30 Loại Hàng Hiệu:National Museum Of Korea

30 loại hàng hiệu

Triển lãm không nên bỏ qua ở Bảo tàng Quốc gia Trung ương

Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3
  • Tòa tiền sử cổ đại Phòng Đồ đá cũ Cây rìu tay 1 주먹도끼 이미지
  • Tòa tiền sử cổ đại Phòng Đồ đá mới Gốm hoa văn răng lược 2 빗살무늬토기 이미지
  • Tòa tiền sử cổ đại Đồ đồng / Phòng Choseon cổ đại Cửa nông canh thời đồ đồng 3 농경문 청동기
  • Tòa tiền sử cổ đại Phòng Buyeo Samhan Các đồ vật được nung từ đất tại mộ cổ số 1 Dahori Changwon 4 창원 다호리 1호 무덤 출토품
  • Tòa tiền sử cổ đại Phòng Goguryeo Bát bằng đồng được chạm khắc chữ 'Howoo' 5 호우' 라는 글자가 있는 청동 그릇
  • Tòa tiền sử cổ đại Phòng Baekje Châm cài vương miện vàng 6 관꾸미개
  • Tòa tiền sử cổ đại Phòng Gaya Mũ và áo giáp sắt 7 가야갑옷
  • Tòa tiền sử cổ đại Phòng Geumgwan Vương miện vài đai lưng bằng vàng 8 금관과 금허리띠
  • Con đường lịch sử Con đường lịch sử Tháp đá mười tầng chùa Gyeongcheon 9 경천사십층석탑
  • Tòa tiền sử cổ đại Phòng Sinla thống nhất Tượng Phật tổ bằng sắt 10 철불
  • Tòa trung-cận đại Phòng Goryeo 2 Bản in Đại Tạng Kinh tái bản từ kinh bảng 11 재조대장경 경판으로 인쇄한 경전
  • Tòa trung-cận đại Phòng Choseon 2 Khuôn in kim loại chữ Hangeul đi kèm với chữ Eulhae. 12 을해자와 함께 쓴 한글 금속활자
  • Tòa trung-cận đại Phòng Choseon 3 Nền gỗ được in bản đồ Daedongyeoji 13 대동여지도 목판
  • Tòa trung-cận đại Phòng Choseon 3 Oegyujanggak Uigwe 14 외규장각의궤
  • Tòa trung-cận đại Phòng Đại hàn chế quốc Chikmyeongjibo(Con dấu) 15 칙명지보
  • Tòa Thư họa Phòng Seohwa 1 Bia đá in lời thoại của Thái tử 16 태자사 남공대사 비석
  • Tòa Thư họa Phòng Seohwa 2 Bức họa cây Nosong 17 노송도
  • Tòa Thư họa Phòng Hội thoại Phật giáo Tranh Byeonsangdo trong Pháp Hoa Kinh 18 변상도
  • Tòa Thư họa Phòng Đồ mỹ nghệ Hộp được in hoa văn hoa sen 19 나전 칠 연꽃모란넝쿨 무늬 상자
  • Tòa lưu trữ đồ vật được tặng Phòng Văn hóa thể được kính tặng Mũ đồng 20 청동투구
  • Tòa chạm khắc mỹ nghệ Phòng Phật giáo gác Mireukbosal và Amitabul chùa Kamsal 21 감산사 미륵보살과 아미타불
  • Tòa chạm khắc mỹ nghệ Phòng Phật giáo gác Tượng phật Lỳ tô Giá nan 22 반가사유상
  • Tòa chạm khắc mỹ nghệ Phòng Đồ mỹ nghệ bằng sắt Bình cao cổ có họa tiết phong cảnh sông nước 23 물가풍경무늬 정뱡
  • Tòa chạm khắc mỹ nghệ Phòng Đồ gốm sứ Gốm sứ mỹ nghệ Lư hương hình hoa sen 24 칠보무늬 향로
  • Tòa chạm khắc mỹ nghệ Phòng Đồ gốm phấn xanh Gốm sứ mỹ nghệ Bình gốm hình con rùa 25 모란무늬 자라병
  • Tòa chạm khắc mỹ nghệ Phòng Đồ gốm trắng Hũ gốm trắng tròn 26 항아리
  • Tòa Asia Phòng Trung tâm Asia Thần khai thiên lập địa Fuxi và Nuwa 27 창조신 복희와 여와
  • Tòa Asia Phòng Ấn độ.Đông nam Asia Quan âm bồ tát 28 보살
  • Tòa Asia Phòng Nhật bản Tập tranh Kenji Monogatari 30 겐지모노가타리 화첩
  • Cây rìu tay

    vị trí triển lãmTòa tiền sử cổ đạ > Phòng Đồ đá cũ

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Thời kì đồ đá cũ

    vật liệuĐá - Khác

    phân loạiCông nghiệp/sản xuất-Sinh hoạt thời tiền sử-Sinh hoạt tập thể

    kích thướcChiều dài 8cm, Chiều rộng 8.1cm, Độ dày 3.8cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Rìu đá là công cụ bằng đá thời đồ đá cũ, có hình bầu dục và phần đầu nhọn, tay cầm là phần cụt và bè, được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Rìu được làm bằng cách mài một mặt đá, sau đó mài mặt đối diện tạo ra phần lưỡi có hai mặt hình dích dắc. Người thời đồ đá cũ đã suy nghĩ trước hình dạng tổng thể rồi lên kế hoạch và làm ra chiếc rìu đá theo hình dạng mong muốn. Rìu đá được tìm thấy rộng khắp từ Tây Âu, Trung Đông, châu Phi, Vương quốc Anh, Ấn Độ và Đông Á; được sử dụng từ khoảng 1,7 triệu năm đến 100.000 năm trước. Homo erectus được biết đến là nhóm người cổ đã tạo ra rìu đá. Rìu đá được khai quật ở Jeongok-ri, Yeoncheon. Vào đầu những năm 1940, nhà khảo cổ học người Mỹ H. L. Movius đã phân loại văn hóa đồ đá cũ thành Văn hóa rìu đá châu Âu và Văn hóa dao bầu (chopper) châu Á, ông cho rằng khu vực Đông Á không có rìu đá. Học thuyết của ông cho rằng khu vực Đông Á bị tụt hậu về mặt văn hóa và chủng tộc so với châu Âu, châu Phi, Trung Đông đã tìm thấy rìu đá. Tuy nhiên, vào năm 1978, chiếc rìu đá đầu tiên ở Đông Á đã làm cho giới khảo cổ học thế giới bất ngờ và phủ định lý luận nhị phân này.

닫기
  • Gốm hoa văn răng lược

    vị trí triển lãmTòa tiền sử cổ đạ > Phòng Đồ đá mới

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Thời kì đồ đá mới

    vật liệuĐất

    phân loạiSinh hoạt-Đồ dùng trong ăn uống-Món ăn-chân

    kích thướcChiều cao hiện tại 28.1cm, Chiều cao hiện tại 25.9cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Bình gốm vân lược là bình gốm tiêu biểu cho thời đại đồ đá mới của Hàn Quốc được làm ra từ khoảng 6.000 năm trước. Tổng thể có hình dáng chữ V, được chia thành ba phần: miệng, thân và đáy với các hoa văn đa dạng khác nhau. Các mẫu hoa văn gốm thời đồ đá mới bao gồm các mẫu hoa văn hình học, thực vật và động vật. Người ta sử dụng phương pháp vẽ hoặc khắc hoặc đính dải đất sét lên mặt bình gốm khi trang trí hoa văn. Ở khu vực phía Nam Hoa Trung Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà dùng hoa văn hình học hay động vật làm chủ đạo. Mặt khác, Hàn Quốc chúng ta và khu vực Đông Bắc Trung Quốc, Siberia, Bắc Âu thường sử dụng cách khắc họa tiết. Cách đính dải đất sét được tìm thấy ở Hàn Quốc và Siberia, quần đảo Nhật Bản. Bố cục hoa văn đối xứng trái phải và cân bằng đã thể hiện óc sắp xếp không gian tuyệt vời và có thẩm mỹ cũng như đời sống văn hóa tinh thần phong phú của người đồ đá mới. Người thời kỳ đồ đá mới đã tình cờ phát minh ra gốm nung khi phát hiện ra đất sét sẽ cứng lại nếu nung trong lửa. Việc sử dụng đồ đất nung đã tạo nên thay đổi lớn trong cách sinh hoạt con người, bao gồm dự trữ và nấu thức ăn, trú ngụ và sử dụng các nguồn thực vật mới chưa từng sử dụng trước đây.

