30+ Mẫu Kể Về Một Ngày Hội ở Quê Em | Tập Làm Văn Lớp 3

20+ Đoạn văn kể về một lễ hội quê em lớp 3 (điểm cao)
  • Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 25-11 trên Shopee mall
Trang trước Trang sau

Tổng hợp Kể về 1 lễ hội mà em biết (ở quê em) hay nhất, ngắn gọn chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh lớp 3 trên cả nước giúp bạn luyện viết Tập làm văn dễ dàng hơn.

  • Kể về 1 lễ hội ở quê em (mẫu 1)
  • Dàn ý Kể về 1 lễ hội ở quê em
  • Kể về 1 lễ hội ở quê em (mẫu 2)
  • Kể về 1 lễ hội ở quê em (mẫu 3)
  • Kể về 1 lễ hội ở quê em (mẫu 4)
  • Kể về 1 lễ hội ở quê em (mẫu 5)
  • Kể về 1 lễ hội ở quê em (mẫu 6)
  • Kể về 1 lễ hội ở quê em (mẫu 7)
  • Kể về 1 lễ hội ở quê em (mẫu 8)
  • Kể về 1 lễ hội ở quê em (mẫu 9)
  • Kể về 1 lễ hội ở quê em (mẫu 10)
  • Kể về 1 lễ hội ở quê em (mẫu khác)

20+ Đoạn văn kể về một lễ hội quê em lớp 3 (điểm cao)

Quảng cáo

Đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em (Trung thu)

Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về.

Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.

Dàn ý kể về một ngày hội ở quê em

1. Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về lễ hội quê hương em mà em định kể

- Ấn tượng của em về lễ hội đó.

Quảng cáo

Ví dụ: Hằng năm, sau dịp Tết Nguyên Đán, quê hương em có rất nhiều lễ hội. Trong số đó, em thích nhất là lễ hội thổi cơm thi và năm nào em cũng mong chờ đến lễ hội này.

2. Thân bài

- Giới thiệu tên lễ hội (lễ hội đền Hùng, hội Lim...)

- Thời gian diễn ra lễ hội, tổ chức hàng năm hay mấy năm một lần?

- Địa điểm diễn ra lễ hội (sân đình, bãi cỏ, sông nước...).

- Các công việc chuẩn bị cho lễ hội:

Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn

Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người…)

Chuẩn bị về địa điểm

- Lễ hội bắt đầu bằng hoạt động gì? (tuyên bố lý do, các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tưởng về lễ hội...)

- Những hoạt động diễn ra trong suốt lễ hội (rước kiệu, dâng hương lễ vật, các trò vui chơi...)

3. Kết bài

- Cảm xúc của em khi được tham dự lễ hội.

Đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em (Đua thuyền)

Lễ hội đua thuyền là một lễ hội đặc trưng mang hồn cốt dân tộc Việt Nam. Em đã có lần được xem lễ hội đua thuyền vô cùng đặc sắc. Lễ hội được tổ chức trong khuôn viên có một chiếc hồ lớn phù hợp để diễn ra. Những chiếc thuyền rồng bằng gỗ được điêu khắc tinh xảo và sơn màu rực rỡ. Có chiếc màu vàng, có chiếc màu đỏ, có chiếc màu xanh, tùy vào sở thích của mỗi đội. Những người điều khiển thuyền cũng mặc những bộ quần áo đặc trưng và vô cùng rực rỡ. Khi người phất cờ báo tín hiệu các đội bắt đầu cuộc đua. Thì những cánh tay khỏe mạnh bắt đầu rồng lên để chèo lái chiếc thuyền về phía trước. Thoăn thoắt, những chiếc thuyền lao lên phía trước. Cuộc đua diễn ra vô cùng gay cấn vì các đội vô cùng ngang sức ngang tài. Nhưng cuối cùng cũng có đội nhỉnh hơn và dành chiến thắng. Sau đó, tất cả đều nở nụ cười vì đây chỉ là cuộc chơi và họ đã cố gắng hết mình. Đua thuyền là cần tinh thần đồng đội cao, nỗ lực của tất cả mọi người. Lễ hội đua thuyền không chỉ mang tính giải trí mà nó còn mang giá trị nhân văn và dạy dỗ sâu sắc cho mỗi chúng ta.

