30+ Dấu Hiệu Mang Thai (có Bầu) Sớm Chỉ Sau 1 Tuần Quan Hệ
Có thể bạn quan tâm
Dấu hiệu mang thai (có thai) sớm nhất sau 1 tuần quan hệ giúp chị em chuẩn bị sẵn sàng tâm lý làm mẹ hoặc đình chỉ thai nghén nếu mang bầu ngoài ý muốn. Sau đây hãy cùng Sức Khỏe 24 Giờ về những dấu hiệu nhận biết có thai qua từng giai đoạn của thai kỳ nhé!
Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]Tổng hợp 21+ dấu hiệu mang thai (có thai) sớm chỉ sau 1 tuần quan hệ
Tổng hợp những dấu hiệu có thai sau 1 tuần đến những tháng tiếp theo của thai kỳ, chị em cần ghi nhớ để tự chăm sóc mình tốt hơn khi những dấu hiệu có bầu xuất hiện nhé! (1)
1. Thay đổi vùng ngực: đau ngực, căng tức ngực
Hiện tượng căng tức ngực ở thai phụ thường xuất hiện khá sớm chỉ khoảng 2-3 ngày sau thụ thai, nhưng một số ít trường hợp khoảng 2-3 tuần sau mới xuất hiện tình trạng này. Nguyên nhân do nội tiết tố thay đổi nhanh chóng khiến vùng ngực càng trở nên nhạy cảm hơn và kèm theo rất nhiều thay đổi. Đến tháng thứ 6 của thai kỳ ngực bắt đầu căng tức do cơ thể sản xuất sữa non, cảm giác căng tức sẽ nhiều hơn ở những tháng cuối của thai kỳ.
Lượng máu lưu thông đến ngực nhiều hơn khiến chị em thường cảm thấy vùng ngực của mình nóng, căng tức hơn bình thường, đồng thời kích thước ngực cũng lớn hơn so với bình thường. Nếu chạm nhẹ vào ngực cũng sẽ có cảm giác mềm và đau nhức, thậm chí là còn xuất hiện thêm nhiều tĩnh mạch kèm cảm giác ngứa ran tại khu vực nhũ hoa. Để cải thiện, chị em có thể chọn lựa loại áo ngực được thiết kế cho bà bầu, thực hiện massage nhẹ nhàng quanh vùng ngực của mình.
2. Đi tiểu thường xuyên
Tiểu tiện thường xuyên là dấu hiệu có bầu gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt của thai phụ. Bà bầu thường có tần suất đi tiểu tăng lên một cách nhanh chóng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do nồng độ hormone Progesterone tăng lên, đồng thời nồng độ hormone Human Chorionic Gonadotropin (HCG) cũng được tiết ra khi người phụ nữ mang thai. Chính vì vậy, không có gì là lạ nếu vào một ngày đẹp trời, bạn bỗng thấy mình đi tiểu nhiều liên tục, thậm chí vừa đi tiểu xong lại muốn đi tiếp.
Mặc dù đi tiểu nhiều không gây hại gì cho cả mẹ và bé nhưng đôi khi nó lại gây ra nhiều bất tiện, khó chịu nhưng chị em vẫn nhớ đi tiểu đầy đủ khi buồn tiểu đấy, tránh nhịn tiểu bởi điều này dễ gây ra nhiều vấn đề về thận và làm ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
3. Buồn nôn và nôn ói
Ốm nghén là dấu hiệu mang thai điển hình nhất, triệu chứng buồn nôn thường xuất hiện rõ rệt nhất từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 9 của thai kỳ, sau đó sẽ giảm dần trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, một số người lại gặp phải triệu chứng này trong suốt thời kỳ mang thai với diễn biến phức tạp, nghiêm trọng hơn.
Theo nhiều nghiên cứu, cơn buồn nôn thường xuất hiện vào cả ban đêm lẫn ban ngày, gặp nhiều nhất là vào mỗi buổi sáng tùy vào cơ địa của từng người. Đây được coi là biểu hiện bình thường mà bất cứ người phụ nữ nào cũng có thể gặp phải khi mang thai, chỉ khoảng một số ít là cần tham khảo ý kiến của bác sĩ mà thôi.