닫기
  • Cửa nông canh thời đồ đồng

    vị trí triển lãmTòa tiền sử cổ đạ > Đồ đồng / Phòng Choseon cổ đại

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Thời kì đồ sắt sớm

    vật liệuKim loại- Hợp kim

    phân loạiTín ngưỡng tôn giáo-Tôn giáo dân tộc-Tôn giáo đồng thời-Cửa mở hình lá chắn

    kích thướcChiều dài 13.5cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Cổng đồng nông nghiệp thời đồ đồng tái hiện sống động hoạt động canh tác nông nghiệp vào thời đại đồ đồng. Vào khoảng thế kỷ 15 trước Công Nguyên, bán đảo Triều Tiên trở thành xã hội nông canh tập trung vào trồng lúa. Phương kế sinh nhai mới là nông canh xuất hiện đã mang đến nhiều thay đổi tổng thể về xã hội như quy mô hay vị trí làng xã, dụng cụ sinh hoạt, nghi lễ v.v. Hình ảnh canh tác nông nghiệp thời đại đồ đồng cụ thể được khai quật chủ yếu bằng cách sử dụng phương pháp gián tiếp xem xét các tính năng của dụng cụ thời kỳ đó được tìm thấy trong các di tích hay xung quanh vị trí của di tích. Do đó, mảnh cổng đồng nông nghiệp được khai quật ở Daejeon là một tài liệu quý giá mô tả sinh động một thời kỳ lịch sử chưa có ghi ghép bằng văn tự. Mặt có treo vòng móc xích của cổng đồng nông nghiệp khắc hình một con chim ngồi trên cành cây, đối diện là một người đàn ông vấn lông trên đầu, trần như nhộng đang cày ruộng và một người khác đang vác cuốc, bên trái là một bình ngũ cốc. Đây là hình ảnh thể hiện trình tự thời gian bắt đầu trồng trọt vào mùa xuân cho đến khi thu hoạch vào mùa thu. Do đó, cổng đồng nông nghiệp không chỉ mang đến hình ảnh làm nông cởi trần như nhộng cùng con chim ngồi trên cành cây mà còn là một công cụ được sử dụng trong các nghi lễ để cầu một năm bình an và sung túc. Phần dưới của mẫu vật bị vỡ nên không thể thấy được hình ảnh, nhưng tổng thể rất giống với đồ đồng dạng tấm bình phong được tìm thấy ở di tích Namseong-ri, Asan và Goejeong-dong, Daejeon. Cổng đồng nông nghiệp cho thấy được tạo ra vào giai đoạn bắt đầu phát triển văn hóa đồ đồng Hàn Quốc khoảng thế kỷ 5 và 4 trước Công Nguyên.

닫기
  • Các đồ vật được nung từ đất tại mộ cổ số 1 Dahori Changwon

    vị trí triển lãmTòa tiền sử cổ đạ > Phòng Buyeo Samhan

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Thời kì đồ sắt sớm

    vật liệuKim loại-vàng

    phân loại

    kích thướcChiều dài 31.5cm,Chiều dài 30cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Di tích Dahori ở Changwon đã đưa ra tư liệu mới về sự hình thành một trong các quốc gia cổ đại có lăng mộ gỗ sớm nhất trên bán đảo Triều Tiên. Đặc điểm lớn nhất của di tích lăng mộ Dahori là hố chôn cất vật dụng mai táng ở giữa đáy của lăng mộ, lần đầu tiên được phát hiện ở Dahori. Trong giỏ được tìm thấy ở hố của lăng mộ số 1 là những vũ khí như kiếm đồng và kiếm sắt của Hàn Quốc với vỏ bọc sơn mài, giáo đồng, giáo sắt, mũi tên; nông cụ bằng sắt như rìu sắt, cày; gương và thắt lưng Trung Quốc; đồ trang sức như chuỗi hạt và nhiều đồ gỗ sơn mài trong đó chứa ngũ cốc, quạt, chuông ngựa, đồng xu, cọ, dây bện v.v. Nhìn vào gương và đồng xu tiền tệ Trung Quốc thì có thể biết ngôi mộ được tạo ra vào nửa cuối thế kỷ 1 trước Công Nguyên. Các ghi chép lịch sử nói rằng Byeon-han vốn có núi quặng sắt dồi dào và kỹ thuật luyện sắt tốt, đã cung cấp sắt cho Nakrang và đảo Woee-do, nơi đây sử dụng sắt như một đơn vị tiền tệ. Thực tế trong di tích Dahori cũng đã khai quật được từng 2 mảnh gang buộc lại được sử dụng như tiền tệ và các di vật Trung Quốc, di vật nước ngoài như đồ gốm Yayoi. Vào thời điểm đó, các lực lượng thống trị Byeon-han đã khống chế sản xuất, mua bán sắt thép nhằm giữ vững và mở rộng quyền lực. Di tích Dahori là lăng mộ tập thể của giai cấp thống trị xã hội Byeon-han, trong số đó chủ nhân của ngôi một số 1 khai quật được nhiều và đa dạng đồ mai táng nhất có thể xem là người thống trị Byeon-han.

닫기
  • Bát bằng đồng được chạm khắc chữ 'Howoo'

    vị trí triển lãmTòa tiền sử cổ đạ > Phòng Goguryeo

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Sinla

    vật liệuKim loại- Hợp kim

    phân loạiSinh hoạt đời sống-Đồ dùng trong ăn uống-Đồ ăn-Hợp

    kích thướcChiều cao 19.4cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Tại ngôi mộ phía Nam ở 140-dong, Noseo-dong, Gyeongju, đã khai quật được bát đồng thời Goguryeo có tên gọi là Houchong. Bát đồng có hình bán cầu, nắp phẳng và trên đáy cong có chân đế, khắc chữ "乙卯年國罡上廣開土地好太王壺杅十- Năm Eulmyo Gukgangsang, Gwanggaetoji Hotae Đại Vương" và hoa văn '#' khắc nổi. "Gukgangsang" là nơi đặt lăng mộ của nhà vua và "Gwanggaetoji Hotae Đại Vương" gọi là Thị hiệu (諡號), được ca ngợi về thành tựu mở mang bờ cõi sau khi nhà vua Gwanggaeto qua đời. Do đó, năm Eulmyo tức năm 415 (Vua Jangsu 3 năm) sau năm 412 vua Gwanggaeto băng hà là năm tưởng niệm nhà vua. Hiện có nhiều giả thuyết về ‘Sip十’, nhưng nhìn chung được suy đoán mang ý nghĩa là mười cái hoặc thứ mười, ước tính ít nhất đã có mười trận mưa lớn. Dấu ‘#’ ở giữa phía trên cũng chưa biết được ý nghĩa chính xác. Trên bát đồng Houchong không có vương miện vàng lấp lánh nhưng vì được đặt ngay bên phải đầu của thi thể nên chứa những manh mối quan trọng về lịch sử của Goguryeo và Silla. Theo tư liệu lịch sử, nhà vua Gwanggaeto được vua Silla Namul yêu cầu gửi 50.000 đại quân để cứu Silla khỏi mối đe dọa của các nước láng giềng. Theo đó có khả năng những vật phẩm tưởng niệm vua Gwanggaeto được gửi đến từ Silla. Có lẽ vào năm Eulmyo (415) trong lễ viếng nhà vua Gwanggaeto, sứ thần Silla đã tham dự và mang bát đồng này đặt vào ngôi mộ chăng?