Quảng cáo

Đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em (hội Vật)

Trong dịp Tết vừa qua, em được bố mẹ đưa đi chơi các lễ hội ở vùng ngoại thành. Em rất ấn tượng với hội vật ở Đan Phượng. Hội diễn ra từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 9 tháng Giêng hằng năm để mừng Đảng, mừng Xuân và hun đúc tinh thần thượng võ của nhân dân. Không khí hội vật rất tưng bừng và náo nhiệt. Một trận đấu vật bao gồm hai người tham gia. Hai đô vật khỏe mạnh, lực lưỡng bước vào sân cúi chào khán giả. Khi trọng tài tít còi và phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu, hai đô vật đôi tay chắc khỏe ra múa khỏi động. Đôi chân không ngừng giậm nhảy để tìm cách tiến lại gần đối thủ. Một hồi, đô vật thắt khăn xanh một tay giữ được chân đô vật thắt khăn đỏ, một tay giữ bờ vai. Khán giả đánh trống, vẫy cờ và hò reo không ngừng cổ vũ trận vật làm không khí càng náo nhiệt. Thân hình hai đô vật dũng mãnh, gương mặt nhễ nhại dưới ánh nắng. Thoắt cái, một đô vật đã vật được đối thủ ngã xuống đất. Khán giả vỗ tay, hò hét để chúc mừng chiến thắng này. Hai đô vật đưa cánh tay vạm vỡ lau vội mồ hôi trên khuôn mặt rồi giơ tay chào kết thúc trận vật. Hội vật thực sự đã trở thành nét đẹp văn hóa trong dịp đầu năm của người dân Đan Phượng.

Đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em (Chọi trâu)

Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mùng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.

Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.

Quảng cáo

Đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em (Hội làng)

Mừng Đảng, mừng Xuân, hội làng quê em tổ chức vào đầu tháng Giêng, ngay tại sân đình.

Trước ngày diễn ra lễ hội, cổng đình được trang trí với cờ phướn treo đu màu sắc, rực rỡ và vui mắt. Biểu ngữ Mừng Đảng, Mừng Xuân treo cao ngay cổng chào đón mọi người đến đình xem hội.

Mọi người ăn mặc lịch sự, quần áo mới trang trọng, các bà, các chị diện áo mới còn thơm phức mùi vải sợi. Hội làng được khai mạc bằng lễ dâng hương cúng tổ tiên, thành hoàng thật long trọng. Sau lễ dâng hương là hội thi kéo co của các đội trong làng. Trên quãng sân rộng, sau hồi trống dài nổi lên, các đội kéo co gò lưng kéo sợi dây về phía mình. Theo nhịp trống, người xem hội hò reo cổ vũ thật hào hứng, sôi nổi.

Em thật vui và yêu thích xem hội kéo co. Hội làng gắn kết tình yêu quê hương. Em thấy yêu quê mình tha thiết.

Đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em (Mừng lúa mới)

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán là em lại được theo mẹ về quê ngoại để xem hội thi nấu cơm mừng lúa mới.

Trên sân đình, người từ khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Mọi người đều mặc đồ mới, lịch sự và sạch đẹp. Biểu ngữ "Chào Xuân mới - Vui mùa lúa mới" treo ở cổng đình màu đỏ thắm chào đón mọi người. Hội được khai mạc bằng lễ dâng hương và văn nghệ có chủ đề về nghề nông. Bà con nông dân diễn kịch, mặt mũi phấn son rất hài hước. Dân làng diễn vở kịch trồng cây lúa nước để tưởng nhớ Thần Nông. Ngày hôm sau, dân làng tổ chức hội thi nấu cơm. Mỗi đội nấu cơm có ba người, xúm xít nấu nồi cơm bé tẹo sao cho chín thơm ngon trong ba hồi trống thúc. Bà con xem hội hò reo cổ vũ. Không khí ngày hội thật náo nức.

Ngày Tết, được đi chơi đã vui, được dự hội thi nấu cơm sôi động còn vui hơn. Em yêu biết bao nhiêu cánh đồng xuân đang bước vào mùa gặt hái.

Đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em (Đua thuyền trên sông Hồng)

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nổi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

Đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em (Dân ca Quan họ)

Quê em ở Bắc Ninh, Hà Nội nơi có di sản văn hóa phi vật thể được công nhận đó chính là làn điệu dân ca quan họ. Hàng năm, vào ngày 13 tháng Giêng hội Lim được tổ chức tại Tiên Du, Bắc Ninh. Trong khi lễ hội được diễn ra, có rất nhiều hoạt động. Cũng như các lễ hội khác, hội Lim được chia thành phần lễ và phần hội. Phần lễ tổ chức các nghi thức truyền thống như cúng, tế. Đến phần hội mới là phần du khách mong chờ. Trên hồ, sẽ có các liền anh, liền chị ở trên thuyền rồng hát quan họ. Những làn điệu trao duyên mượt mà, trong trẻo nghe sao mà da diết thế. Rất nhiều người đứng trên bờ cổ vũ và chụp hình. Trong khi phần hội diễn ra cũng có rất nhiều các trò chơi như chọi gà,đấu vật,ném còn… Du khách đến đây cũng có thể mua hoặc thuê trang phục của các liền anh chị để chụp hình hoặc mua rất nhiều đồ lưu niệm xinh xắn. Hội Lim không chỉ mang giá trị nhân văn mà còn mang giá trị kinh tế to lớn cho tỉnh Bắc Ninh.

Đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em (Đu quay)

Trước sân đình rộng lớn ở làng quê, mọi người đứng đông và chật như nêm tạo thành một vòng tròn người. Giữa vòng tròn là hai anh thanh niên đang chơi trò đu quay. Mọi người tham dự lễ hội thật náo nhiệt. Quần áo đẹp đủ màu sắc, không khí tưng bừng hơn với tiếng hò reo cổ vũ và tán thưởng. Ngang tầm với lá cờ ngũ sắc, dáng đu đưa của hai anh thanh niên khiến người xem nín thở theo dõi.

Họ nắm chắc tay đu để đánh những khoảng xa và cao. Họ phải rất dũng cảm và điệu nghệ. Mọi người ngước nhìn theo từng nhịp chao đảo của hai anh. Sau mỗi lần lộn vòng, tiếng hò reo vang lên như sấm dậy. Không khí vô cùng vui tươi và sôi nổi.

Đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em (Hội Lim)

Hội Lim là một hội lớn ở tỉnh Bắc Ninh. Hàng năm, cứ như vậy hội Lim lại được mở vào ngày mùng 10 tháng giêng. Mọi người đi xem hội rất đông, có tất cả các lứa tuổi: già, trẻ và đặc biệt là có khách nước ngoài. Mọi người ăn mặc rất đẹp, nét mặt ai cũng vui tươi. Ở Lim, hội bắt đầu, mọi người tản ra từng nhóm để chơi những trò họ yêu thích. Hội Lim có rất nhiều trò vui như: đấu vật, đấu cờ, thi kéo co, thi chọi gà,… Trên bến sông, dòng người không ngớt đổ về xem hát quan họ. Trên những chiếc thuyền được trang trí lộng lẫy, các liền anh, liền chị đang say sưa trong những làn điệu quan họ. Còn giữa bãi đất trống, các anh chị thanh niên đang nhún du bay bổng. Em rất yêu thích hội Lim và đặc biệt là trò chơi của hội.

Đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em (Chọi gà)

Ngoài các trò chơi dân gian như nhảy dây, đô vật hay đánh đu,… em còn biết thêm một trò chơi khá vui thường diễn ra trong các lễ hội mùa xuân đó là trò chọi gà. Thường thì gà chọi là những chú gà trống, to cao khỏe mạnh, có hai cặp giò chắc nịch, đầy cơ bắp, với hai cái cựa vừa dài vừa nhọn. Cả người con gà mang một màu đỏ tía, chúng có khá ít lông, những chú gà chiến này được chủ nhân chăm sóc rất kỹ càng để chuẩn bị cho những trận sống mái với gà chiến của đối thủ. Người ta chọn một khu đất trống, sạch sẽ làm sân chọi, người chơi mang gà của mình đến, rồi bốc thăm quyết định lượt thi và đối thủ. Người đến xem có đủ già, trẻ, lớn, bé, quây thành một vòng tròn nhỏ như lớp rào chắn cho sân thi đấu. Bắt đầu trận chọi gà hai bên đem gà chọi của mình ra giữa sân và thả chúng ra, những người xem ra sức cổ vũ, hò hét để kích thích cái máu chọi của hai con gà, chúng bắt đầu lao vào chọi nhau, lúc thì dùng mỏ để mổ đối phương, lúc thì dùng chân đá, đòn nào đòn đấy dứt khoát, mạnh mẽ. Cho đến khi một con gà có dấu hiệu yếu thế, bị bên kia hạ gục thì trọng tài sẽ cho dừng trận đấu và quyết định thắng thua, sau đó cho hai bên mang gà của mình về chăm sóc. Đây là một trò vui khá hấp dẫn và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong nhiều lễ hội, tuy nhiên hiện nay cũng có một số tiêu cực từ việc chơi chọi gà, cần phải tích cực khắc phục, tránh làm xấu đi hình ảnh của các lễ hội.

Đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em (Đánh du)

Cứ mỗi mùa xuân đến, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân, trong hội có rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, nhưng em ấn tượng nhất là trò đánh đu. Trò chơi được tổ chức trong sân của đình làng, những người đi xem hội ai cũng ăn vận đẹp đẽ và lịch sự, trên khuôn mặt mỗi người ai nấy đều mang thần sắc vui tươi, hớn hở. Cột đu được dựng lên từ những cây tre to, chắc khỏe dẻo dai có thể chịu được sức nặng của 3-4 người mà không bị gãy. Có nhiều cách chơi đu, đánh đu đơn hoặc đôi, riêng làng em chọn cách đánh đu đôi nam nữ để thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người trong đội với nhau và tăng sự hứng thú, hấp dẫn. Lần lượt các đội chơi vào đánh đu theo thứ tự đã bốc thăm trước đó, hai người chơi bước lên bàn đu, đối mặt với nhau, sau đó dùng sức của đôi chân để nhún cho đu bay cao, bay thật đẹp mắt, điệu nghệ, trong tiếng trống gõ liên hồi cùng với sự hò reo cổ vũ rộn ràng của người xem. Đội nào làm cho đu bay càng cao, càng gần đỉnh đu, thậm chí nếu khéo léo có thể khiến bàn đu bay qua ngọn đu một vòng thì cơ hội thắng cuộc sẽ rất cao. Trò chơi này yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai người chơi, kèm theo đó là yếu tố về sức khỏe và một chút dũng cảm bởi vì đây là một trò chơi khá mạo hiểm, mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Trò chơi vốn là một phần không thể thiếu của hội làng mừng xuân, góp phần làm cho không khí tết thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương.

Đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em (Đô vật)

Đô vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu vật thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng, trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai, người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, vì đã thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.

Đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em (Thả diều)

Cứ tới rằm tháng ba hàng năm, người dân làng Bá Dương Nội quê em lại nô nức tham gia hội thi thả diều. Theo lời bà kể, lễ hội này tổ chức để tưởng nhớ công ơn của tướng Nguyễn Cả, người con của làng đã có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Vì vậy, ngay từ sáng sớm, những người dự thi và khán giả đã đứng chật sân đình. Nhìn lên bầu trời, hàng trăm chiếc diều với nhiều hình dáng và màu sắc đang đua nhau bay lượn. Tiếng sáo diều trầm bổng, hòa quyện tạo thành một bản nhạc vi vút suốt cả ngày. Diều nào bay cao nhất, âm thanh ngân vang nhất sẽ giành chiến thắng. Em rất yêu thích và tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em (Thả diều)

Nghỉ hè, em về quê thăm ông bà và được chứng kiến hội thi thả diều ở đây. Trên bãi cỏ rộng sau đê, mọi người cùng nhau mang diều đến để dự thi. Sau tiếng còi của trọng tài, những chiếc diều lần lượt cất cánh. Có người chớp cái đã cho diều lên cao tít, có người thì chật vật mãi mới đưa được diều lên. Sau một hồi thi đấu, diều của ai lên cao nhất và trụ lại đến cuối cùng sẽ là người chiến thắng. Cuộc thi diễn ra không quá đồ sộ, hoành tráng nhưng vẫn rất vui vẻ và ý nghĩa.

Đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em (Hội Đền Hùng)

Cuối tuần vừa rồi, nhân ngày 10 tháng 3 âm lịch, em đã được cùng bố mẹ tham gia hội Đền Hùng, Phú Thọ.

Lúc xuống xe, em choáng ngợp trước lượng người tham gia ngày lễ này, thực sự rất đông đúc. Ai cũng ăn mặc kín đáo, lịch sự. Các kiểu áo dài truyền thống, áo tứ thân được chọn sử dụng rất nhiều. Ai trên tay cũng mang theo những mâm lễ đẹp, đầy đặn để mang lên núi lễ các vua Hùng. Lúc ở dưới chân núi, mọi người cười nói rôm rả, đúng như một ngày hội. Nhưng khi bắt đầu đi lên gần tới đền thờ, ai cũng tự động nói khẽ lại, để giữ gìn sự trang nghiêm cho nơi đây. Phóng tầm mắt ra xa, em choáng ngợp trước núi non hùng vĩ, cùng những chiếc cờ lớn, sặc sỡ trang trí quanh đền. Nơi đây chứa đựng sự uy nghi, oai nghiêm của nơi thờ các vị vua Hùng đã có công lập nước. Sau khi lễ xong, mọi người xuống núi tham gia vào các hoạt động vui chơi khác. Ở đó có các trò chơi dân gian thú vị như kéo co, ném gòn, nhảy sạp… Và có các món ăn ngon của vùng núi rừng cùng các món đồ lưu niệm đáng yêu.