Lượng hormone nữ tăng lên một cách nhanh chóng, đột ngột thường được xác định là nguyên nhân gây ra các cơn buồn nôn, nôn ói mà rất nhiều thai phụ gặp phải. Ngoài ra, nồng độ hormone tăng lên cũng làm ảnh hưởng đến quá trình co thắt ở dạ dày, ruột và tử cung, từ đó gây ra các cơn buồn nôn rất khó chịu cho nữ giới.
Mặc dù buồn nôn không gây hại gì đối với sức khỏe của cả mẹ và bé nhưng nếu tình trạng này diễn ra với mức độ nghiêm trọng, thai phụ nên chủ động thăm khám bác sĩ và nhớ nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thời kỳ nhạy cảm này.
4. Cơ thể mệt mỏi
Cơ thể mệt mỏi là dấu hiệu có thai xuất hiện xuyên suốt toàn bộ thai kỳ. Nguyên nhân chính khiến thai phụ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu đó là do các cơ quan trong cơ thể phải hoạt động với tần suất lớn, thường xuyên và liên tục để có thể cung cấp được đầy đủ dinh dưỡng tới cho thai nhi.
Đồng thời, hệ tuần hoàn cũng phải làm việc một cách cật lực để giúp máu lưu thông đủ nhằm giúp nuôi dưỡng thai nhi. Do đó, thai phụ luôn cảm thấy gần như kiệt sức, không còn năng lượng mặc dù không phải làm gì.
Thai phụ có thể cải thiện tình trạng mệt mỏi bằng cách dành thời gian để nghỉ ngơi, chú ý bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt cho cơ thể, tập luyện những bài tập, động tác nhẹ nhàng và tránh căng thẳng, stress, lo lắng.
5. Táo bón, đầy hơi khó chịu
Táo bón, chướng bụng là những dấu hiệu mang thai sớm ở người phụ nữ mà thủ phạm chính là do việc thay đổi nồng độ progesterone gây ra. Điều này làm trì trệ, gián đoạn của hệ tiêu hóa, đồng thời do em bé phát triển nên khu vực bàng quang và xương chậu cũng bị ảnh hưởng khiến các mẹ luôn có cảm giác đầy hơi, táo bón rất khó chịu. Nếu cảm thấy bất tiện, các mẹ nên bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây tươi và bổ sung thêm chất xơ, uống đủ nước để cải thiện tình trạng này.
6. Viêm lợi, nướu sưng đau
Theo chuyên trang của sở Y tế Hà Nội (soyte.hanoi.gov.vn), triệu chứng phổ biến là nướu sưng đỏ, phù nề, dễ chảy máu khi đánh răng. Hiện tượng này thường xảy ra vào tháng thứ 2 - tháng thứ 8 của thai kỳ, có thể kéo dài đến 6 tháng sau sinh mới kết thúc.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do lượng máu dồn lên miệng tăng, sức đề kháng của nữ giới trong thời gian mang thai sinh nở bị suy yếu tạo điều kiện cho hiện tượng sưng, viêm ở vùng miệng.
7. Cổ tử cung ẩm ướt
Khí hư ra nhiều là dấu hiệu mang thai xuất hiện sau 1 - 2 tuần sau khi thụ thai, vùng kín sẽ trở nên ẩm ướt hơn, đồng thời khí hư cũng tiết ra nhiều hơn để bảo vệ, không cho các mầm bệnh từ bên ngoài tấn công vào bên trong tử cung. Khí hư ra nhiều gây ra tình trạng ẩm ướt ở cổ tử cung và âm đạo.
Khí hư khi mang thai thường có màu trắng đục giống sữa, không có mùi hôi tanh khó chịu. Đây là dấu hiệu có bầu sớm nhất sau 1 tuần, tuy nhiên chỉ với khí hư ra nhiều cũng rất khó khẳng định bạn có thai hay không mà cần theo dõi thêm nhiều biểu hiện khác trên cơ thể.
8. Đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu (ít khi xảy ra)
Một số mẹ bầu khi mang thai ở 3 tháng đầu luôn gặp phải các cơn đau đầu, chóng mặt kèm choáng váng khá là mệt mỏi trong sinh hoạt hàng ngày. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, phần lớn là do lượng máu tăng lên nhanh chóng để giúp em bé trong bụng phát triển một cách thuận lợi. Do vậy mà sẽ dẫn đến tình trạng chóng mặt và thậm chí, một số mẹ bầu lại bị chóng mặt vào những tháng cuối của thai kỳ.
