33 Cách Diệt Chuột Tại Nhà, Ngoài đồng, Trong Phòng Trọ Cực Sáng Tạo

Tại sao nhà có chuột?

Nguyên nhân đến từ môi trường tự nhiên của loài chuột bị phá hủy, quá trình đô thị hóa liên tục gia tăng khiến chúng phải tìm cách sinh tồn bằng cách lẻn vào nhà để tìm đến nguồn thực phẩm dồi dào lý tưởng cho sự phát triển sinh sôi không ngừng sau này. Đặc biệt, chúng rất thích xây tổ ở những nơi ẩm thấp, nhiều ngóc ngách thoát thân, tránh xa thú hoang nguy hiểm, gần nguồn nước và có thể dễ dàng tìm kiếm thức ăn thừa trong tủ lạnh, thùng rác vào ban đêm. 

Tại sao chuột lại thích gặm nhấm vật cứng cắn phá đồ đạc trong nhà?

Theo như các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rằng, răng hàm của chuột thực chất là rỗng hay còn được gọi là hang tủy răng. Chính vì vậy, chất dinh dưỡng liên tục di chuyển vào vị trí này khi khoang được mở ra thúc đẩy quá trình mọc dài. Thậm chí chỉ trong vòng một tuần, răng chuột có thể mọc dài ra tới vài mm. Với các loài gặm nhấm, khoang tủy này không bao giờ mọc lại nên chúng phải liên tục, ngay cả khi không thấy đói, cắn xé mọi thứ đồ đạc, cây trồng, dây điện để làm mài mòn hàm răng cửa ngắn lại. Chính bởi thói quen này mà chuột trở thành loài gây hại lớn, là nỗi kinh hoàng của bà con nông dân mỗi khi lúa non lên đóng hay sắp chín cây.

Tác hại của chuột cống là gì?

Trung bình cứ 1 tỷ con chuột sẽ tàn phá ăn hết 9 triệu tấn lương thực. Chính vì vậy mà tác hại của loài chuột cống gây nên là cực kỳ lớn khi mà với tốc độ sinh đẻ nhanh khủng khiếp, từ một cặp đực cái có thể nhân lên thành 15.000 con trong suốt một vòng đời là từ 2-3 năm.

Chẳng những vậy, Nỗi ám ảnh từ chuột gây nên không ít những phiền toái cho mọi người, trong đó phải kể đến việc đồ đạc bị cắn phá hư hại, thức ăn không cánh mà bay, âm thanh chít chít mỗi nửa đêm khiến bạn tỉnh giấc, mất vệ sinh không gian sống kéo theo đó là nguy cơ mắc các bệnh về da, hô hấp, tiêu hóa. Dưới đây là Dưới đây là tổng hợp những cách diệt chuột tận gốc hiệu quả trong nhà, trên gác mái, ngoài sân vườn hay đồng ruộng.

1. Những cách diệt chuột hiệu quả tại nhà

1.1. Hướng dẫn diệt chuột bằng baking soda

Trong bột baking soda có chứa muối natri bicarbonate (NaHCO3) có tác dụng phản ứng với axit trong dạ dày và giải phóng ra khí CO2 gây nên hiệu ứng sủi bọt. Cơ thể của chuột sẽ bị tê liệt hoàn toàn thông qua việc tích tụ khí quá nhiều. Đây cũng là một trong những cách diệt chuột tại nhà an toàn nhất, hiệu quả cao và chi phí bỏ ra cũng rất phải chăng.  Tham khảo thêm 51 công dụng bột baking soda để ngoài việc đuổi chuột ngay tức thì, bạn cũng có thể trang bị cho mình một trợ thủ giúp việc nhà hiệu quả nhất. Cách thực hiện:

Bước 1: Trộn lẫn bột baking soda với đường theo một tỉ lệ là 200g bột đường và 100g bột mì và 100g baking soda để thu hút bằng vị ngọt và mùi thơm.

Bước 2: Đặt hỗn hợp này ở những vị trí mà chuột hay lui tới (đường di chuyển thường là dọc bờ tường xung quanh nhà).

