọn các loại thức ăn mà loài chuột thích ăn như cá rán, thịt nướng, phomai hay các loại bánh ngọt, lương thực khô.

Bước 2: Đặt lồng bẫy ở các vị trí mà chuột thường xuyên lui tới hay gần với ổ của chúng. Khi chuột đi kiếm ăn sẽ bị thức ăn trong lồng thu hút, nếu chúng vào lồng để lấy thức ăn, cửa lồng sẽ sập xuống.

Bước 3: Việc bạn cần làm lúc này chính là tóm gọn “hung thủ” hay cắn phá đồ đạc trong nhà và xử lý chúng. Nếu bạn không thích sát sinh, bạn có thể đọc thêm bài 28 cách đuổi chuột vĩnh viễn khỏi nhà tiết kiệm này nhé.

Bức ảnh cho thấy quá trình thiết lập một bẫy chuột lồng kim loại, từ việc mở nắp đến cài đặt cơ chế bẫy.

2. Cách diệt chuột bằng điện 220v

So với những loại bẫy vật lý thông thường thì dùng bẫy điện đặc biệt hiệu quả nhất với các loại chuột cống trong nhà. Giống như các loại bẫy chuột thông thường thì mồi là yếu tố hết sức cần thiết và quan trọng. Bạn bắt đầu hãy đặt bẫy điện vào nơi có nhiều chuột thường xuyên đi lại, phá phách sau đó mới cắm điện. Nhưng nếu gia đình bạn có con nhỏ và vật nuôi hãy luôn để ý để tránh gây ra rủi ro không đáng có nhé!

Trước đây, phương pháp mang lại hiệu quả cực kỳ cao và có thể đánh một mẻ được cả đàn chuột cống số lượng lớn. Tuy nhiên thì, mặt tiêu cực của cách làm này là tiêu diệt tất cả vật thể sống lọt bẫy điện cao thế 220v không phân biệt, bất kể đó là người hay chuột nên đã bị cấm sử dụng. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nhiều cách dụ chuột an toàn hiệu quả như hướng dẫn dưới đây nhé.

Thiết bị diệt chuột thông minh trên sàn nhà với hình ảnh chuột bẩn bị điện giật.

3. Sử dụng bẫy keo dính chuột nhắt

Keo bẫy chuột có độc không? Nhìn chung thì cách sử dụng keo làm bẫy này khá phổ biến áp dụng hiệu quả với các loại chuột nhắt lộng hành. Với thành phần hóa học được làm từ nước (2%), dầu công nghiệp (70%), keo latex (10%), colophan (18%) tạo thành hỗn hợp có màu sắc nâu sẫm cùng với độ bám dính khó lòng thoát ra được khi sa chân lọt bẫy. Cách diệt chuột nhắt này rất an toàn không gây độc hại thậm chí ngay cả khi chẳng may dính trên da. 

Keo dính chuột cũng là cách bẫy chuột nhắt được nhiều gia đình sử dụng. Đối với cách làm này bạn cần chuẩn bị bẫy dính chuột bằng keo được mua tại các cửa hàng hay siêu thị, chợ trên toàn quốc. Ưu điểm của phương pháp này là có thể nhanh chóng khiến lũ chuột nhắt sa lưới cả đàn lớn và không thể thoát ra ngoài được nữa. Cùng với đó cách bẫy chuột bằng keo dính cũng giúp không gian sạch sẽ, không mất công sức dọn vệ sinh và xử lý sau khi đã bắt được chuột. 

Bước 1: Để thực hiện phương pháp này bạn đặt bẫy bằng keo dán tại các vị trí có nhiều chuột hoặc vị trí mà chúng thường đi qua.

Bước 2: Đối với cách bẫy chuột nhắt bằng keo để tăng hiệu quả dụ dỗ lũ chuột bạn có thể rải thêm một ít thức ăn khô như lạc, ngô, lương khô, bánh mì lên chính giữa để chuột dễ mắc bẫy.

Bước 3: Sau khi chuột sa vào bẫy bạn chỉ cần cuộn lại và bỏ chúng vào thùng rác. Nhược điểm của cách bẫy này là khá tốn kém. Sau mỗi lần sử dụng bạn cần thay thế bẫy mới bởi bẫy cũ không còn khả năng dính tốt và có mùi từ chuột nhắt cũ. 