Tuy nhiên những chị em bị rối loạn tiền đình, huyết áp thấp cũng có những triệu chứng này. Các mẹ lúc này cần được bổ sung các loại dinh dưỡng một cách phù hợp, cân bằng, đặc biệt là chú ý bổ sung thêm acid folic và sắt từ các loại thực phẩm có lợi để giúp giảm thiểu cơn chóng mặt, đau đầu này.
9. Chậm kinh (Trễ kinh)
Chậm kinh là dấu hiệu mang thai sớm nhất, phần lớn nữ giới dựa vào biểu hiện này để kiểm tra xem có phải mình mang thai hay không. Sau khi quá trình thụ tinh diễn ra thành công, cơ thể của người phụ nữ bắt đầu tự sản xuất ra một loại hormone có tên là gonadotropin, tác dụng chính giúp duy trì sự ổn định, cân bằng ở thai kỳ, đồng thời làm tạm ngưng việc sản xuất trứng ở buồng trứng.
Khi lượng hormone này được sản xuất ra, toàn bộ hoạt động của buồng trứng sẽ tạm ngưng hoạt động một thời gian, thông thường sẽ là 9 tháng. Tất nhiên, trong 9 tháng thai kỳ đó, kinh nguyệt sẽ không ghé thăm những người đang mang thai.
Phần lớn những trường hợp nhận thấy mình bị chậm kinh có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra, hoặc để chắc chắn hơn thì các bạn nên chủ động đi siêu âm, thăm khám tại những địa chỉ y tế uy tín. Tốt nhất, khi thấy mình bị trễ kinh từ 5 – 7 ngày, chị em nên đi kiểm tra ngay để có sự lựa chọn phù hợp.
Trong một số trường hợp, hiện tượng trễ kinh cũng có thể là do chế độ sinh hoạt không hợp lý, ăn uống không đảm bảo, bị stress, căng thẳng, gặp phải áp lực hoặc do đang trong thời gian sử dụng thuốc điều trị bệnh, mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa…
10. Ra máu báo thai
Theo một thống kê, có đến 25 - 30% trường hợp có máu báo thai sau khi đã thụ thai thành công. Và không phải trường hợp nào cũng xuất hiện dấu hiệu mang thai này, thường thì ở những chị em mới mang thai lần 1 & lần 2 mới gặp hiện tượng này. (2)
Sau khi trứng và tinh trùng gặp được nhau, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra và tạo thành phôi thai. Khi đó, phôi thai sẽ được vận chuyển vào tử cung để tiến hành làm tổ. Quá trình này vô tình làm đứt một số mạch máu tại tử cung và khiến vùng kín của nữ giới ra một chút máu nhẹ, đó thường được gọi là máu báo thai.
Máu báo thai thường có một số đặc điểm như là vệt máu có màu hơi đỏ, hồng hoặc đôi khi có màu nâu ở đáy quần chíp của chị em. Thường thì máu báo thai sẽ xuất sau khoảng 5 – 10 ngày sau khi chị em có quan hệ tình dục không an toàn với số lượng rất ít, chỉ khoảng từ 1 đến 2 ngày và hoàn toàn không gây hại cho thai nhi.
11. Thay đổi thói quen ăn uống
Thay đổi thói quen ăn uống là dấu hiệu mang thai điển hình. Ví dụ như trước đó, chị em rất ghét đồ ngọt, đồ chua thì giờ lại ngược lại, chị em lại rất thèm ăn mà mình ghét trước đó. Nhiều trường hợp, thai phụ còn thèm ăn một số món ăn lạ như đồ ăn cay, đồ ăn vặt, đồ chiên rán…
Nguyên nhân do hormone progesterone thay đổi, cảm giác thèm ăn xuất hiện nhiều hơn khiến chị em luôn cảm thấy đói liên tục, luôn muốn ăn nhiều món mà mình thích, luôn có cảm giác đói mặc dù chỉ vừa mới ăn xong. (3)
12. Rối loạn vị giác
Nhiều chị em cho biết thường có cảm giác đang ngậm kim loại trong miệng khi mang thai. Mùi vị lạ này thường tồn tại khá lâu trong miệng, đọng lại khoảng 1 – 2 giờ sau khi ăn khiến chị em luôn cảm thấy khó chịu.