Bước 3: Sau vài ngày, bạn sẽ thấy chuột tiêu diệt dần.

Thời gian chuột đi kiếm ăn tùy lúc có thể ban ngày hoặc buổi tối. Nhưng giờ giấc hoạt động chủ yếu vẫn nằm trong khoảng 5-6h sáng hoặc 8-12h đêm.

Hộp muối nở Arm & Hammer trên bàn.

1.2. Diệt chuột bằng xi măng và gạo

Xi măng có thể diệt được chuột, đặc biệt là những loại chuột cống to. Bạn cần chuẩn bị tạo một hỗn hợp sền sệt từ xi măng và gạo rang. Có thể thêm các loại bột có mùi thơm như ca cao, bột bắp, bột mì... để dẫn dụ chuột tới ăn. Sau khi chúng ăn phải sẽ bị khát nước. Và một khi chuột uống nước, xi măng sẽ đông cứng lại sẽ kết liệu sinh mạng của chúng. Cách làm khá đơn giản, chỉ mất đâu đó khoảng tầm 10 phút như sau:

Bước 1: Nguyên vật liệu bạn cần chuẩn bị gồm có 1 bát nhỏ, 1 muỗng hoăc đũa để trộn, 1 chảo, 1/2 chén gạo trắng và 1/2 chén xi măng xanh.

Bước 2: Làm nóng chảo sau đó chỉnh lửa nhỏ liu riu để rang gạo cho tới khi chuyển sang màu vàng cánh gián và dậy mùi thơm là đạt yêu cầu. Đây là thứ khoái khẩu kích thích lũ chuột không thể không lẩn tới để đánh chén.

Bước 3: Đổ và trộn đều hỗn hợp xi măng gạo rang (không đổ nước kẻo bị vón cục) và rải bẫy tại đường di chuyển của chuột như gờ tường, thùng rác, nơi gần nguồn nước uống (hoặc bạn có thể đặt thêm 1 bát nước gần đó). Khi ăn uống no nê, xi măng gặp nước sẽ đông cứng lại trong dạ dày khiến lũ gặm nhấm này chết ngay tức khắc. Cách diệt chuột bằng xi măng này khá hiệu quả trong môi trường không gian sinh sống nhỏ, bởi nếu rộng quá thì bạn sẽ rất vất vả tìm kiếm xác của chúng đấy. Ngoài ra, nếu không muốn sát sinh, bạn có thể đọc thêm bài viết về 5 lưu ý đuổi chuột ra khỏi nhà thành công này.

Đĩa cơm rang đậu nành trên bàn ăn.

1.3. Cách diệt chuột bằng khoai tây nghiền

Tổ ấm xinh xắn của bạn hiện đang bị chuột phá hoại? Ngoài xi măng thì hỗn hợp từ khoai tây nghiền sống cũng là biện pháp diệt chuột đơn giản, an toàn, sáng tạo bạn có thể áp dụng. Bởi sau khi chuột ăn phải khoai tây chúng cũng sẽ có hiện tượng khát nước nguyên nhân do lượng natri chứa trong khoai tây sống khá cao. Từ đó khi lượng nước được tiếp vào dạ dày của chuột sẽ khiến khoai tây giãn nở ra. Chuột sẽ tức bụng mà chết không lâu sau đó. Hãy để ý tìm ra những con chuột chết này ngay nếu bạn không muốn ngửi thấy mùi hôi khó chịu trong nhà.

Một tô khoai tây nghiền có nước sốt bơ, kèm theo một chiếc thìa gỗ.