닫기
  • Châm cài vương miện vàng

    vị trí triển lãmTòa tiền sử cổ đạ > Phòng Baekjeo

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Baekje

    vật liệuKim loại-vàng

    phân loạiSinh hoạt-Lông bào-Đồ trang trí mũ vua quan

    kích thướcChiều cao 22.2cm, Chiều dài hiện tại 2.1cm, Chiều rộng 13.4cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Được khai quật lịch sử vào năm 1971 tại lăng mộ công chúa thời vua Muryeong. Lăng mộ vua Muryeong được khai quật có chứa hơn 4.600 di tích, có thể xem là kho tàng văn hóa Baekje. Đặc biệt, đây là lăng mộ hoàng gia duy nhất trong thời đại Tam Quốc tìm được bia mộ và xác định được chủ sở hữu, trở thành quy chuẩn quyết định trong nghiên cứu mộ cổ khu vực Đông Bắc Á. Lăng mộ vua Muryeong cho thấy một cách chân thật tính quốc tế của Baekje trong thời kỳ này thể hiện qua các vật khai quật và tế mộ. Đồ gốm sứ Trung Quốc và linh vật giữ mộ (Jinmyosu-鎭墓獸), bùa phép cầu thần linh bảo hộ mộ phần (Maejikwon-買地券) và nhạc cụ làm từ cây thông dù Nhật Bản cho thấy mạng lưới giao lưu văn hóa của Nam Tề (南朝) Trung Quốc và Baekje vào nửa đầu thế kỷ thứ 6. Các đồ trang trí vương miện bằng vàng được khai quật ở tình trạng xếp chồng thành từng 2 cụm trên đầu nhà vua và hoàng hậu. Sách Gudang, một cuốn sách lịch sử Trung Quốc, giải thích "Quan tài của nhà vua được trang trí hoa bằng vàng trên chiếc mão lụa đen", có thể xem vật dụng trang trí trong quan tài vàng của lăng mộ vua Muryeong là hoa bằng vàng này trong ghi chép lịch sử. Vật dụng trang trí quan tài của hoàng hậu được chạm khắc từ các tấm vàng mỏng, hoa văn đối xứng trái phải và không đính mặt trăng. Ở giữa có bình hoa cắm các bông hoa nở to trên chiếc đôn trang trí bằng 7 chiếc lá sen, xung quanh đó là hoa văn kim ngân và tia lửa thể hiện thế giới quan Phật giáo trong thời kỳ này. Các vật dụng trang trí quan tài này không thể tìm thấy tương tự ở khu vực khác, là di vật cho thấy văn hóa độc đáo của Baekje.

닫기
  • Mũ và áo giáp sắt

    vị trí triển lãmTòa tiền sử cổ đạ > Phòng Gaya

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Tam quốc

    vật liệuKim loại - Sắt

    phân loại

    kích thướcChiều cao 56.5cm, Chiều rộng 63cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Áo giáp và mũ được khai quật từ lăng mộ số 32, Jisan-dong, Goryeong-gun. Bộ giáp được chế tạo bằng cách cố định các tấm hẹp và tấm rộng theo chiều ngang bằng đinh rồi canh chỉnh theo đường cong của cơ thể. Mũ giáp có hình dạng như hạt đào, với một tấm sắt dài gắn sau lưng mũ bảo vệ cổ. Áo giáp che vai cũng được khai quật, có thể thấy được sự tinh tế của các bộ áo giáp khu vực Daegaya.

닫기
  • Vương miện vài đai lưng bằng vàng

    vị trí triển lãmTòa tiền sử cổ đạ > Phòng Geumgwan

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Baekje

    vật liệuKim loại-vàng

    phân loạiSinh hoạt-Lông bào-Đồ trang trí mũ vua quan

    kích thướcTổng chiều cao 49.2cm, Chiều cao 27cm, Đường kính 17cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Quan tài vàng là biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực của hoàng tộc. Quan tài vàng và đai vàng này được khai quật từ Hwangnam Daechong, Gyeongju, lăng mộ của hoàng gia thế kỷ thứ V. Quan tài này là áo quan hình vương miện được trang trí hình nhánh cây và sừng hưu. Quan tài vàng này thể hiện rõ tính danh nghĩa và thế giới quan của Maripgan và gia tộc, vốn là người cai trị Silla và cũng là người giám sát nghi lễ quốc gia vào thế kỷ thứ IV và thứ V. Nói cách khác, quan tài hình nhành cây màu hoàng kim này là biểu tượng cho vương quyền thiêng liêng của Maripgan Silla. Dây thắt lưng vàng bao gồm một khóa tương ứng với khóa, đầu dây ở đầu dây đai, trang trí dây ở mặt ngoài của dây da hoặc lụa và dây đeo ở thắt lưng. Các hình lưỡi câu cá, một con dao và một sản phẩm được treo trên dầm mang ý nghĩa trồng trọt cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Ở Đông Á cổ đại, quan tài là biểu tượng và tiêu biểu nhất tượng trưng cho địa vị. Mỗi quốc gia có hình thức quan tài riêng và Silla có thể nói đã sở hữu một quan tài rất độc đáo với các nhánh cây tượng trưng cho vương quyền.

닫기
  • Tháp đá mười tầng chùa Gyeongcheon

    vị trí triển lãmCon đường lịch sử > Con đường lịch sử

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Goryeo

    vật liệuĐá

    phân loạiTính ngưỡng tôn giáo-Phật giáo-Sùng bái-Tháp

    kích thước

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    (Quốc bảo số 86) Tháp đá được xây dựng vào năm 1348, năm thứ 4 thời kỳ vua Chungmok của Goryeo. Ban đầu nó được xây dựng như một ngôi chùa có tên là chùa Gyeongcheonsa ở Gaesong, cách khoảng 60 km từ vị trí chúng ta đang đứng. Chùa Gyeongcheonsa là nơi tiến hành lễ tưởng niệm vào ngày mất (ngày giỗ) của hoàng thất Goryeo, là ngôi chùa hoàng thất Goryeo thường xuyên lui đến. Theo dòng chữ khắc cho biết bối cảnh xây dựng và người tài trợ, cùng với niên đại xây dựng trên viên đá mái giữa tầng một của tháp, có thể thấy rằng nó được xây dựng bởi những người thân cận với triều đại nhà Nguyên, Trung Quốc. Tháp đá mười tầng của chùa Gyeongcheonsa được tái hiện như một công trình kiến trúc bằng gỗ, mỗi tầng có chạm khắc tinh xảo tượng Bồ Tát. Tầng dưới của tháp bốn mặt đều nhô ra, có hình dạng tương tự như chùa tháp Mông Cổ và Tây Tạng phổ biến trong triều đại nhà Nguyên. Mặt khác, tầng 4 đến tầng 10 có mặt sàn phẳng vuông theo đúng truyền thống tháp đá. Thiết kế này không thể tìm thấy ở Trung Quốc, nó được xem là sự sáng tạo của Goryeo dựa trên phong cách phổ biến ở Đông Á thời bấy giờ. Khoảng 120 năm sau, vương triều Joseon cũng cho xây chùa Wongaksa với tháp đá có hình dạng và chất liệu tương tự.

닫기
  • Tượng Phật tổ bằng sắt

    vị trí triển lãmTòa tiền sử cổ đại > Phòng Sinla thống nhất

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Sinla thống nhất

    vật liệuKim loại-Sắt

    phân loạiTính ngưỡng tôn giáo-Phật giáo-Sùng bái-Tượng phật

    kích thướcChiều cao 150cm, Chiều rộng đầu gối 118cm, Độ dày 86cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Tượng Phật sắt lâu đời nhất Hàn Quốc được đặt tại chùa Bowonsa ở Seosan, Chungcheongnam-do. Khuôn mặt biểu cảm trên nền đầu trọc, đôi mắt và đường chân mày thanh tao, bờ vai vững chải và ngực nở, cảm giác lập thể đặc sắc của phần chân ngồi thiền thể hiện rõ sự chân thật có thể cảm nhận được qua tượng Phật A Di Đà ở Seoguram. Hình dáng để lộ phần vai phải, tay trái đặt lên đầu gối và tay phải hàng ma phục yêu chỉ xuống đất, nếp gấp áo có hình cánh quạt phủ lên chân ngồi thiền gần như giống với tượng Phật A Di Đà ở Seoguram. Nếp nhăn của áo chảy xuống thể hiện phần bắp tay bên trái là điểm trội hon so với tượng phật ở Seoguram. Việc sử dụng sắt để dựng tượng Phật chỉ diễn ra sôi nổi trong lịch sử Hàn Quốc trong khoảng thời gian tương đối ngắn, từ cuối thời kỳ Shilla thống nhất cho đến đầu thời kỳ Goryeo. Điều này được nhận định là do điều kiện xã hội không thể cung cấp đồng liên tục vào thời kỳ đó. So với đồng, sắt có tốc độ hóa rắn nhanh hơn, bề mặt sần sùi nên phát sinh nhiều khó khăn trong đúc tượng Phật hơn. Đặc biệt là biểu hiện gương mặt, hình dáng tay hay nếp nhăn trên áo ảnh hưởng đến độ hoàn hảo của tượng Phật, để thể hiện thật tinh tế cần phải bỏ nhiều công sức. Mặc dù sắt có nhiều khiếm khuyết, nhưng việc tạo ra các tượng Phật sắt tương đương với tượng Phật A Di Đà ở Seokguram đã cho thấy kỹ năng đúc tượng tuyệt vời của người đương thời. Đến tận thế kỷ 14 và 16, kỹ thuật đúc tượng chất lượng cao mới bắt đầu xuất hiện ở châu Âu, phía bên kia của thế giới.