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do nồng độ hormone estrogen tăng lên nhanh chóng và chúng có ảnh hưởng nhiều đến vị giác của người phụ nữ khi mang thai.
Chỉ khi qua giai đoạn đầu của thai kỳ, khi nội tiết tố đã cân bằng, ổn định và cơ thể cũng có phần quen với sự có mặt của em bé trong bụng. Tuy nhiên, một số chị em lại gặp phải biểu hiện trong suốt 9 tháng thai kỳ của mình và bắt buộc phải sống chung với nó.
13. Nhạy cảm với nhiệt độ
Khi mang thai, cơ thể của nữ giới cũng có khá nhiều thay đổi, trong đó có sự nhạy cảm với nhiệt độ. Có thể lúc sáng bạn vừa thức dậy đã thấy rét run nhưng chỉ sau nửa giờ, bạn lại cảm thấy nóng khó chịu. Các chị em đừng quá lo lắng khi gặp phải triệu chứng này khi đang mang thai nhé.
14. Tiết nhiều nước bọt
Không chỉ đi tiểu nhiều lần, nhiều chị em còn thấy miệng của mình thường tiết ra rất nhiều nước bọt mặc dù không ăn, uống gì. Thật là ngạc nhiên phải không? Đây chính là một trong những dấu hiệu mang thai điển hình mà rất nhiều chị em gặp phải.
15. Tâm trạng thay đổi thường xuyên
Nguyên nhân do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến chị em dễ rơi vào trạng thái cáu gắt, bực bội, căng thẳng, tính tình thất thường. Có nhiều chị em còn dễ cảm thấy khó chịu, chán nản hoặc đôi khi cảm thấy tủi thân. Các biểu hiện này sẽ nhanh chóng biến mất khi chị em thích nghi được sự thay đổi của hormone. Lúc này, gia đình cần quan tâm chia sẻ những khó khăn với thai phụ giúp chị em nhanh ổn định tâm trạng và thoải mái hơn.
16. Đau lưng
Đau lưng cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy trứng và tinh trùng đã thụ tinh thành công. Khi phôi thai được hình thành, các hormone trong cơ thể sẽ có dấu hiệu tăng lên và tạo áp lực vào dây chằng, xương khớp, từ đó gây ra các cơn đau ở vùng lưng.
Bên cạnh đó, do trọng lượng của thai nhi phát triển nên tử cung cũng dần thay đổi và chèn ép vào cột sống, các khu vực xung quanh. Đây cũng là nguyên nhân khiến thai phụ luôn bị đau nhức, mỏi ở phần lưng, cơn đau có thể lan xuống vùng xương chậu khi thai nhi lớn dần.
Có khá nhiều thai phụ gặp phải hiện tượng này và dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của kỳ kinh nguyệt. Lưu ý, cơn đau lưng khi có thai thường kéo dài hơn so với khi đến kỳ kinh thông thường.
17. Tăng cân bất thường
Cộng với cảm giác thèm ăn, muốn ăn liên tục là biểu hiện tăng cân nhanh chóng, bất ngờ. Sau khi có quan hệ tình dục không an toàn, nếu nhận thấy mình bị tăng cân nhanh chóng mà không phải do bất kỳ nguyên nhân nào khác thì có thể là do chị em đã có thai. Để chắc chắn, chị em nên chú ý theo dõi, kiểm tra cân nặng của mình hàng tuần, hàng tháng nhé.
18. Khó thở, hụt hơi
Khó thở, hụt hơi bắt đầu xuất hiện ở tháng thứ 4 và nghiêm trọng hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân do nồng độ hormone progesterone tăng khá nhanh để giúp cung cấp được đủ lượng oxy cho em bé phát triển thường khiến thai phụ liên tục gặp phải hiện tượng khó thở, đôi khi là hụt hơi.
Ở mỗi thai phụ dấu hiệu có thai này diễn ra với mức độ khác nhau: có người chỉ bị khó thở trong vài tháng đầu của thai kỳ, cũng có những người gặp phải biểu hiện này trong suốt 9 tháng thai kỳ của mình. Do đó, nếu bỗng dưng gặp phải thì các mẹ cũng đừng quá lo lắng.