1.4. Diệt chuột bằng nước rửa bát và mì ăn liền

Mặc dù không chứa những độc tố nguy hiểm tới tính mạng, hỗn hợp này ít nhiều cũng gây tác động tới sức khỏe của con người, nhất là trẻ nhỏ. Bởi vậy nên, bạn cần cẩn thận đặt bẫy ở những vị trí cao ngoài tầm với của trẻ, hoặc ở nơi kín đáo trẻ không lui tới. Các bước thực hiện:

Bước 1: Trộn đều nước rửa bạt với vụn mì tôm và nước lã

Bước 2: Đem phơi khô hỗn hợp sau khi nước đã bị mì tôm hút thấm hết

Bước 3: Đặt bẫy tại đường đi của chuột và ngoài tầm với của trẻ nhỏ

Ba chai nước rửa chén Sunlight với các hương: matcha, chanh và mùi khoáng tự nhiên.

1.5. Diệt chuột trên trần nhà bằng ớt bột

Ớt bột là một trong những vũ khí lợi hại giúp tiêu diệt chuột trên trần nhà nhưng lại ít tốn kém nhất. Mùi cay nồng của ớt luôn là điều khiến chuột phải khiếp sợ. Tận dụng điểm yếu này, bạn hãy rắc ớt bột (hoặc ớt tươi băm nhuyễn) xung quanh cửa hang, góc nhà hoặc những nơi chuột thường lui tới. Chúng sẽ cố thoát ra ngoài khi hít phải mùi ớt sẽ bị ngạt, cay mặt, choáng váng cùng với việc bạn bố trí sẵn một cái bẫy ngay cửa hang và đợi sa lưới. Làm theo cách dân gian này thực sự rất đơn giản với bạn đúng không. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo rằng:

  • Chừa ít nhất một lối ra cũng là nơi dẫn dụ chúng lọt vô bẫy mà không phải là một tổ khác ẩn náu trong nhà.

  • Đậy kín khu thức ăn hay thùng rác, đảm bảo đường đi tới bẫy đúng theo kế hoạch.

  • Cân nhắc những người thân trong gia đình bị dị ứng với nguyên liệu này.

Bột ớt và ớt khô trên thớt gỗ.

1.6. Cách diệt chuột trong tủ quần áo bằng bẫy

Cách diệt chuột tại nhà an toàn bằng các loại kẹp bẫy hay lồng thép là một trong những giải pháp vừa đơn giản lại có hiệu quả ngay được nhiều gia đình lựa chọn nhất. Khá dễ làm, tiết kiệm, an toàn mà có thể dẫn dụ được cả chuột nhắt và chuột cống. Chỉ cần đặt một ít đồ ăn thơm ngọt thơm thơm vào bẫy dập chuột và dụ chúng đến. Một số loại có thể đến như là lúa, các loại hạt, bơ đậu phộng... Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm 8 cách làm bẫy diệt chuột tốt nhất từ những vật dụng có sẵn trong nhà như bìa cứng, chai nhựa hay thùng nước.

Bẫy chuột không giết chết với hình ảnh minh họa cách sử dụng và biểu tượng cấm chuột.

1.7. Cách diệt chuột trong nhà bằng long não

Long não (hay còn được gọi là băng phiến) là vật dụng thường được để trong tủ quần áo, gầm giường, nhà vệ sinh... Không chỉ có công dụng hút ẩm mà mùi nồng đặc trưng còn có tác dụng xua đuổi gián, mối, kiến, chuột. Nếu muốn tiêu diệt chuột, bạn cần đập nhỏ long não ra và nhét chúng đầy trong hang của chúng. Khi hít phải mùi long não trong một thời gian dài, lũ chuột sẽ bị chết ngạt hoặc kị không dám bò vào nhà nữa.

Bốn gói kẹo dẻo nhiều màu sắc có nhãn hiệu

1.8. Cách diệt chuột an toàn tại nhà bằng bột giặt, xà phòng

Để phát huy tính hiệu quả của mẹo diệt chuột này, bạn cần chuẩn bị một hỗn hợp từ cơm và bột giặt hoặc xà phòng và đặt tại những nơi chuột hay đến gần. Chúng sẽ ăn phải và bị ngộ độc bởi bột giặt chỉ còn là chuyện một sớm một chiều mà thôi.