닫기
  • Bản in Đại Tạng Kinh tái bản từ kinh bảng

    vị trí triển lãmTòa trung-cận đại > Phòng Goryeo 2

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Goryeo

    vật liệuGiấy

    phân loạiTín ngưỡng tôn giáo-Phật giáo-Giáo hòa-Kinh thánh

    kích thướcChiều dọc 34.5cm, Chiều ngang 12cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Goryeo là đất nước tạo nên chữ in kim loại và in sách đầu tiên trên thế giới, được biết đến với "Jikjisimcheyojeol (Tuyển tập giáo lý thiền của các nhà sư Phật giáo vĩ đại) " - bản khắc chữ in kim loại lâu đời nhất được tìm thấy. Tuy nhiên, trước khi xuất hiện chữ in kim loại, Goryeo cũng đã đạt được thành tựu lớn trong lĩnh vực in. Đó chính là Đại Tạng Kinh được in từ bảng khắc gỗ. Đại Tạng Kinh bao gồm chương kinh tạng chứa lời của Đức Phật, chương luật tạng chứa các giáo phái và chương luận tạng chứa các tác phẩm của các nhà sư Phật giáo, được gọi là bách khoa toàn thư thời trung cổ chứa nhiều kiến thức phong phú đa dạng về các lĩnh vực cùng với các kinh điển Phật giáo. Nhiều quốc gia ở Đông Á vào thời trung cổ đã tạo ra Đại Tạng Kinh bằng ngôn ngữ của riêng mình, trong số đó, bảng khắc Đại Tạng Kinh Goryeo được xem là bảng khắc gỗ tinh xảo và có nội dung trung thực nhất. Năm 1011, quân Khiết Đan xâm lấn biên giới, vua Jojong triều đại Goryeo đã lập Đại Tạng Kinh Chojo để đánh bại cuộc xâm lăng của quân giặc bằng sức mạnh của Đức Phật. Nhưng rồi quyển kinh đã bị đốt cháy vào năm 1232 bởi cuộc xâm lược của người Mông Cổ. Vào thời điểm đó, để đánh đuổi quân Mông Cổ bằng sức mạnh của Đức Phật, Choi-người nắm quyền lực đã thiết lập Đại Tạng Đại Giám và ra sức tái dựng lại Đại Tạng Kinh trong suốt 16 năm từ năm 1236. Tác phẩm này có tên là Đại Tạng Kinh Tái bản hoặc Bát Vạn Đại Tạng Kinh. Bát Vạn Đại Tạng Kinh được in trên bảng gỗ và hiện được bảo quản tại chùa Haeinsa, Hapcheon. Đại Tạng Kinh Tái bản này là bộ kinh kể lại quá trình niết bàn của Thích Ca Mâu Ni. Đây là tư liệu cho thấy trình độ Phật giáo thời Goryeo, đồng thời cũng là bằng chứng trình độ in ấn xuất sắc nhất của Goryeo.

닫기
  • Khuôn in kim loại chữ Hangeul đi kèm với chữ Eulhae.

    vị trí triển lãmTòa trung-cận đại > Phòng Choseon 2

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Choseon

    vật liệuKim loại

    phân loạiKhoa học truyền thống-In ấn-chạm khắc

    kích thước

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Đây là chữ in kim loại của Hàn Quốc được sử dụng trong kinh điển Phật giáo "Lăng Nghiêm Kinh Eonhae" xuất bản năm 1461. Lăng Nghiêm Kinh là bộ kinh Phật diễn giải cách Bồ Tát trở thành Đức Phật và Eonhae có nghĩa là dịch từ tiếng Hán sang tiếng Hàn. Quyển kinh này được xuất bản dưới tên Lăng Nghiêm Kinh dịch ra tiếng Hàn bởi cơ quan Gangyeongdogam thời vua Sejo, đây là sách được dịch ra tiếng Hàn đầu tiên trong các bộ kinh Phật. Bản gốc tiếng Hán được viết bởi nét chữ của Kang Hui An vào năm 1455 và in bằng chữ in Eulhae. Chữ in kim loại tiếng Hàn được sử dụng cùng được gọi là "chữ kim loại tiếng Hàn dùng chữ in Eulhae" hoặc "chữ kim loại tiếng Hàn được viết cùng chữ in Eulhae", khi sử dụng "Lăng Nghiêm Kinh Eonhae" cũng có thể gọi là "chữ tiếng Hàn Lăng Nghiêm". Thời kỳ tạo ra chữ in kim loại tiếng Hàn ước tính trong vòng 7 năm thời vua Sejo đã in "Lăng Nghiêm Kinh Eonhae" và năm 1455 tạo ra chữ in Eulhae. Joseon đã thành công trong việc kế thừa kỹ thuật chữ in kim loại của Goryeo và đã ra lệnh thực hiện hàng chục bản in kim loại để in nhiều tư liệu. Đây là một đặc trưng của văn hóa in ấn Joseon, khác biệt với các nước phương Tây, Trung Quốc và Nhật Bản.

닫기
  • Nền gỗ được in bản đồ Daedongyeoji

    vị trí triển lãmTòa trung-cận đại > Phòng Choseon 3

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Choseon

    vật liệuCây-Loại cây

    phân loại

    kích thước

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Đây là bảng khắc gỗ do Kim Jeong Ho làm ra để in Bản đồ Daedong Yeoji. Daedong Yeoji ra đời vào năm 1861, bảng khắc gỗ cũng được hoàn thiện vào khoảng thời gian đó. Dựa trên đường núi và dòng suối, bảng khắc gỗ được chạm khắc tỉ mỉ với nhiều thông tin về làng mạc, tuyến đường giao thông và phương tiện liên lạc, cơ sở quân sự. Kích thước của bảng khắc rộng khoảng 43cm và dài 32cm, một bảng gỗ chứa thông tin địa lý của khoảng 47km (120 lý) hướng Nam Bắc và 63km (160 lý) hướng Đông Tây. Phải mất khoảng 60 tấm gỗ để khắc toàn bộ Daedong Yeoji, và khi tất cả các bản đồ in được ghép lại với nhau thì tạo ra bản đồ toàn quốc lớn dài khoảng 6,7m và rộng 3,8m. Ngày nay, 11 trong tổng 12 bảng gỗ còn sót lại đang được bảo quản tại Bảo tàng trung ương quốc gia. Sau lần xuất bản Daedong Yeoji đầu tiên, có rất nhiều dấu tích cho thấy Kim Jeong Ho vẫn miệt mài với công tác chỉnh sửa và bổ sung thêm tấm bản đồ. Điều này cho thấy nhiệt huyết của Kim Jeong Ho trong nỗ lực tạo nên tấm bản đồ ngày một hoàn thiện hơn.