19. Nhiệt độ cơ thể tăng trong 3 tháng đầu thai kỳ
Dấu hiệu mang thai này bắt đầu từ tuần đầu tiên đến tháng thứ 3 của thai kỳ. Phụ nữ mang thai thường tăng thân nhiệt đến khoảng 37,5 độ C do nồng độ hormone progesterone tăng lên cao.
Tuy nhiên, nữ giới chỉ dựa vào hiện tượng thân nhiệt tăng cao thì khó có thể khẳng định rằng bạn đã có thai hay chưa, vì sốt nhẹ có thể là triệu chứng của cảm cúm hoặc viêm đường hô hấp....
20. Xuất hiện rôm sảy, mụn nhọt
Trong giai đoạn thai kỳ, thân nhiệt của mẹ bầu tăng lên nhanh chóng khiến quá trình đào thải mồ hôi ra ngoài diễn ra không kịp. Điều này dễ khiến mồ hôi tiết ra càng nhiều, mụn nhọt và rôm sảy cũng xuất hiện nhiều hơn ở những vùng da có nhiều ma sát, khu vực có nếp gấp ở da.
21. Đau bụng âm ỉ
Đau bụng nhẹ là dấu hiệu mang thai tháng đầu. Sau khi quá trình thụ tinh diễn ra, phôi thai sẽ được tạo nên và di chuyển về tử cung làm tổ. Khi đó, các mẹ sẽ thấy có những cơn đau âm ỉ, khó chịu ở vùng bụng dưới nhưng không thường xuyên, liên tục và chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện vài lần trong ngày.
Đôi khi, mẹ chỉ ho hay hắt hơi, thay đổi tư thế cũng dễ cảm thấy đau tại vùng bụng. Có rất nhiều chị em nhầm lẫn vì tưởng đây là dấu hiệu có kinh nguyệt nên thường bỏ qua mà không đi thăm khám, kiểm tra cụ thể.
22. Nhạy cảm với các loại mùi
Xúc giác của người phụ nữ khá nhạy cảm trong thai kỳ do nội tiết tố tăng lên, đặc biệt là có nhiều thay đổi với mùi ở xung quanh, có thể là cảm thấy khó chịu, ghét mùi cơm chín, mùi nước hoa, mùi xăng dầu, mùi quần áo… làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống hàng ngày.
Dấu hiệu mang thai này sẽ giảm dần sau 3 tháng đầu của thai kỳ nên các mẹ có thể tự cải thiện bằng cách tránh đi tới những nơi có mùi hương mà mình cảm thấy khó chịu, không thoải mái là được.
23. Chuột rút
Hiện tượng chuột rút xuất hiện khi nữ giới mang thai thường do tử cung bắt đầu có sự thích nghi khi có sự xuất hiện của em bé trong bụng, điều này khiến tử cung dần thay đổi kích thước và chèn vào các mạch máu ở dưới chân. Từ đó gây ra hiện tượng chuột rút mà khá nhiều mẹ gặp phải.
Khi bị chuột rút, các mẹ có thể thực hiện nhiều cách để giúp giảm đi hiện tượng này như kết hợp xoa bóp và duỗi chân, vận động nhẹ nhàng và bổ sung thêm một số loại thực phẩm giàu canxi như hạnh nhân, các loại hạt, sữa chua, các loại đậu, rau xanh…
24. Màu sắc âm hộ sậm màu hơn, đầu vú thâm quầng
Trong trạng thái bình thường, âm đạo và âm hộ ở nữ giới luôn có một màu hồng tươi đặc trưng, tuy nhiên khi có thai thì màu này sẽ chuyển sang màu tím đỏ sẫm do lượng máu chảy đến các khu vực này ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh đó, ngoài biểu hiện đau nhức, sưng ở vùng ngực thì đầu vú của chị em cũng trở nên tối hơn. Biểu hiện có thai này thường xuất hiện sau tuần thứ tư trong giai đoạn thai kỳ.
25. Cảm giác buồn ngủ thường xuyên
Dấu hiệu mang thai xuất hiện trong 3 tháng đầu tiên, hormone progesterone tăng lên khiến cơ thể dễ bị mất cân bằng. Do đó mà nhiều thai phụ luôn cảm thấy uể oải, buồn ngủ liên tục, và gần như bị cạn kiệt năng lượng trong người.
Tình trạng buồn ngủ vừa làm ảnh hưởng đến tâm lý, vừa làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của mẹ bầu khi gặp phải.