Một mẹo nhỏ sử dụng bột giặt xà phòng tạo ra thuốc đuổi chuột tự chết rất hay như sau. Lưu ý cách này khá hiệu quả nếu bạn biết chuột hay lẻn vào nhà qua đường ban công. Đầu tiên, bạn trộn hỗn hợp xà phòng, bã cà phê và rồi trát lên bệ lan can ban công sẽ khiến cho lũ chuột sợ khiếp vía nát thần hồn không dám bò vào nữa. Vậy là chỉ cần vài bước thao tác đơn giản, bạn vừa có thể có chiếc bẫy diệt chuột, và đuổi chúng tháo chạy thoát thân ra khỏi nhà hiệu quả phải không nào.

Gói bột giặt OMO màu đỏ.

1.9. Diệt chuột trên trần nhà gác mái bằng dầu mazut

Vật liệu này khá dễ tìm, được bày bán tại các cửa hàng phụ tùng ô tô xe máy. Một khi đã xác định chính xác hang chuột, hay nơi chúng thường xuyên hoạt động tác quai tác quái, bạn chỉ cần đổ dầu mazut. Khi bị dính một lớp nhớp dính trên lông, chúng có xu hướng làm sạch bằng cách liếm và sớm sẽ bị ngộ độc. Tuy nhiên, dầu mazut thường có một hương hăng hắc khiến chuột khó chịu và không dám lại gần. Vậy nên bạn có thể rải rắc lên chiếc bẫy chuột hiệu quả này một ít bột bắp ngô, cacao thơm thơm thu hút chúng mò tới nhé.

1.10. Diệt chuột triệt để bằng điện

Ngoài bẫy chuột truyền thống thì ngày nay còn có loại bẫy bằng điện. Loại sản phẩm này được thiết kế chuyên dụng có khả năng dẫn dụ chuột vào trong. Sau đó, phóng ra một nguồn điện khá mạnh giật chết tại chỗ. Cách này cũng rất hiệu quả nhưng nhược điểm là giá thành cao, hao tốn năng lượng. Đặc biệt, đối với gia đình có trẻ nhỏ thì thiết bị này không được an toàn nếu chẳng mau bẫy điện gặp sự cố rò rỉ. 

1.11. Diệt chuột nhắt bằng mèo

Xưa nay chúng ta đều biết mèo là "khắc tinh" của chuột. Vì vậy, nếu bạn đang tìm một trong những cách diệt chuột nhàn hạ, hãy cân nhắc việc nuôi mèo! Tuy nhiên bạn nhớ vỗ béo chú mèo của mình cho to khỏe thì nó mới có thể nhanh chóng xử lý hết lũ chuột trong thời gian ngắn. Nhưng có một điều bạn phải cẩn thận là thỉnh thoảng chú mèo nhà bạn cũng có thể tha và giấu chuột chết ở một ngóc ngách nào đó. Vì vậy, bạn hãy thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để sớm phát hiện ra xác chuột, phòng tránh mùi hôi và dịch bệnh do chuột gây ra.

Một con mèo đang chơi với đồ chơi chuột giả.

2. Mẹo diệt chuột trong phòng trọ tiết kiệm

2.1. Diệt chuột ở ký túc xá bằng hành tây

Hành tây có thể gây ra những triệu chứng thiếu máu tức thì ở chuột, khiến chúng trở nên yếu ớt và kém di động hơn. Diệt chuột bằng hành tây khiến loài gặm nhấm này bị suy thận và chết dần. Vì thế, cách diệt chuột bằng hành tây sẽ không khiến chúng chết ngay lập tức và cần thời gian để gây ra ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của chuột. Chuột cũng sẽ khát nước kèm theo những cơn đau dạ dày nghiêm trọng. 

Chuột ghét mùi hành tây nồng nặc và chúng sẽ bỏ chạy. Do đó, bạn có thể ngăn chuột xâm nhập vào nhà bằng cách cắt một vài miếng và đặt ở lối đi thường ngày hoặc lối vào nơi ẩn náu của chúng. Ví dụ như khi nhận thấy chuột đã khoét một lỗ xuyên qua tường, bạn có thể đặt một vài miếng hành tươi vào chính điểm đó hoặc ném chúng vào lỗ tổ. Điều này cũng ngăn chúng sử dụng lỗ đó để vào nhà sau này.