Chuột bị bẫy dính.

4. Sử dụng thuốc diệt chuột

Sử dụng bả chuột cũng là cách diệt chuột được nhiều người lựa chọn nhờ hiệu quả mà nó mang đến. Trong thuốc diệt chuột thường có thành phần mùi thơm lúa mạch lôi cuốn kích thích khiến chúng dễ mắc bẫy. Đối với phương pháp này bạn cần mua thuốc tại cửa hàng thuốc thú y hoặc cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật.

Cách làm này có ưu điểm là bạn không cần tốn quá nhiều thời gian để thiết kế bẫy hay dụ dỗ chuột. Nhược điểm của phương pháp này là không thể dùng cho nhà có thú nuôi và không đảm bảo an toàn cho trẻ em. Đọc thêm 15 loại thuốc diệt chuột sinh học không mùi chống đông máu giá từ 20.000đ này bạn nhé.

Viên nén clor được sắp xếp hình mũi tên trên nền vải lưới xanh.

5. Cách diệt chuột bằng giấy bìa cứng

Một trong cách làm bẫy chuột đơn giản nhất đầu tiên đó chính là từ giấy bìa cứng. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc xô cao, 1 tấm bìa cứng và một thanh tre. Để làm được một chiếc bẫy chuột tự chế tốt nhất, từng bước thực hiện sẽ như sau:

Bước 1: Đặt thanh tre đã được vót tròn vừa vặn trên miệng của xô nước, bạn có thể đặt theo đường kính của miệng xô hoặc những vị trí song song với đường kính để mang lại hiệu quả cao nhất

Bước 2: Sau đó cắt tấm giấy bìa cứng nhỏ hơn với miệng của xô nước và dán vào thanh tre đã được đặt từ trước.

Bước 3: Bắt đầu đổ nước vào xô và mồi nhử để chuột bị mắc bẫy. Nguyên lý hoạt động của bẫy này giống như 1 đòn bẩy khi chuột đứng trên tấm giấy bìa cứng và rớt xuống. Khi gặp nước dưới xô chuột sẽ ít nhanh nhẹn và có thể chết đuối ngay sau đó.

6. Hướng dẫn cách bẫy chuột bằng chai nhựa

Những cái chai nhựa tưởng rằng như là phế liệu thì là một vật dụng để làm bẫy chuột rất hiệu quả và đơn giản. Có 2 cách làm bẫy từ chai nhựa:

Hướng dẫn bẫy chuột bằng chai nhựa thông thường

Dụng cụ bẫy chuột cần chuẩn bị như sau: 1 chai nhựa, dây thun, thanh tre và chốt sắt nhỏ.

Một chai nhựa trong suốt, các dải cao su, kẹp giấy và dây buộc trên nền xanh đậm.

Bước 1: Bắt đầu hãy chia đều chai thành 3 phần. Đầu tiên cắt 1/3 ở phần đầu chai (không cắt rời) và đâm thủng, sau đó cũng đâm thủng đối xứng ở vị trí 2/3 của chai, cuối cùng là đâm thủng 1 lỗ nhỏ ở đít chai.

Một bàn tay đang mở nắp một chai nhựa trong suốt.Một tay cầm tuốc nơ vít đang mở nắp chai nhựa.

Bước 2: Dùng những thanh tre để xiên qua những lỗ đã đâm thủng và mắc dây thun vào để tạo được lực ép. Tiếp theo dùng thanh chốt đã chuẩn bị kẹp thức ăn và bắt đầu gắn dây thun từ đít chai lên đầu chai.

Chai nhựa được cắt đôi và ghép lại với que gỗ.Một chiếc kẹp giấy và một đoạn dây rút twisted trên nền xanh đậm.Tay người được đưa vào trong chai nhựa trong suốt có cắt bỏ phần đáy.

Bước 3: Nguyên lý hoạt động là khi chuột giựt và ăn mồi ở chốt thì dây thun ở đít chai sẽ rơi ra là lực ép từ dây thun sẽ đóng đầu chai đã được cắt. Chuột sẽ hoàn toàn bị bẫy ngay đó!