닫기
  • Oegyujanggak Uigwe

    vị trí triển lãmTòa trung-cận đại > Phòng Choseon 3

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Choseon

    vật liệuGiấy

    phân loạiVăn hóa nghệ thuật-Văn hiến-Khác

    kích thướcChiều dọc 34.2cm, Chiều ngang 21.9cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Uigwe mang ý nghĩa là "Sách nghi thức mẫu", ghi chép bằng chữ viết và hình ảnh toàn bộ quá trình từ chuẩn bị, thực hiện và kết thúc của các nghi lễ và sự kiện quan trọng như đám cưới hoàng gia, đám tang và lễ lên ngôi của nhà vua. Các tài liệu quan trọng của hoàng gia bao gồm cả Uigwe được vua Jeongjo lưu giữ tại Oegyujanggak, một thư viện nằm ở Ganghwa-do, nhưng hầu hết đã bị thiêu rụi trong cuộc chiến với Pháp năm 1866. Trong số đó, 297 quyển Uigwe đã bị quân đội Pháp tịch thu và trao trả cho Hàn Quốc vào năm 2011, tức 145 năm sau đó. Oegyujanggak Uigwe được viết cẩn thận trên giấy cao cấp, các hình ảnh được vẽ bằng màu tự nhiên, sau đó đóng bìa lụa cao cấp và sử dụng đồng thau để buộc lại. Oegyujanggak Uigwe được trả lại cho Hàn Quốc hầu hết là sách dành cho vua đọc nên chất lượng sách là tốt nhất và mang tính nghệ thuật cao, đặc biệt quan trọng hơn vì chỉ có duy nhất một bản kể cả trong và ngoài nước ngoài. Uigwe là di sản văn thư độc đáo của riêng Hàn Quốc, không thể tìm thấy ở các quốc gia Nho giáo khác như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

닫기
  • Chikmyeongjibo(Con dấu)

    vị trí triển lãmTòa trung-cận đại > Phòng Đại hàn chế quốc

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Choseon

    vật liệuKim loại-vàng

    phân loạiKhoa học truyền thống-Con dấu-Con dấu-Đóng

    kích thướcChiều ngang 9.2cm, Chiều dọc 9.2cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Tháng 10 năm 1897, Gojong đã tổ chức lễ lên ngôi vua và tuyên bố trở thành Hoàng đế của Đế quốc Hàn Quốc ở Hwangudan để khẳng định độc lập tự chủ và thế mạnh quốc gia. Hoàng đế Gojong của Đế quốc Hàn Quốc đã cố gắng thiết lập vị thế là một quốc gia độc lập ở Đông Á, chứ không phải là một nước chư hầu được sắc phong dưới sự cai trị của Trung Quốc. Do đó, các Hoàng đế đã sử dụng những danh xưng duy chỉ có Hoàng đế mới được sử dụng, như Sắc thư, Bệ hạ, Trẫm và Vạn tuế. Sau tuyên bố của Đế quốc Hàn Quốc, con dấu của hoàng đế mới được tạo ra vào năm 1897, và tay cầm của nó đã được đổi từ rùa thành rồng tượng trưng cho hoàng đế. Tên của con dấu cũng đã được thay đổi từ ‘Dấu’ và thành ‘Ấn’.

닫기
  • Bia đá in lời thoại của Thái tử

    vị trí triển lãmTòa Thư họa > Phòng Seohwa 1

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Hàn quốc

    vật liệuĐá

    phân loạiSinh hoạt trong xã hội-Kỉ niệm-Bia

    kích thướcChiều rộng 102.7cm, Độ dày 25.7cm, Chiều cao 218cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Trước khi có chữ Hangeul (chữ Hàn ngày nay), Hàn Quốc vẫn sử dụng chữ Hán để ghi chép và truyền đạt. Không thể biết được chính xác thời gian chữ Hán từ Trung Quốc du nhập vào Hàn Quốc nhưng ở di tích Dahori, Changwon đã khai quật được bút lông vào khoảng thế kỷ 1 trước Công Nguyên cho thấy từ rất sớm đã xuất hiện văn hóa ghi chép sử dụng chữ Hán. Chữ viết trên bia đá Sataejijeok được dựng vào Baekje năm 654 vừa trang nhã vừa thể hiện sức mạnh cho thấy nghệ thuật viết chữ thuộc tầm cao của thời kỳ Tam Quốc. Trong thời đại Silla thống nhất, Kim Saeng (711-?) đã nổi danh trên trường quốc tế. Kim Saeng không chỉ nắm được hết phương pháp viết chữ của các bậc thầy Trung Quốc như Wang Hee Ji (307-365) và An Jin Kyung (709-785), mà còn bộc lộ tính cách của mình bằng những nét chữ mạnh mẽ và tràn đầy sức sống. Bia đá ghi công Taesaja được dựng vào đời vua Gwangjong, Goryeo cũng do Kim Saeng khắc chữ. Văn bia mộ chí do Choi in Yeon dựng lên, người đã từng thi đỗ quan văn thời nhà Đường, là em họ cua Choi Chi Won. Ngày nay, các tác phẩm của Kim Saeng hầu như không được truyền thụ lại, vì vậy các bia đá ‘Wangheeji thời Silla’, ‘Sinpum Sahyeon’ là những bia đá quý giá mà ta có thể nhìn thấy những chữ viết đầu tay được tán dương của Kim Saeng. Mặt bên của bia đá có khắc dòng chữ cảm kích của văn sĩ Park Nul (1448-1528) khi phát hiện được di tích vào trung kỳ triều đại Joseon. Chúng ta có thể tìm thấy giá trị nghệ thuật không hề mai một qua thời gian trên di tích nà

닫기
  • Bức họa cây Nosong

    vị trí triển lãmTòa Thư họa > Phòng Seohwa 2

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Choseon

    vật liệuGiấy

    phân loại

    kích thướcChiều dọc 42cm, Chiều ngang 102.5cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Huh Ryun, một người gốc Jindo, Jeollanam-do, đã tiếp thu phong cách hội họa truyền thống trong những năm đầu của Haenam Nokwoodang 綠 雨 thông qua các tác phẩm của Yun Du Seo (1668 ~ 1715) và "Goshihwabo". Nhờ sự giới thiệu của Choui Seonsa, ông trở thành môn đệ của Kim Jung Hee (1786 ~ 1856). Ông giỏi thơ-văn-họa, được Kim Jung Hee ca ngợi là “Không có họa sĩ nào ở phía Đông sông Áp Lục sánh bằng”. Sau cái chết của Kim Jung Hee năm 1856, ông trở về quê nhà để tập trung viết thư pháp. Ngoài tranh phong thủy, ông còn vẽ nhiều thể loại khác nhau như tranh về người, tứ quý, kỳ thạch và cây thông cổ thụ, mang tầm ảnh hưởng lớn đến Honam Hoedan. "Nosongdo" là tác phẩm vẽ một cây thông cổ thụ trên mười tấm giấy. Từ giữa thế kỷ 19, những bức bình phong hoa mai trắng lớn vẽ những dãy hoa mai trắng liên tiếp trên nền vải dài khá phổ biến, Huh Ryun đã mượn phương pháp này để vẽ cây thông. Các gốc cây được vẽ nghiêng từ phải sang trái thay vì chỉ ở trung tâm, nhánh cây vươn mình tỏa ra khắp phía trái phải và uốn cong từ trên xuống dưới. Kích thước khổng lồ chiếm trọn cảnh quan, phần vỏ ở gốc cây và sự uốn lượn thể hiện sự mạnh mẽ. Đây là một tác phẩm xuất sắc thể hiện sự chín muồi trong bề dày kinh nghiệm và nét bút vẽ mượt mà.