26. Ợ nóng và tiết nhiều nước bọt
Có khoảng 1/3 trường hợp gặp phải biểu hiện ợ nóng khi mang thai ở những tuần đầu tiên. Hiện tượng ợ nóng xuất hiện thường là do hormone tăng mạnh khiến các van ở dạ dày hở ra, từ đó axit trào vào thực quản. Tốt nhất, chị em cần chú ý chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày sẽ giúp làm giảm hiện tượng ợ nóng khó chịu đó.
Đồng thời, đi kèm với biểu hiện ợ nóng là thai phụ thường xuyên tiết ra rất nhiều nước bọt không mấy dễ chịu. Nếu chú ý thì các mẹ bầu cũng dễ dàng nhận ra biểu hiện điển hình khi có thai này.
27. Tăng nhịp tim
Vào khoảng tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 của thai kỳ: nhịp tim, lưu lượng máu và tốc độ bơm máu tăng lên rất nhanh chóng để cung cấp được đủ máu cho thai nhi. Tất nhiên các mẹ bầu sẽ thấy nhịp tim của mình tăng lên thất thường, lúc lại nhanh hơn và dễ bị váng đầu, chóng mặt thường xuyên.
Việc tim đập nhanh hơn thường là hai loại hormone chính là progesterone và estrogen tăng lên cao, từ đó khiến nhịp tim của thai phụ thường tăng từ 15 – 20 nhịp mỗi phút, thậm chí là dễ xảy ra hiện tượng rối loạn nhịp và đánh trống ngực.
Tìm hiểu thêm:
- Mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì?
- Phá thai ở đâu? Tổng hợp 8 địa chỉ phá thai an toàn tại Hà Nội
- Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu
- Danh sách bệnh viện, phòng khám phá thai uy tín ở Hà Nội
Những thắc mắc về dấu hiệu mang thai thường gặp
- Câu hỏi: Khi nào dấu hiệu mang thai xuất hiện? (4)
Trả lời: Khi trứng và tinh trùng có thể gặp nhau trong vòng vài phút đến 12 giờ sau khi nam giới xuất tinh. Đồng thời, khi quá trình thụ thai được diễn ra, hợp từ này sẽ đi xuống ống dẫn trứng và phát triển hình thành nên phôi thai. Quá trình này thường xảy ra vào giữa ngày thứ 6 và thứ 10 sau khi được thụ tinh. Như vậy có thể thấy, sau khi chị em có quan hệ tình dục (không sử dụng biện pháp tránh thai) thì khoảng 6 – 10 ngày thì có thể mang thai.
Trong 2 tuần đầu sau khi thụ thai, những dấu hiệu mang thai sớm bắt đầu xuất hiện như: cơ thể mệt mỏi, ngực mềm, dễ cáu giận,.. những hiện tượng này rất giống với nên rất dễ gây nhầm lẫn với dấu hiệu sắp có kinh nguyệt. Chị em có thể sử dụng que thử thai tại nhà hoặc đến chuyên khoa phụ sản thăm khám để có kết luận cuối cùng.
- Câu hỏi: Có phải tất cả phụ nữ đều có biểu hiện có thai trong giai đoạn đầu như nhau?
Trả lời: Mỗi người đều có cơ địa khác nhau nên mỗi phụ nữ mang thai sẽ có những dấu hiệu có thai khác nhau, ở một người phụ nữ biểu hiện cũng có thể khác nhau ở mỗi lần mang thai.
- Câu hỏi: Sử dụng que thử thai lúc nào?
Trả lời: Sử dụng que thử thai là phương pháp dựa trên xác định nồng độ hormone hCG được tiết ra trong thai kỳ, loại hormone thai kỳ này sẽ được đào thải qua nước tiểu. Vì vậy, que thử thai có thể giúp phát hiện hCG từ đó xác định tình trạng mang thai.
Nếu nam nữ giao hợp vào gần thời điểm rụng trứng thì thời điểm sử dụng que thử thai phù hợp nhất là khoảng 14 ngày sau đó, nếu thử sớm hơn thì kết quả có thể không chính xác. Trường hợp, nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt không đều, có thể thử ngay khi trễ kinh.