Bình nhựa lớn đặt nghiêng trên nền xanh đậm.Chuột nhỏ bên trong chai nhựa trong suốt.

Hướng cách làm bẫy chuột bập bênh bằng chai nhựa

Với cách làm bẫy này có lẽ bạn phải chuẩn bị nhiều hơn, bao gồm: 2 khúc gỗ (1 khúc gỗ dày, 1 khúc gỗ nhỏ), 1 chai nhựa lớn, móc câu, ốc vít và kẹp giấy. Các bước làm như sau:

Bước 1: Đầu tiên bạn hãy đặt khúc gỗ nhỏ dưới để làm đế, sau đó bắn vít đối xứng vào 2 bên của khúc gỗ và 2 bên của thân chai (Khoảng 1.25/3 thân chai) để đùng móc câu tạo ra sự bập bênh.

Bước 2: Tiếp theo để bập bênh về 1 phía bạn hãy chèn khúc gỗ còn lại lên đầu chai để giữ bập bênh về một phía khi chuột mắc bẫy.

7. Cách làm bẫy chuột bằng thùng nước

Ngoài kết hợp với giấy bìa cứng thì xô nước kết hợp với 1 trục quay hay 1 cái lon cũ cũng là cách bẫy chuột hiệu quả tại nhà mà vô cùng đơn giản đấy. Hướng dẫn làm bẫy chuột với xô nước các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Hầu như cái xô nào cũng đã có lỗ sẵn để gắn quai xách, vì vậy bạn hãy tận dụng để đặt trục sắt đã đâm thủng tâm của cái lon vào chiếc xô.

Bước 2: Sau đó hãy tạo ra một đường lên và một thứ mồi hấp dẫn chuột ở chiếc lon để khi chúng tới ăn chiếc lon sẽ quay và chuột sẽ rớt xuống nước ngay tập tức và không lên trèo lên được.

Cái xô màu xanh lá cây với chi tiết thể hiện khả năng chứa nước và thiết kế tay cầm.

8. Cách bẫy chuột bằng ống nhựa PVC

Cực kỳ hiệu quả trong việc đối phó với những con chuột nhắt trong nhà, chỉ cần một ống nhựa PVC hình chữ L hoặc T có đường kính tương ứng khớp với miệng can, một can nước 20L, một tấm lưới sắt, mồi thóc và khoảng 10 dây rút nhựa.

Bước 1: Khoét một lỗ vuông trên can nhựa đủ để lũ chuột có thể nhìn thấy được thức ăn ở bên trong. Diện tích mặt khoét cần nhỏ hơn diện tích tấm lưới sắt.

Bước 2: Cố định tấm lưới sắt rào xung quanh can nước bằng dây rút nhựa nhằm mục đích ngăn cản chuột không thể thoát ra ngoài.

Bước 3: Bỏ thóc làm mồi nhử, gắn ống nhựa PVC vào miệng can và dùng keo cố định.

Ưu điểm của bẫy chuột nhắt này vô cùng hiệu quả, có thể lừa được cả một đàn sa lưới so với các loại bẫy truyền thống chỉ đánh bẫy được 1 2 con và rất an toàn với con người, môi trường sống, vật nuôi trong nhà.

Hình ảnh bao gồm một con chuột, biểu tượng cấm có chuột và một cái bẫy chuột.

9. Cách bẫy chuột ăn gà và gia cầm

Ngoài cách làm chuồng gà chống chuột kiên cố, người nông dân còn cần những hướng dẫn về cách bẫy chuột ăn gà khi số lượng trong trại đang phát triển quá nhiều. Nếu không có những biện pháp xử lý ngay, chỉ trong ngắn ngày, sức khỏe của gà sẽ suy yếu dần do bị chuột ăn hết nguồn thức ăn cũng như các mầm bệnh nguy hiểm lây lan. Thêm nữa, nếu không được đánh chén no đủ, lũ chuột sẽ hướng tới cắn phá những tổ trứng mới đẻ, thậm chí còn cắn chết gà nếu không phát hiện kịp thời vì hiện tượng này chỉ thường xảy ra vào ban đêm.