닫기
  • Tranh Byeonsangdo trong Pháp Hoa Kinh

    vị trí triển lãmTòa Thư họa > Phòng Hội thoại Phật giáo

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Goryeo

    vật liệuGiấy

    phân loạiTín ngưỡng tôn giáo-Phật giáo-Giáo hòa-Kinh thánh

    kích thướcChiều dọc 36.1cm, Chiều ngang 12.4cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Tứ Kinh là một sách dạy phương pháp thực hành những tín ngưỡng và hành vi đúng theo lời Đức Phật. Do chứa đựng những lời dạy của Đức Phật nên được viết bằng vàng và bạc trên loại giấy tốt nhất và đóng bìa vô cùng tráng lệ. Trên phần đầu của sách Tứ Kinh là tranh vẽ với những đường nét tinh tế thể hiện giáo lý uyên thâm của Phật. Nét vẽ vừa tao nhã vừa khỏe khoắn khắc họa cảnh thuyết giảng của Đức Phật và tuân theo Phật Pháp, hình vẽ được lấp đầy bằng các họa tiết đa dạng không để lại bất kỳ khoảng trống nào. Tứ Kinh lâu đời nhất trong số các tác phẩm được lưu truyền lại Hàn Quốc cho đến ngày nay được ra đời vào thời kỳ Silla thống nhất, và tiếp tục phát triển truyền thống trong thời kỳ Goryeo và Joseon. Tứ Kinh đặc biệt được phổ biến rộng rãi vào thời Goryeo khi Phật giáo trở thành quốc giáo. Khác với Trung Quốc và Nhật Bản, ở thời Goryeo Tứ Kinh được nhà nước đứng ra chế tác với quy mô lớn. Nhờ đó mà Tứ Kinh của thời Goreyo cho thấy kỹ thuật và tính nghệ thuật vượt trội. Trong Tứ Kinh bao gồm nhiều nội dung đa dạng từ mong muốn cầu bình an và thịnh vượng của đất nước cho đến những ao ước cá nhân. Ngoài ra, các bức tranh minh họa để dễ dàng hiểu được nội dung cho thấy tính nghệ thuật cao của các nghệ nhân chế tác cùng với các bức tranh phong cảnh thay đổi theo từng giai đoạn. Chúng ta có thể nhìn thấy tinh thần của tổ tiên đã làm thăng hoa thế giới Phật giáo uyên thâm và siêu phàm thành nghệ thuật bằng các tranh vẽ tráng lệ và tận tâm trong từng chữ viết bằng vàng và bạc.

닫기
  • Hộp được in hoa văn hoa sen

    vị trí triển lãmTòa Thư họa > Phòng Đồ mỹ nghệ

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Choseon

    vật liệuXương/sừng/vỏ sò-Họa tiết

    phân loạiSinh hoạt -Đồ dùng sinh hoạt/thiết bị-đồ nội thất-hộp

    kích thướcChiều cao 12.7cm, Chiều rộng 68.5cm,Chiều dài 44.5cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Đây là chiếc hộp lưu trữ quần áo như quan phục của triều đại Joseon. Nắp hộp có hình dạng bao hoàn toàn lấy phần thân, trên bề mặt nắp trang trí hoạ tiết hoa sen gắn liền với cây nho bằng xà cừ bào ngư. Vỏ xà cừ tỏa sáng rực rỡ và được sử dụng làm vật liệu trang trí quý giá từ ngàn xưa. Ốc xanh được nhập từ vùng nhiệt đới và bào ngư ven biển Hàn Quốc đã là nguyên liệu xà cừ tiêu biểu. Chiếc hộp đựng quần áo này kết hợp giữa truyền thống của Goryeo và cách tân của Joseon. Cách bố trí hoa văn lấp đầy bề mặt, kết hợp giữa lá và hoa trên họa tiết dây leo cho thấy truyền thống kế thừa từ đồ cẩn xà cừ của triều đại Goryeo. Mặt khác, giữ lấy những khoảng trống và họa tiết đồ sộ cho thấy sự thư thái mang đậm phong cách Joseon. Đường cắt thể hiện đường cong bằng cách dùng dao cắt những mảnh xà cừ mảnh dẻ, và phương pháp dùng búa đập vào hoa văn xà cừ lớn tạo ra vết nứt tự nhiên là bí quyết của triều đại Joseon. Nhờ những kỹ thuật chế tác đa dạng này, thủ công mỹ nghệ tinh tế của Goryeo và hoa văn xà cừ mang tính hội họa khác biệt của Joseon đã được phát triển. Ở Đông Á, sau triều đại nhà Đường, nghề thủ công xà cừ đã bị mai một. Ở Trung Quốc, sau khi tăng độ dày của chất liệu sơn mài, kỹ thuật sơn mài điêu khắc đã phát triển. Ở Nhật Bản, phát triển kỹ thuật Makie phun bột vàng và bạc lên bề mặt sơn mài. Còn ở Hàn Quốc, nghệ thuật thủ công xà cừ đã được tiếp nối từ Goryeo cho đến Joseon. Chiếc hộp này mang hơi thở nét đẹp vận dụng món quà từ thiên nhiên của nghệ thuật thủ công xà cừ Hàn Quốc đã được mài giũa theo năm tháng.

닫기
  • Mũ đồng

    vị trí triển lãmTòa lưu trữ đồ vật được tặng > Phòng Văn hóa thể được kính tặng

    quốc tịch / thời đạiChâu âu - Cris

    vật liệuKim loại- Hợp vàng

    phân loạiBinh lính-thiết bị-Giáp sắt-giáp

    kích thướcChiều cao 22cm, Chiều rộng 18.7cm Chiều rộng 27cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Son Ki Jung (1912-2002) là vận động viên marathon và giành kỷ lục thế giới tại Thế vận hội Olympic Berlin lần thứ 11 vào năm 1936. Chiếc mũ giáp bằng đồng Hy Lạp mà anh ấy được tặng là phần thưởng dành cho người chiến thắng. Vào thời điểm đó, Ủy ban Olympic quốc tế không trao tặng vì nó có thể gây thương tiếc cho vận động viên không chuyên, vì thế nó đã được giữ trong một bảo tàng ở Berlin trong 50 năm. Chiếc mũ giáp này đã được trao cho Son Ki Jung tại Lễ kỷ niệm 50 năm Thế vận hội Berlin 1986. Một năm sau, năm 1987, mũ giáp này được chỉ định là bảo vật thứ 904. Son Ki Jung đã tặng nó cho nhà nước và nói rằng "Chiếc mũ giáp này không phải của tôi mà là của dân tộc ta.". Chiếc mũ được phát hiện trong quá trình khai quật Đền thờ Olympus Zeus của Hy Lạp từ năm 1875. Chiếc mũ giáp được chế tác thành một khối thống nhất, bao trọn lấy toàn bộ phần đầu trừ mắt và miệng. Chiếc mũ giáp phong cách Corinth này được chế tác nhiều tập trung ở khu vực Corinth từ thế kỷ 7 trước Công Nguyên. Phát triển từ hình dáng chiếc mũ giáp thời kỳ đầu nối phần đầu và cổ thành một đường thẳng, có đặc điểm là phần dưới đầu lõm vào và phần cổ rộng hình kèn trompet.

닫기
  • Mireukbosal và Amitabul chùa Kamsal

    vị trí triển lãmTòa chạm khắc mỹ nghệ > Phòng Phật giáo gác

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Sinla thống nhất

    vật liệuĐá- Hwagang

    phân loạiTín ngưỡng tôn giáo-Phật giáo-Sùng bái-Tượng phật

    kích thướcTổng chiều cao 270cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Đây là trường hợp cụ thể về lưu lại ghi chép chi tiết về người dựng tượng, mục đích thực hiện và niên đại chế tác rất ít thấy từ chính người điêu khắc tượng Phật ở Hàn Quốc. Phần thân của Bồ Tát Di Lặc và Đức Phật A Di Đà mà ông làm cho người mẹ và người cha quá cố của mình chứa đầy những cảm xúc mạnh mẽ. Không có một chỗ lõm nào trên phần cong của cơ thể, mang đến cảm giác như người thật. Cách thể hiện phần cơ thể này là hình thức điêu khắc phát triển thời Silla thống nhất, phản ánh xu thế chung của Đông Á đầu thế kỷ 8 khá nhạy bén với hình thức điêu khắc của Ấn Độ. Bồ Tát Di Lặc và Đức Phật A Di Đà này được làm từ một tảng đá cùng với cả phần hào quang phía sau. Phần bàn tọa được làm riêng. Khác với Trung Quốc và Nhật Bản, Hàn Quốc thường sử dụng đá hoa cương cứng để làm nguyên liệu điêu khắc tượng Phật. Nhìn vào những trang trí tráng lệ và mang tính chân thật, ta có thể biết được trình độ kỹ thuật tạc đá hoa cương đầu thế kỷ 8.