Lưu ý: Các bạn có thể thấy que thử thai lên vạch mờ hoặc 1 vạch đậm 1 vạch mờ, bởi vì trong thời kỳ đầu của thai kỳ nồng độ hCG chưa ổn định. Bạn hãy test thử lại vào một vài ngày sau nhé. Ngoài ra, bạn nên sử dụng que thử thai vào buổi sáng để có kết quả chính xác hơn, vì đây là thời điểm nước tiểu chứa nồng độ hCG cao nhất trong ngày. Bài viết được nhiều người xem: hình ảnh que thử thai 2 vạch (đậm, nhạt)
- Câu hỏi: Xuất tinh ngoài có mang thai không?
Trả lời: Một nghiên cứu đã cho thấy có khoảng 18% trường hợp các cặp vợ chồng sử dụng phương pháp phòng tránh thai bằng việc xuất tinh ra ngoài vẫn có thể mang bầu. Bởi vì, nam giới trước khi xuất tinh, dương vật vẫn sẽ tiết ra một lượng chất lỏng gọi là dịch tiết, trong đó sẽ có lẫn 1 ít tinh trùng nên khả năng mang thai có thể xảy ra.
Để tránh thai ngoài ý muốn, các bạn nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su, uống thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai…..
- Câu hỏi: Quan hệ thời điểm nào dễ đậu thai nhất?
Trả lời: Hầu hết tinh trùng chỉ sống được trong môi trường âm đạo trong khoảng 48h, trứng sau khi rụng chỉ sống được trong khoảng 12 - 24 giờ. Thời gian quan hệ trong khoảng từ trước 2 ngày cho đến ngày rụng trứng thì khả năng đậu thai là rất cao. Xem thêm: cách tính ngày rụng trứng chính xác nhất.
- Câu hỏi: Có thể phát hiện tinh trùng yếu/không có tinh trùng nếu chỉ quan sát bằng mắt thường không?
Trả lời: Để có thể phát hiện tinh trùng yếu/không có tinh trùng nếu chỉ quan sát bằng mắt thường thì rất khó. Bởi vì, thông thường để nhận biết tinh trùng có yếu hay không có tinh trùng cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ nam khoa thông qua việc thực hiện xét nghiệm.
Tuy nhiên, sau mỗi lần xuất tinh nếu nam giới tinh ý thì có thể phát hiện chất lượng tinh trùng khỏe hay yếu qua những tiêu chí sau:
- Tinh dịch loãng và ít: Có số lượng tinh cùng chất lượng tinh trùng thấp.
- Tinh dịch vón cục: Thì tinh trùng rất yếu và dễ chết, hoặc gặp khó khăn khi di chuyển để gặp trứng.
- Tinh dịch có màu sắc bất thường: Nếu tinh trùng có màu sắc khác thường như xanh, vàng, nâu là tinh trùng yếu do bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục.
Cần làm gì khi có dấu hiệu mang thai sớm?
Bạn cần chuẩn bị tâm lý và một số kiến thức sức khỏe sinh sản khi những dấu hiệu mang thai sớm xuất hiện.
- Khám thai
Việc đầu tiêu là các mẹ bầu nên chủ động đến ngay những cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám nhằm để biết chính xác kết quả mình có thai hay không. Bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện siêu âm để loại trừ trường hợp mang thai ngoài tử cung. Đồng thời, cũng kiểm tra cân nặng, huyết áp, nhịp tim,.. để phòng ngừa các trường hợp biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ như đái tháo đường thai kỳ,.. (5)
- Xét nghiệm máu
Ngoài thực hiện khám tổng quát, chỉ em sẽ được thực hiện xét nghiệm nhóm máu, công thức máu, xét nghiệm đường huyết, tổng phân tích nước tiểu,.. Nhằm để phát hiện các bệnh lây nhiễm như rubella, bệnh viêm gan siêu vi B, bệnh lây truyền qua đường tình dục,.. Nếu trường hợp có bệnh sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Tuân thủ chế độ dinh dưỡng dành riêng cho bà bầu
Khi mang thai, mẹ bầu cầu phải bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý trong những tháng đầu tiên mà cả trong suốt thời gian mang thai như các chất đạm, tinh bột, chất béo, ăn nhiều rau xanh và trái cây, hoa quả tươi, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm những chất axit folic, canxi và sắt theo chỉ định của bác sĩ trong suốt thời gian thai kỳ.