Hoặc bạn cũng có thể chế biến hành tây thành những món ăn “giải khát” để dẫn dụ chuột. Chỉ cần tạo những món đơn giản như trộn hành tây với nước hầm thịt bò và thêm một ít bột trẻ em. Hành tây có thể mất tới 12 giờ để diệt trừ chuột với số lượng lớn. Hãy kiên nhẫn và chờ đợi kết quả tuyệt vời sau đó nhé!

Hành tây đang phơi ngoài đất.

2.2. Cách diệt chuột xạ bằng hạt tiêu đen

Bạn đã bao giờ bị sặc khi ăn phải món ăn quá nhiều tiêu chưa. Bởi vì tiêu cũng là một trong những gia vị cay nồng nên hiệu quả đuổi chuột của tiêu cũng không thua kém so với bột ớt. Cách diệt chuột xạ (một loài có mùi cực hôi, lông xám tro, mắt nhỏ) đơn giản tại nhà sử dụng hạt tiêu xay này cũng tương tự như với bột ớt. Thế nhưng, để đuổi hết lũ chuột trong nhà bạn thì cần một lượng tiêu lớn vì vậy hãy cân nhắc sử dụng cách này. Bởi giá cả của chúng có thể làm tiêu tốn hầu bao của bạn khá nhiều.

Hình ảnh cho thấy những hạt tiêu đen rải trên một bề mặt gỗ với một cái thìa gỗ đựng một số hạt tiêu.

2.3. Diệt chuột bằng bẫy dính

So với các loại thuốc diệt chuột hiệu quả nhanh thì keo dính chuột sẽ an toàn và thân thiện với môi trường hơn. Bạn hãy khéo léo để keo dính chuột ở những nơi chuột hay phá. Đồng thời, để một vài miếng mồi trên keo dính để dụ chuột dính bẫy. Sau khi chuột dính bẫy, bạn hãy đeo găng tay vào, gấp đôi miếng bìa keo dính vào, bỏ vào trong một chiếc túi cột chặt và vứt vào thùng rác là xong. Thêm nữa, cách tẩy keo diệt chuột trên sàn là sử dụng giấm hoặc bỏ quần áo vào trong ngăn lạnh cho tới khi keo trở nên đông giòn và gỡ ra được dễ dàng.

Bốn hình ảnh về chiếc thảm dính chuột gây mất vệ sinh trong nhà.

2.4. Sử dụng bả diệt chuột chù

Đây được xem là một trong những cách diệt chuột nhắt, chuột cống, chuột chù, chuột xạ... hiệu quả nhất! Những loại thuốc diệt chuột chứa độc tố làm chuột chết ngay sau khi ăn phải. Bạn chỉ cần mua các loại thuốc này về và đặt chúng ở những nơi chuột hay lui tới. Mùi hương của thuốc sẽ dẫn dụ chúng tới ăn. Tuy nhiên, bạn cần cần đặc biệt lưu ý khi đặt thuốc diệt chuột trong nhà khi có trẻ nhỏ.

2.5. Cách diệt chuột bằng bột quế

Nếu nói đến cách diệt chuột bằng ớt, tiêu đen nhưng không nói đến bột quế thì quả là thiếu sót. Quế cũng là loại nguyên liệu có mùi cay nồng mà chuột cực kỳ ghét. Bạn hãy cho một lượng lớn bột quế vào hang chuột, chuột sẽ bị ngạt, say... và tìm cách chạy trốn khỏi nhà bạn.

2.6. Diệt chuột bằng thạch cao

Trộn bột thạch cao với bột socola hoặc ca cao. Sau đó, rải hỗn hợp này ở khu vực chuột thường xuất hiện. Một khi ăn hết hỗn hợp này, chuột sẽ điên cuồng chạy ra khỏi nhà bạn để tìm nước uống. Và sau khi uống nước, thạch cao trong bụng chuột sẽ đông cứng lại. Theo đó, chúng cũng không còn đường sống.