닫기
  • Tượng phật Lỳ tô Giá nan

    vị trí triển lãmTòa chạm khắc mỹ nghệ > Phòng Phật giáo gác

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Tam quốc

    vật liệuKim loại-Hợp đồng

    phân loạiTín ngưỡng tôn giáo-Phật giáo-Sùng bái-Tượng phật

    kích thướcChiều cao 90.9cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Tác phẩm là sự kết hợp tạo nên hình ảnh đang suy nghĩ với tư thế bàn chân phải đặt lên chân trái và bàn tay phải đặt lên má. Nhìn vào tỷ lệ tượng Phật ngồi khoanh chân suy ngẫm trong số tượng Phật thời kỳ Tam Quốc có thể thấy được sự phổ biến của các tượng Phật khoanh chân ở Hàn Quốc. Thậm chí người ta còn cho rằng tượng Phật khoanh chân rất quan trọng, là tượng Phật chính trong Phật đường. Bởi lẽ tư thế của tượng Phật khoanh chân hàm chứa tư tưởng và cuộc đời của Thích Ca Mâu Ni, đồng thời mang đến cảm nhận về cái đẹp mang tính nghệ thuật với độ hoàn hảo về tạo hình và biểu cảm bình thản. Cảm nhận vẻ đẹp tạo hình súc tích của cơ thể, vẻ đẹp điêu khắc ba chiều tỉ mỉ đến từng nếp gấp trên áo, chỉ xét về kỹ thuật để tạo nên tượng Phật với kích thước này từ trước 1400 năm cũng đủ thấy đây là một tác phẩm tiêu biểu không chỉ trong thời kỳ đấy mà còn cả trong lịch sử điêu khắc của Hàn Quốc.

닫기
  • Bình cao cổ có họa tiết phong cảnh sông nước

    vị trí triển lãmTòa chạm khắc mỹ nghệ > Phòng Đồ mỹ nghệ bằng sắt

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Goryeo

    vật liệuKim loại-Hợp đồng vàng

    phân loạiTín ngưỡng tôn giáo-Phật giáo-Cúng phật-tinh binh

    kích thướcChiều cao 37.5cm, Đường kính miệng 1.1cm, Đường kính thân 12.9cm, Đường kính đáy 8.6cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Chiếc bình ban đầu là bình nước được các nhà sư Ấn Độ mang theo khi khất thực. Tuy nhiên, khi được truyền sang Hàn Quốc, mục đích sử dụng đã có thay đổi. Nó cũng được dùng như một bình nước xách tay, nhưng cũng được dùng như một bình chứa nước sạch trong các nghi lễ Phật giáo. Chiếc bình hoa văn phong cảnh thể hiện kỹ thuật thủ công kim loại tuyệt vời của triều đại Goryeo. Kỹ thuật khoét bề mặt kim loại và sau đó chèn kim loại có màu sắc khác vào bắt đầu từ thời Tam Quốc của Triều Tiên và phát triển rực rỡ trong triều đại Goryeo. Họ tạo ra những rãnh theo hình dạng hoa văn như cây liễu, cây sậy, vịt, ngỗng và người đi thuyền rồi đặt vào sợi dây bạc mỏng. Chiếc bình này sử dụng dây bạc mảnh mai như vẽ tranh bằng cọ thể hiện sự tự do tự tại và cho thấy trình độ thủ công kim loại vượt bậc của triều đại Goryeo.

닫기
  • Lư hương hình hoa sen

    vị trí triển lãmTòa chạm khắc mỹ nghệ > Phòng Đồ gốm sứ

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Goryeo

    vật liệuĐồ gốm sứ-gốm

    phân loạiSinh hoạt xã hội-Lễ nghi-Nghi thức-Lư hương

    kích thướcTổng chiều cao 15.3cm, Đường kính 11.5cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Goryeo là quốc gia thứ hai sản xuất ra gốm sứ xanh sau Trung Quốc. Trung Quốc-cái nôi của gốm sứ xanh cũng đề cập đến sự vượt trội của gốm sứ xanh Goryeo. Taepyeong, một cụ ông sống ở Nam Tốn cho rằng gốm sứ xanh lá đậm (翡色) của Goryeo trong Sujunggeum (袖中錦) là tốt nhất thiên hạ. Chiếc lư hương này là một tác phẩm nghệ thuật nổi bật không một lỗi trong vẻ đẹp, tính trang trí và màu xanh đẹp nhất trong số các tác phẩm gốm sứ xanh Goryeo. Lư hương này bao gồm ba phần: nắp, thân và chân đế. Nắp được trang trí hoa văn chilbomun(七寶文) bằng kỹ thuật chạm khắc, tại điểm giao nhau của các đường chilbomun được dát một điểm nhỏ. Thân có hình một nhành hoa và đính nhiều hình lá bao bên ngoài thân hình trụ. Ba chân của bệ mô phỏng hình ảnh con thỏ nhỏ bé mang theo một cái lư. Đôi mắt của những chú thỏ được điểm xuyết bằng những chấm đen để tăng thêm sự sống động. Trong lư hương này, những nghệ nhân gốm sứ xanh thời Goryeo đã hội tụ các kỹ thuật trang trí khác nhau bao gồm khắc, chạm nổi, khoét, tượng hình, dát, nung và trổ hoa. Đây là tác phẩm hài hòa một cách hoàn hảo bởi sự tiết chế trong tạo hình và tay nghề điêu luyện.

닫기
  • Bình gốm hình con rùa

    vị trí triển lãmTòa chạm khắc mỹ nghệ > Phòng Đồ gốm phấn xanh Gốm sứ mỹ nghệ

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Choseon

    vật liệuĐồ gốm sứ - Gốm phấn xanh

    phân loạiĐồ sinh hoạt-Đồ dùng trong ăn uống-món ăn-chai lọ

    kích thướcChiều cao 9.4cm, Đường kính 24.1cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Chiếc bình có hình dáng như con ba ba đang dụi đầu vào một thân cây tròn nên được gọi là Bình ba ba. Hoa văn tươi tắn và màu sắc tươi mới mang đến cảm nhận về sức sống và sự sinh động của thời kỳ đầu triều đại Joseon. Nút thắt ở cổ chai được cho là dùng để chứa nước hoặc rượu để mang đi. Đất sét trắng được tráng lên trên bề mặt để làm nền trắng, sau đó vẽ hoa văn bằng công cụ sắc bén như một con dao lớn, tiếp theo là cào những phần bên ngoài hoa văn và làm nổi bật sự đối xứng màu sắc bằng nền màu tối. Kỹ thuật trang trí này được gọi là kỹ thuật Park Ji. Hầu hết các quy trình của bình gốm Buncheongsagi Park Ji đã hoàn thiện ở bước này, nhưng bình ba ba còn được phủ màu có nhiều thành phần sắt vào phần nền đã cào lớp đất sét trắng, tăng hiệu ứng nhìn rõ hơn hoa văn mẫu đơn trắng trên nền đen. Hoa văn phần lưng là hoa mẫu đơn. Hoa mẫu đơn tượng trưng cho vinh hoa phú quý được tối giản theo đặc trưng của bình gốm Buncheongsagi. Tạo hình, kỹ thuật trang trí và hoa văn thể hiện trên bình ba ba là những yếu tố quan trọng thu hút sự chú ý trong lịch sử gốm sứ phương Đông.

닫기
  • Hũ gốm trắng tròn

    vị trí triển lãmTòa chạm khắc mỹ nghệ > Phòng Đồ gốm trắng

    quốc tịch / thời đạiHàn quốc - Choseon

    vật liệuĐồ gốm sứ- gốm trắng

    phân loại

    kích thướcChiều cao 46cm, Đường kính miệng 20.3cm, Đường kính đáy 15cm, Đường kính thân 46cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Bình mặt trăng sứ trắng có hình dáng to tròn như trăng rằm nên được đặt theo tên như thế, mang đặc trưng của văn hóa sứ trắng hậu kỳ Joseon. Từ cuối thế kỷ 17 đến nửa đầu thế kỷ 18, sứ trắng được sản xuất chủ yếu ở Gwanyo của Gwangju, Gyeonggi-do, đặc biệt là ở Geumsari Gama. Đây là loại bình lớn cao 40 cm nên có hai bát to được dán vào hai đầu trên và dưới. Nhờ vào đó mà ta có thể kiểm tra dấu vết dán trọng tâm bình và đối xứng hai bên hơi lệch, không hoàn hảo. Chiếc bình này đại diện cho vẻ đẹp của sứ trắng Joseon, hình tượng hóa sự tròn trịa bao dung và ánh sáng trắng trong lành. Gần đây, bình được tìm thấy ở đền Jongmyo, Seoul và phủ nha giám sát chế tạo vũ khí nên được dự đoán là vật dụng của hoàng tộc hay các quan cấp trung ương. Chiếc bình sứ trắng là một tác phẩm thành công trong thể hiện tính thẩm mỹ và tình cảm của riêng Joseon, không thể tìm thấy ở Trung Quốc và Nhật Bản đương thời.