Những tác hại tai quái của lũ chuột cắn gà chưa dừng lại ở đó, chúng còn có thiên hướng cắn phá các đường dây điện gây hỏa hoạn cùng với ảnh hưởng về môi trường từ phân và nước tiểu. Bởi vậy, cách bẫy chuột ăn gà cần chú ý những điều sau:

Ước tính số lượng chuột trong trang trại : Nếu dưới 100 con, bạn để ý những dấu hiệu các vết cắn, rác vương vãi và phân rải rác. Nếu từ 100-500 con, những dấu vết đường di chuyển sẽ lưu lại rất rõ ràng. 500-1000 con, bạn sẽ luôn nhìn thấy chúng tung hoành công khai bất chấp ngày lẫn đêm. 1000-5000 con, tần suất xuất hiện của lũ chuột trước mặt bạn liên tục và với số lượng nhiều.

Hướng dẫn cách bẫy chuột ăn gà trong trang trại : Kết hợp bẫy thuốc và bẫy lồng là phương pháp hữu hiệu nhất. Bẫy đặt góc tường, đường di chuyển. Thuốc đặt quanh chuồng gà và nên thường xuyên thay mồi tươi ngon để thu hút chúng.

Cách phòng tránh chuột ăn gà từ phía ngoài vào làm ổ trong trang trại : Bạn cần thường xuyên làm sạch không gian trang trại tránh để thức ăn tụ thừa, gom rác mỗi ngày và không để tại nơi có đường dây điện, nuôi mèo, đặt bẫy và kiểm tra liên tục nhằm phát hiện sớm diệt trừ mầm họa ngay từ đầu.

Hình ảnh chia đôi với gà mẹ và gà con ở bên trái, chuột bên phải cùng viên thuốc diệt chuột.

10. Cách sử dụng bẫy chuột hình nhữ nhật

Bẫy kẹp chuột hình chữ nhật dùng như thế nào? Rất đơn giản: bạn gắn mồi thơm ngon chuột thích ăn vào ghim đồng thời kéo khung kẹp ra sau để cố định sao cho tránh bị bật ngược trở lại. Kế đến, bạn gắn khóa an toàn và đặt tại đường di chuyển của chuột.

Bẫy chuột cơ học.

Lồng bẫy chuột hình chữ nhất dùng như thế nào? Bạn gắn mồi kích thích lũ chuột (có thể là miếng thịt thơm vào ghim, khóa an toàn cố định và giữa nắp lồng luôn mở.

Bẫy chuột bằng kim loại và hướng dẫn sử dụng qua các bước minh họa.

11. Cách bẫy chuột bằng bẫy bán nguyệt

Hướng dẫn cách bẫy chuột xạ trong nhà

Bước 1: Một tay cố định thân, tay còn lại gạt vành rộng của bẫy bẩy ngược lên phía trên và áp ngược lên phía dưới.

Bước 2: Ghì chặt cố định và chốt lại an toàn một cách cẩn thận để không làm sập kẹp tay.

Bước 3: Điều chỉnh quả đối trọng cách mặt đất khoảng 2cm là đặt yêu cầu và đặt tại gần nơi chuột di chuyển.

Hướng dẫn làm bẫy chuột chù ngoài đồng ruộng : Ngoài những thao tác kể trên, bạn cần buộc cố định bẫy vào một thanh tre dài 30cm (không cắm vào đường đi của chuột). Việc làm này nhắm tránh văng bẫy khi sập chuột. Kiểm tra bẫy thường xuyên, nếu bị mất thóc thì đừng di rời vì điều đó cho thấy nơi đó vẫn là đường di chuyển của chuột.

Dụng cụ căng dây thép.

12. Cách bẫy chuột bằng khoai tây

Luộc, tán nhuyễn 3-4 củ khoai tây và trộn kèm bột ca cao đặt làm thức ăn cho lũ chuột. Chúng sẽ luôn khát nước khi ăn nhiều natri có trong khoai. Khi đó, phản ứng hóa học xảy ra trong bụng giữa H2O và natri khiến chúng bị chướng căng bụng mà chết.