2.7. Diệt chuột bằng nước soda

Soda là một loại thức uống khá ngon nhưng ít người biết rằng chúng có thể diệt chuột hiệu quả. Bạn hãy rót soda ra một cái bát và để ngay cửa hang và những nơi chuột thường lui tới để dẫn dụ chúng đến uống. Sau khi uống phải nước soda, lượng cacbon có trong loại nước này sẽ từ từ giết chết chuột.

2.8. Diệt chuột bằng amoniac

Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, amoniac (công thức hóa học là NH3) là một mùi hương đặc biệt rất giống với nước tiểu của những loài động vật ăn thịt. Vì vậy theo bản năng sinh tồn, chuột sẽ sợ hãi cảm nhận được mối nguy hiểm khi ngửi thấy. Hãy xịt dung dịch amoniac vào hang ổ chuột cống hoặc có thể dùng bông để tẩm vào những nơi hay lui tới. Thậm chí, là nhét vào hang để chuột bị ngạt và chết. Tuy nhiên có một điều lưu ý là, bạn nên tránh dùng amoniac ở những nơi quá kín bởi mùi của chúng có thể làm bạn khó chịu.

Lọ thủy tinh chứa chất lỏng không màu có nhãn

2.9. Diệt chuột trong phòng trọ bằng gạo rang

Cách làm khá dễ, bạn chỉ cần chuẩn bị gạo rang sẵn trộn đều với 2 muỗng dầu mè. Kế đến, đổ một ít xi măng sống, trộn đều hỗn hợp thêm một lần nữa và rải đều ở những nơi chuột thường xuyên di chuyển qua.

2.10. Cách diệt chuột bằng tỏi

Thật sự thì chuột rất ghét mùi tỏi tới nỗi sẽ bị ngạt và chết sau đó. Do tỏi có mùi nồng và hơi cay, đó là lý do giải thích tại sao chuột không thích mùi này. Hãy ép tỏi tươi thành nước rồi phun lên khu vực mà chuột thường xuyên qua lại hoặc đập dập rồi bỏ vào hang của chúng sau đó dùng đồ đậy chặt lại là bạn đã sở hữu một món vũ khí diệt chuột hữu hiệu. Nhưng lời khuyên là bạn chỉ nên đuổi chúng đi, vì khi chết dưới hàng sẽ gây nên mùi thối, ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình.

Một túi mạng đựng tỏi trên nền vải màu xám.

3. Hướng dẫn diệt chuột ngoài đồng

Đặc điểm sinh học của chuột đồng khá tương đồng với chuột nhắt nhưng lại sở hữu thân thể khỏe mạnh hơn, đầu tròn đuôi ngắn hơn, hàm răng nhọn, mắt và tai nhỏ hơn cũng là sự tiến hóa ở khu vực ít kẻ thù, nhiều thức ăn.

Tác hại của chuột đồng với mùa màng là rất lớn. Chúng cắn phá cây hoa màu, gây thiệt hại lớn cho vụ lúa chiêm xuân, cắn nát cả đòng non mới nhú trên diện tích rộng lớn. Thời điểm lý tưởng nhất để tiêu diệt chuột ngoài đồng hay ở sân vườn là vào đầu mùa vụ (lúc mới làm đất hay đổ ải), sau những trận mưa lụt lớn ngập hang, giữa vụ sản xuất lúc cây lúa đang làm đòng (chuột lúc này sẽ đào hang để đẻ con). Các cách bẫy chuột hiệu quả nhất gồm:

3.1. Cách diệt chuột ăn lúa bằng phân bò

Cách diệt chuột truyền thống bằng phân bò được rất nhiều bác nông dân áp dụng. Chúng ta dễ dàng tìm thấy phân bò ở các nông trại chăn nuôi. Bạn chỉ cần trộn phân bò với một số loại thức ăn có mùi thơm và đặt chúng ở những nơi chuột thường lui tới. Khi chuột ăn phải phân bò thì bụng của chúng sẽ bị căng phồng. Sức ép của dạ dày sẽ khiến chuột phải nôn ra trở lại và chúng sẽ chết ngay sau đó.