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
Mẹ bầu khi mang thai cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý như ngủ đủ giấc khoảng 7 – 8 giờ mỗi ngày. Ngoài ra, cũng nên tránh sử dụng những chất kích thích như cà phê, chà và uống quá nhiều nước sau 20h tối trước khi đi ngủ để đảm bảo cho giấc ngủ được chất lượng và ngon giấc. Bên cạnh đó, một giấc ngủ trưa ngắn cũng cần thiết để giúp mẹ bầu mau hồi phục sức khỏe và giảm mệt mỏi, căng thẳng.
Chưa kể đến, mẹ bầu có thể lựa chọn tập những môn thể dục hằng ngày nhẹ nhàng để đảm bảo mọi chức năng của cơ thể được hoạt động trơn tru. Ngoài ra, việc tập thể dục còn giúp thư giãn cơ thể, dễ ngủ hơn vào ban đêm.
- Củng cố kiến thức bầu bí và sinh nở
Trong suốt thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày mẹ bầu cũng nên học hỏi, bổ sung cho mình những kiến thức căn bản cho việc chăm sóc thai kỳ kỹ lưỡng hơn, kiến thức sinh con và chăm sóc cho bé sau khi chào đời.
Hiện nay những kiến thức này có ở khá nhiều trên các diễn đàn, từ những tạp chí hoặc mẹ bầu cũng có thể tham gia các lớp học tiền sản để trang bị cho bản thân nhiều kiến thức chăm sóc cho bản thân và bé sau này nhé.
Hy vọng với những dấu hiệu mang thai hay dấu hiệu có thai trong bài viết này đã giúp chị em nắm rõ hơn. Khi nhận thấy mình có các biểu hiện này, chị em có thể đến thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để chắc chắn mình đã có thai hay chưa.
Từ khóa: dấu hieuj có thai | cách nhận biết có thai | mẹo nhận biết có thai | mẹo vặt biết có thai | mẹo để biết có thai | mẹo dân gian nhận biết có thai | mẹo nhận biết có thai theo dân gian | chất nhầy như thế nào là có thai | triệu chứng có thai | triệu chứng mang thai | dấu hiệu nhận biết có thai | nhìn bụng biết có thai | biểu hiện mang thai | quan hệ bao lâu thì biết có thai | bụng như thế nào la có thai | nhìn bụng biết có thai | đau bụng như thế nào là có thai | dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 3 ngày | dấu hiệu có thai tuần đầu
Từ khóa » đầy Bụng Khi Mang Thai Tuần đầu
-
Làm Thế Nào Nếu Bị đầy Bụng Khi Mang Thai? - Vinmec
-
Đầy Bụng Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Xử Trí An ...
-
21 Dấu Hiệu Mang Thai (có Bầu) Sớm Sau 1 Tuần đầu Quan Hệ Cần Biết
-
Đầy Hơi Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai? | TCI Hospital
-
Dấu Hiệu Mang Thai Sớm Sau 1 Tuần đầu Tiên Chính Xác Nhất
-
Đầy Bụng Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? Phòng Tránh Như Thế ...
-
Đầy Bụng Khi Mang Thai 3 Tháng đầu Có Nguy Hiểm Không?
-
Mang Thai Tuần đầu Bụng Có To Không? - Avisure Mama
-
Chướng Bụng - Đầy Hơi Có Phải Mang Thai Không?
-
Đầy Bụng Khi Mang Thai - Cách Xử Trí An Toàn
-
Bí Kíp Cho Bà Bầu Bị đầy Hơi Chướng Bụng Khi Mang Thai - Hello Bacsi
-
21 Dấu Hiệu Mang Thai (có Bầu) CHUẨN XÁC Chỉ Sau 1 Tuần Quan Hệ
-
Đầy Bụng Có Phải Là Dấu Hiệu Mang Thai Hay Không? Cùng Tìm Hiểu
-
Bầu 3 Tháng đầu Bị đầy Bụng - Cách Cải Thiện Nhanh Chóng
-
Làm Thế Nào để Xử Lý Triệu Chứng đầy Hơi Khó Tiêu Khi Mang Thai?
-
Chướng Bụng đầy Hơi ở Bà Bầu - Cách Khắc Phục? - Tràng Phục Linh
-
Bà Bầu Bị đầy Bụng: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa - Ferrovit