Bát khoai tây trên bàn gỗ.

13. Cách bẫy chuột bằng bột mì

Khí CO2 trong dạ dày chuột được tạo thành từ phản ứng hóa học giữa axit và NaHCO3 (muối natri bicarbonate) tích tụ lâu ngày không đào thải ra ngoài được sẽ khiến chúng bị chết. Cách làm bẫy chuột trong nhà bằng bột mì cần chuẩn bị thêm baking soda, đường, bột socola. Các nguyên liệu sẽ trộn nhuyễn với nhau và đặt tại những nơi thu hút chúng.

Người rắc bột lên đống bột mì và cơm nếp trên bàn làm bếp, kèm theo quả trứng và cái cán bột.

14. Cách bẫy chuột bằng xi măng

Tương tự như với nguyên liệu khoai tây đơn giản tiết kiệm, cách làm bẫy chuột thông minh bằng xi măng khô cũng có tác dụng tức thì, tiêu diệt được cả những loại chuột cống to. Rất đơn giản, hỗn hợp cân chuẩn bị gồm xi măng khô, bột mì, muối, nước, ca cao (hoặc bột bắp ngô để tăng thêm hương vị kích thích) nặn nhuyễn sệt và đặt tại cửa hang chuột.

15. Cách làm bẫy chuột bằng vợt muỗi

Một lưu ý nhỏ trước khi tiến hành làm, vì liên quan tới nguồn điện trong nhà, nên bạn rất cần có những kiến thức hiểu biết và thực hiện biện pháp an toàn, tránh để trẻ nhỏ tới gần. Cách bẫy chuột bằng vợt muỗi làm như sau:

Bước 1: Sạc điện đầy cho chiếc vợt muỗi, sau đó cắt một tấm xốp thành hình tròn và bên trên đặt tấm kim loại (đục lỗ ở trên) nằm lọt trong tấm xốp. Cố định lại.

Bước 2: Tạo một chuồng quây hình trụ bằng cách uốn và cố định tấm lưới ở bước 1.

Bước 3: Đấu nối dây điện vào vợt muỗi, kiểm tra bằng bút thử điện xem có hoạt động. Đặt thành quả tại nơi chuột di chuyển và bấm nút khởi động chiếc vợt muỗi.

16. Cách làm bẫy chuột bằng bình nước lọc

Bước 1: Cắt phần miệng bình.

Bước 2: Đặt miếng gỗ dài tạo thành một cung đường di chuyển từ mặt đất tới miệng bình và rải thức ăn làm mồi nhử. Chuột sẽ nhanh chóng sa bẫy và không thể nào thoát ra ngoài được.

17. Cách làm bẫy chuột cống nhum

Chuột cống nhum là gì? Được cho là món ăn khoái khẩu của người nông dân, đây là loài sinh vật gặm nhấm thích ăn lúa non ngậm sữa. Chúng hung dữ hơn chuột đồng, lông đen mượt, hay kêu khù khù, chỉ ăn lúa, sống đơn độc nên thịt nạc mềm và rất thơm sạch không hề tanh. Cách làm bẫy chuột cống nhum khá đa dạng từ đào hang bắt sống, dùng bẫy lồng cho tới súng bắn chĩa.

18. Cách làm bẫy chuột không cần mồi

Áp dụng được cho các bẫy chuột khôn trong nhà, ngoài đồng ruộng khi chỉ cần biết được tập tính cung đường chúng quen di chuyển tìm kiếm thức ăn. Đặt bẫy cách miệng hang 10m, tỷ lệ thành công khá cao.

19. Cách bẫy chuột ngoài ruộng

Chuột khá nhạy bén, chúng thường làm tổ vào thời gian đồng xả nước để đánh chén lúa non đầu vụ sản xuất. Cách bẫy chuột ngoài ruộng đồng được thực hiện từ khi gieo mạ, chỉ cần sử dụng những thanh tre đan tết thành tấm ván phẳng và phía trên ấp khối đất nặng khoảng 5kg, cố định khối lượng này trên một thanh xà (lẫy). Rắc mồi lúa non phía dưới. Lũ chuột sẽ động vào lẫy làm sập bẫy, mỗi đêm có thể bắt được 5-6kg chuột.