닫기
  • Thần khai thiên lập địa Fuxi và Nuwa

    vị trí triển lãmTòa Asia > Phòng Trung tâm Asia

    quốc tịch / thời đại

    vật liệuVải - sợi

    phân loạiSinh hoạt xã hội-Lễ nghi-bằng khen

    kích thướcChiều dọc 188.5cm, Chiều ngang 93.2cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Bức tranh vẽ Fu-Hee và Yeo-Wo xuất hiện trong thần thoại khai thiên lập địa của Trung Quốc, được tìm thấy trong lăng mộ Astana của Turpan. Bên phải là Bok-hee, bên trái là Yeo-Wo, người nam và nữ xoắn vào nhau ở phần thân dưới với hình dạng con rắn. La bàn và những thanh uốn cong mà 2 vị thần nắm giữ tượng trưng cho vũ trụ quan truyền thống của Trung Quốc gồm bầu trời tròn và đất vuông. Hình tượng này tượng trưng cho bắt đầu hình thành tạo hóa và vạn vật trên thế gian. Turpan là nơi văn hóa người Hán sớm được lưu truyền nên có nhiều di sản văn hóa mang chất liệu hoặc đặc trưng của Trung Quốc được tìm thấy trong các đồ mai táng. Tuy nhiên, mảng sáng tối của khuôn mặt và tay, cách mô phỏng mặt trời và mặt trăng là biểu hiện mang tính trung tâm châu Á có thể thường thấy trên tường hoa trong hang động. Qua đó có thể thấy được hình thức giao lưu văn hóa của dân tộc. Bức tranh triển lãm này là di sản văn hóa cần sót lại bảo tồn màu sắc tốt nhất trong số các bức tranh về Bokhee và Yeowa được tìm thấy cho đến

닫기
  • Quan âm bồ tát

    vị trí triển lãmTòa Asia > Phòng Ấn độ.Đông nam Asia

    quốc tịch / thời đạiAsia - Ấn độ

    vật liệuĐá - Khác

    phân loại

    kích thướcChiều cao vai tượng phật 115cm, Chiều rộng 51cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Vùng Gandhara bao gồm lưu vực Kabul và khu vực Jalalabad của Afghanistan, cũng như lưu vực Peshawar, Swat và Taxila thuộc Pakistan. Khu vực này là trung tâm giao thông giữa Tây Á, Nam Á và trung tâm châu Á. Tượng Phật của khu vực này chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa như Ấn Độ, Hellenism, Rome và Partia. Nghệ thuật được phát triển vào thế kỷ thứ 1 và thứ 5 tại khu vực này được gọi là "Nghệ thuật Gandhara". Gandhara là nơi đầu tiên chế tác tượng Phật mang hình dáng của con người cùng với vùng Mathura nên có ý nghĩa lịch sử khá to lớn. Bức tượng này cho thấy chịu ảnh hưởng của phong cách Hy Lạp - một đặc trưng của Đức Phật Gandhara. Tai mắt mũi miệng, tóc, gấu áo và trang sức được thể hiện ba chiều và mang tính thực tế. Bồ Tát được tạc tượng vốn tái hiện hình ảnh Thích Ca Mâu Ni trước khi giác ngộ, rồi theo cùng sự phát triển của Phật giáo Đại Thừa, ngài đã thêm giác ngộ và bắt đầu cứu độ chúng sinh.

닫기
  • Xiêu nước gốm trắng thanh

    vị trí triển lãmTòa Asia > Phòng Trung quốc

    quốc tịch / thời đạiTrung quốc - Song

    vật liệuĐồ gốm - sứ

    phân loạiĐồ sinh hoạt-Đồ dùng trong ăn uống-món ăn-Xiêu nước

    kích thướcChiều cao 16.4cm, Đường kính miệng 5.6cm, Đường kính thân 11.5cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Ấm trà bằng sứ màu xanh và trắng (Cheonghwa Beakja) được sản xuất tại Jingdezhen Trung Quốc. Nền sứ trắng như tuyết được trang trí bằng men xanh với tay cầm đầy màu sắc trong hình dạng của một cái chai với cái miệng rộng, cổ mỏng và thân bình bầu bĩnh. Toàn thân bình được trang trí bằng nhiều hoa văn đồng đều với hình cỏ, hoa sen, hoa văn đường tròn, hoa văn hoa quả từ trên xuống. Mẫu hoa văn trang trí này được sơn màu xanh, hoặc coban tỉ mỉ bằng cọ, khi nung cùng với một lớp men trong suốt, sứ trắng sẽ tỏa sáng bóng và lộ rõ hình hoa văn. Những đồ sứ màu xanh và trắng này là đại diện cho hình thức chế tác Jingdezhen Kiln, được sử dụng xuất khẩu từ thời nhà Minh cho đến nhà Thanh, được nhiều người châu Á và châu Âu ưa chuộng. Ở Hàn Quốc, có một ghi chép lịch sử kể rằng Lee Bang Won (1367 ~ 1422) thời vua Taejong, Joseon đã uống rượu bằng chén sứ Cheonghwa ở Goryeo khi được thăng chức, vì thế nên việc nhập khẩu sứ Cheonghwa từ Trung Quốc ít nhất đã diễn ra từ cuối thời kỳ Goryeo.

닫기
  • Tập tranh Kenji Monogatari

    vị trí triển lãmTòa Asia > Phòng Nhật bản

    quốc tịch / thời đạiNhật bản - Edo

    vật liệuGiấy

    phân loạiVăn hóa nghệ thuật-Thư họa-Hội họa-Hội họa thông thường

    kích thướcChiều dọc 28.5cm, Chiều ngang 25.3cm

    Hướng dẫn bằng âm thanh

    Sách ảnh Kenji Monogatari là một bộ sưu tập các tranh vẽ tái hiện tiểu thuyết văn học dài tập "Kenji Monogatari" tiêu biển của Nhật Bản. "Kenji Monogatari" là tiểu thuyết miêu tả xã hội quý tộc thời Heian thông qua tình yêu, tham vọng chính trị và cuộc đấu tranh quyền lực của nhân vật chính Hikaru Genji. Truyện gồm nội dung và một bức tranh minh họa. Truyện có đặc điểm tranh miêu tả rất chi tiết và tinh tế phong cảnh và phục trang của nhân vật. Phần bên phải giải thích nội dung có viết tiêu đề của mỗi tập nên có thể biết được nội dung của mỗi tập. Nếu nhìn vào chi tiết của bộ tranh ảnh có thể tìm thấy đặc điểm về miêu tả bối cảnh và nhân vật. Đầu tiên các nhân vật xuất hiện đều có lông mày rậm và tối màu như than, mắt là một dấu chấm. Đây là kỹ thuật mô tả nhân vật Hikime Kagibana, nhân vật được vẽ theo cách này có khuôn mặt không thể hiện bất kỳ cảm xúc gì. Nhưng trái lại sự vô cảm này giúp dễ dàng gắn cảm xúc của người xem vào nhân vật. Đồng thời, có một kỹ thuật khác được gọi là Fukinukiyatai, là cách vẽ loại bỏ tất cả các mái của tòa nhà và chỉ thể hiện nội thất với các trụ và cửa trượt bên trong. Kỹ thuật này phù hợp để mô tả bên trong một tòa nhà. Sách ảnh Kenji Monogatari là một tác phẩm mô tả rõ văn hóa cung đình tráng lệ và tao nhã của thời Heian ở Nhật Bản, tái hiện nội dung của tác phẩm bằng tranh vẽ, thể hiện một mặt của truyền thống hội họa Nhật Bản.

닫기

Từ khóa » Thiên Phù Tam ấn