Kết thúc ngày hội, em trở về nhà với tâm trạng vô cùng vui vẻ. Đây thực sự là một ngày hội ý nghĩa và hoành tráng.

Đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em (Trung thu)

Em sinh ra và lớn lên tại quê lúa Thái Bình, mỗi năm có rất nhiều ngày hội, đặc biệt là các ngày hội ở tháng giêng, tháng ba ở khắp nơi. Tuy nhiên lễ hội mà em cảm thấy yêu thích và mong chờ nhất đó chính là lễ hội Trung thu hay còn gọi là Đêm hội trăng rằm. Chắc hẳn các bạn ai cũng biết đến ngày hội này vì cả nước ở đâu cũng có ngày Tết Trung thu. Vào đúng ngày trăng tròn là ngày 15 tháng 8 âm lịch chính là Tết Trung thu. Ở quê em, học sinh từ mẫu giáo đến tiểu học sẽ được nghỉ học để vui chơi trong cả hai ngày 14 và 15. Ngày hội Trung thu quê em gồm có hai phần chính, thứ nhất là hội thi diễn văn nghệ và thứ hai là hội thi cắm trại. Chiều ngày 14 các thôn trong xã sẽ cắm trại và làm đèn ông sao trên sân vận động ủy ban xã. Trại của thôn nào cũng đẹp, đầy cờ hoa và đèn sáng nhấp nháy, không thể thiếu ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc và mâm ngũ quả. Buổi tối ở khu cắm trại mọi người vui chơi rất động, già trẻ, gái trai đều cùng nhau đến xem hội. Tiết mục đồng diễn và diễn văn nghệ được mọi người mong chờ nhất, các anh chị đồng diễn rất đều và đẹp, các em nhỏ múa rất tự tin lại rất dẻo. Mỗi một tiết mục kết thúc là lại rầm rầm tiếng vỗ tay, reo hò cổ vũ, thực sự rất náo nhiệt. Xung quanh khu biểu diễn và cắm trại là những gian hàng bán đồ ăn nhanh, bán đồ chơi và các trò chơi giải trí rất hấp dẫn và thu hút nhiều người đi chơi hội. Mặc dù chỉ diễn ra trong ít ngày nhưng đối với em, Trung thu là một ngày hội đoàn kết của toàn dân tộc, rất đặc biệt và ý nghĩa.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 3 hay nhất, ngắn gọn chọn lọc khác:

  • Đoạn văn kể về những trò vui trong ngày hội (hay, ngắn gọn)

  • Kể về một anh hùng dân tộc mà em biết (hay, ngắn gọn)

  • Kể lại một trận thi đấu thể thao (hay, ngắn gọn)

  • Bài văn kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem (14 mẫu)

  • Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường (hay, ngắn gọn)

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

  • Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
  • Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
  • Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay lớp 3 | văn mẫu lớp 3 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 3 và Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Trang trước Trang sau van-ke-chuyen-lop-3.jsp Giải bài tập lớp 3 các môn học
  • Lớp 3 - Kết nối tri thức
  • Giải sgk Toán lớp 3 - KNTT
  • Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - KNTT
  • Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Global Success
  • Giải sgk Đạo đức lớp 3 - KNTT
  • Giải sgk Tin học lớp 3 - KNTT
  • Giải sgk Công nghệ lớp 3 - KNTT
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - KNTT
  • Lớp 3 - Chân trời sáng tạo
  • Giải sgk Toán lớp 3 - CTST
  • Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CTST
  • Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Family and Friends
  • Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CTST
  • Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CTST
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CTST
  • Giải sgk Tin học lớp 3 - CTST
  • Lớp 3 - Cánh diều
  • Giải sgk Toán lớp 3 - CD
  • Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CD
  • Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Explore Our World
  • Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CD
  • Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CD
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CD
  • Giải sgk Tin học lớp 3 - CD

Từ khóa » đoạn Văn Tả Lễ Hội Quê Em