20. Cách làm bẫy chuột bằng ống tre

Được những người đi rừng sử dụng để kiếm thức ăn từ tự nhiên. Cách làm bẫy chuột bằng ống trẻ đơn giản tương tự như làm với ống nhựa PVC ở mục 8. Tuy nhiên, sợi kẽm nhỏ sẽ được sử dụng thay cho dây cước để tăng khả năng thành công hơn.

21. Mẹo làm bẫy đơn giản từ chai dầu ăn

Hướng dẫn cách chế tạo loại này tương tự như bẫy chai nhựa và thùng sơn, xô nước. Bạn có thể tham khảo thêm ở mục số 6 và 7 nhé.

22. Cách bẫy chuột của vua chuột Trần Quang Thiều

Được mệnh danh là vua diệt chuột đồng với kỷ lục về số lượng 10 triệu con chuột bẫy được (có đêm lọt dính cả đàn lớn 1500 con) mà cho tới nay vẫn chưa ai phá được trong suốt 10 năm. Thành tích này có khởi đầu từ 2010 khi mà người nông dân thôn Bình Vọng đang ngày đêm mất ăn mất ngủ, đứng ngồi không yên bởi nạn dịch chuột đồng hoành hành dù đã đặt rất nhiều loại bán nguyệt. Sau nhiều đêm nghiên cứu tìm ra bẫy chuột hiệu quả cao, ông Trần Quang Thiều phát hiện chiếc bẫy bán nguyệt mà bà con nông dân vẫn hay sử dụng hiện tại thiết kế có những khiếm khuyết lớn như lò xo yếu, cách đặt bẫy không đúng đường di chuyển. 

Kể từ đó, ông đã sáng tạo ra cách bẫy chuột to không cần mồi mang lại hiệu quả cao bằng những cải tiến nhỏ như làm tiết diện rộng hơn, quả đối trọng được cân chỉnh ở chính giữa để giữ thăng bằng tốt hơn. Những chiếc bẫy chuột hình bầu dục được đặt ở ven bờ nước, trên cây, gần hang ổ,... phát huy công dụng gấp rưỡi so với loại truyền thống. Mức giá bán khá rẻ khoảng 20.000đ/chiếc.

23. Bẫy chuột nhắt của ông Trần Văn Phước

Những năm 2007, ruộng lúa đồng bằng Sông Cửu Long bị chuột phá hoại thất thoát rất nhiều. Những người nuôi trồng thủy hải sản cũng bị tổn thất nặng vì lũ chuột nhắt cắn lưới. Vua chuột Trần Văn Phước đã cải tiến chiếc bẫy hiện tại nâng cấp thành 2 lồng chứa trong và ngoài. Cấu tạo đơn giản, tính hiệu quả lại cực kỳ cao lại có giá thành hợp lý. Kết cấu đặc biệt của chiếc bẫy chuột nhắt này chính là ở bộ phận cửa vào được lắp thêm miếng gỗ nhỏ có tác dụng điều hướng đường đi của loài gặm nhấm này. Đây cũng là cách bẫy chuột liên hoàn cả đàn lớn một lúc. Vì bản thân loài phá hoại này thường có tính bầy đàn, lần lượt từng con kéo nhau kiếm ăn và dính bẫy mà không biết. Sau khi đánh chén no nê bên trong sẽ không thể quay về được vì lúc này cửa đã bị sập và chỉ mở từ một phía.

24. Bẫy Rentokil

Cách bẫy chuột hiệu quả cao này được một công ty Nhật Bản Rentokil sáng tạo và sản xuất. Đặc điểm ưu việt nổi bật là sản phẩm này được kết nối internet. Thay vì những bẫy thông thường nếu không để ý thường xuyên sẽ không biết chuột chết lúc nào khiến môi trường bị ảnh hưởng khó chịu bởi mùi hôi thối. Bẫy chuột Rentokil sẽ gửi một tín hiệu tới thiết bị di động thông báo thành quả qua đó bạn có thể xử lý ngay tức thì.

25. Bẫy chuột 2 ngăn có tốt không

Ưu điểm của sản phẩm này là có thể bẫy được luôn cả một đàn chuột nhắt chỉ trong một lần mà lại an toàn với môi trường sống, không nguy hiểm như các loại thuốc diệt chuột đang bày bán trên thị trường hiện nay. Cách thức hoạt động khá đơn giản. Bạn chỉ cần đặt một ít đồ ăn khoái khẩu của lũ chuột như gạo rang, thóc lúa, thịt nấu chín dậy mùi thơm vào ngăn bên ngoài. Khi đánh chén hết, chúng sẽ tiếp tục tiến sâu vào bên trong mà không hề hay biết đó mới chính là cái bẫy đang giăng sẵn không có đường thoát. Khi đã sa bẫy, bạn chỉ cần dốc người chúng vào một chiếc bao nhỏ và mang bẫy đem đi phơi nắng để bay mùi. Vô cùng tiện dụng phải không nào.

26. Hướng dẫn làm bẫy kiểu thòng lọng

Bước 1: Chuẩn bị một đoạn dây thép có độ dài 30cm, số phi khoảng 30-32. Gấp đôi lại và vặn xoắn uốn thành thành lọng.

Bước 2: Tìm đúng hang chuột. Thường chúng có 1 lỗ chính to, và các lỗ phụ nhỏ để thuận tiện tẩu thoát kẻ địch. Cách hang 50cm cắm cành cây to cố định và buộc một đoạn dây dài cách mặt đất khoảng 60cm. Lưu ý: thòng lọng cần nhỏ hơn lỗ hang một xíu.

Bước 3: Buộc thòng lọng vào đầu dây còn lại chốt cố định trên que gỗ nhỏ dài 33cm (có thể đè 1 hòn đá nhỏ lên trên)

Bước 4: Kéo thòng lọng gần cách cửa hang 3.5cm. Chuột sẽ dính bẫy khi di chuyển ra vào.

27. Cách bẫy chuột đơn giản bằng cung treo của người Trung Quốc

Người dân Trung Quốc thuộc tỉnh Sơn Tây đã sáng tạo nên một cách bắt chuột vô cùng sáng tạo chỉ từ những vật dụng đơn giản dễ làm nhất.

Bước 1: Tại cửa hang chuột cắm một que gỗ đàn hồi 2m có buộc dây cách mặt đất khoảng 1m. Đầu dây nối với chiếc thòng lọng đường kính 7cm. Để không bị đứt khi chuột vùng quẫy mạnh, cần nối phần trên dây thòng lọng với ống trúc dài 10cm.

Bước 2: Chuột sẽ lọt bẫy khi ra ngoài kiếm ăn và treo lơ lửng trên không trung. 

28. Cách bẫy chuột hiệu quả bằng cung tre thắt

Bước 1: Bạn cần chuẩn bị một chiếc ván chữ T. Phần trên xuyên 3 lỗ nhỏ, phần chân đóng dây kẽm vòng quanh. Lấy tre xuyên 1 đầu và vòng buộc chốt lên phần trên là hoàn thành.

Bước 2: Đầu tre còn lại chốt cài vào vòng dây mạ kẽm kéo cho căng. Khi chuột ăn mồi nếu động phải bẫy sẽ khiến cung tre văng mạnh về phía trước thắt chặt chúng khó lòng thoát ra được.

29. Cách làm bẫy chuột rừng bằng cung kẹp

Bước 1: Đục 5 lỗ trên 1 tấm gỗ và dùng dây kẽm đóng vòng với mặt dưới. Lắp cung tre tại một đầu và buộc thòng lọng ở trên là hoàn thành.

Bước 2: Buốn cong thanh tre, chốt vào 1 lỗ trên thanh gỗ và đặt xuống mép vòng kẽm. Chuột cũng bị thắt không thoát ra được. Cách bẫy chuột khôn này khá cầu kỳ và chỉ nên áp dụng khi đi rừng chống đói.

30. Cách đặt bẫy trong xưởng sản xuất như thế nào

Sau khi tiến hành khảo sát những nơi cho là hang ổ, khu vực sinh sống, đường di chuyển, khu vực chứa thức ăn và dây điện, cách đăt bẫy chuột trong xưởng sản xuất như sau:

Bước 1: Đặt bẫy ở khu vực tường rào với khoảng cách 15-20m/bẫy kết hợp với dùng thuốc ở chỗ nước thải, đất trống ẩm thấp.

Bước 2: Sử dụng các loại bẫy chuột cố định có khóa an toàn bên ngoài nhà máy.

Bước 3: Đặt bên trong nhà máy (dùng keo dính chuột, bẫy hộp) cách nhau 10-15m/bẫy cố định dọc tường, những đường di chuyển của chuột. Đánh số thứ tự bẫy để dễ dàng kiểm soát.

Lưu ý thêm ngoài các mẹo diệt chuột đơn giản trên

Mồi nhử chuột tốt nhất là gì

Chuột thích ăn gì nhất? Chúng là loài ăn tạp và luôn cần mài mòn đi 2 chiếc răng cửa luôn phát triển nhanh bằng cách gặm nhấm cắn xé đồ đạc. Mồi nhử chuột tốt nhất thường là các loại trái cây có vị ngọt thơm, rau giòn (dưa chuột, cà rốt, cải bắp), côn trùng (giúp bổ sung protein như gián, châu chấu), các loại hạt (ngũ cốc), thịt (gia cầm, xác thối).

Cách tìm lối đi của chuột để đặt bẫy như thế nào

Hướng dẫn tìm lối đi chuột trong nhà, bạn cần quan sát và để ý hướng phát ra tiếng kêu, vị trí phân, hướng tiếng động (như vách tủ, trần nhà). Với số lượng thấp, chúng thích xây tổ ở tầng thấp những nơi vừa dễ thoát thân vưa có đồ ăn. Khi số lượng nhiều, chuột có xu hướng ổn định sống ở gác mái, trần nhà.

Lối đi của chuột ở ngoài sân vườn mà bạn có thể đặt bẫy thường nằm dọc chân tường sẽ có những miệng hang rộng khoảng 30-50cm. Chú ý thêm các dấu hiệu như phân, vệt nhẵn, vết nhọ trên tường, các khe hở xung quanh và dây điện vắt ngang khu đó.

Cách chữa sập bẫy chuột cho mèo

Không để chó méo liếm lông, cách chữa sập bẫy chuột cho mèo là bạn cần lau tẩy sạch các vị trí dính keo, chất độc bằng dầu ăn (hoặc dầu baby) và cắt bỏ luôn khu vực đó. Cần mang tới bác sĩ thú y ngay nếu thấy mèo có hiện tượng nôn mửa, mệt mỏi, co giật.

Cách khử mùi bẫy chuột triệt để nhất

Chuột khá nhạy cảm trong việc đánh giá những mối nguy hiểm và có thể dễ dàng đánh hơi thấy thuốc bả khiến cho các biện pháp không phát huy tác dụng. Bởi vậy, bạn cần khử mùi bẫy chuột bằng giấm, khò lửa (với các loại bẫy kim loại) và phơi nắng.

Cách vệ sinh bẫy chuột nhanh chóng

Để dùng bền và hiệu quả, bạn cần vệ sinh bẫy chuột bằng các loại chất tẩy rửa thông dụng, phơi nắng khô ráo.

Cách xử lý khi bị dính keo bẫy chuột

Để tẩy keo dính chuột, bạn có thể sử dụng dầu thực vật, hoặc giấm ăn, nước lau sàn, túi đá lạnh, vật nhọn để gỡ vết dính không làm rách quần áo hay xước đồ đạc. Lưu ý đối với sàn nhà bằng gỗ, không dùng dầu ăn khiến trơn trượt dễ nguy hiểm cho người trong nhà khi di chuyển.

Trên đây là tổng hợp các cách bẫy chuột thông minh đơn giản và hiệu quả. Tùy thuộc vào tình trạng của ngôi nhà mà bạn có thể áp dụng cách bẫy chuột phù hợp. Mong rằng với những thông tin mà Cleanipedia đã cung cấp ở trên, nhà bạn sẽ sớm không còn bóng dáng lũ chuột nữa nhé.

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Cách Gài Bẫy Chuột Bán Nguyệt