3.2. Diệt chuột bằng thuốc và bả

Khi đặt bả sinh học (như các loại Biorat, Racumin, Killrat, Ratkill) tại cửa hang trên tôn nhựa, tấm lá khô, bạn cần trộn thêm với các loại thức ăn khoái khẩu của loài chuột như gạo rang, bắp ngô, tôm cua cá, thóc ủ để dễ dàng dụ chúng tới. Càng gần đầu mùa mưa hoặc 1-2 ngày trước khi gieo mạ, thời điểm đặt thuốc diệt chuột càng hiệu quả. Lượng thuốc đặt cần điều chỉnh phù hợp như sau và cách 7 ngày kiểm tra 1 lần:

  • Đặt 1-2 viên cách nhau 5-10m

  • Chuột ít đặt 30 – 60 viên/ ha (100g – 200g)

  • Chuột nhiều đặt 100 – 150 viên/ha (400 – 600g).

Tham khảo thêm 4 lưu ý sử dụng thuốc diệt chuột an toàn mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả.

3.3. Cách diệt chuột ngoài đồng bằng đào hang

Thêm một cách diệt chuột ăn lúa đơn giản khác với cách làm như sau:

Bước 1: Truy tìm và bịt kín các cửa hang để tránh cho chuột chạy thoát và chỉ cần chừa lại duy nhất một cửa.

Bước 2: Đào hang chính (thường có lỗ to nhất) sau đó từ từ đào sang hang phụ cho tới khi tới gần tổ, cần lấp đất luôn những hang nào rỗng.

Bước 3: Dùng đèn pin soi thẳng khiến chuột bị quáng không chạy được. Nhân lúc này chỉ cần dùng gậy gộc đập là đã có thể tiêu diệt được chúng.

3.4. Diệt chuột bằng hun khói hiệu quả

Bước 1: Tìm và lấp ngách hang phụ, chừa lại 1 lỗ đặt lồng bẫy hoặc rào tre chắn xung quanh.

Bước 2: Đốt rơm rạ ở một đầu cửa hang và quạt.

Bước 3: Lũ chuột sẽ bị ngạt khói và phải chạy thoát thân ra cửa hàng đã mai phục sẵn trước đó. Cách diệt chuột bằng hun khói này luôn mang lại hiệu quả cao khi đã chặn bịt hết các ngách hang phụ.

3.5. Đổ nước

Những nơi chuột làm hang gần nguồn nước hoặc đất thịt không quá mềm có thể áp dụng phương pháp này:

Bước 1: Khoét rộng miệng hang sao cho tạo thành một phễu lớn để có thể đổ đầy nước.

Bước 2: Khi quan sát thấy có hiện tượng sủi bọt, có nghĩa là lũ chuột bên trong hang đã bị sặc và sẽ tìm cách để chui lên.

Bước 3: Sau khi tiết diệt, cần lấp lại đất mục đích để đàn chuột không dùng làm tổ nữa.

3.6. Đặt bẫy chuột ngoài ruộng, sân vườn

Bước 1: Tạo một khu ruộng bẫy, reo mạ sớm hơn lịch 2-3 tuần. Khu ruộng bẫy này sẽ được bố trí cách ruộng trung tâm khoảng 10-20m2. 

Bước 2: Rào kín túi nilon cao 60-70cm xung quanh và khoét lỗ ở dưới để đặt bẫy. Khi chuột đi kiếm thức ăn, chúng sẽ tìm cách chui qua lỗ hom và sẽ bị dính lọt bẫy. 

3.7. Dùng khí Clo

Người nông dân thường tiêu diệt chuột đồng bằng cách dùng một đoạn ống mềm và dài sục vào trong hang, sau đó bơm khí clo. Cả 2 loại Cl2 và SO2 đều là khí độc và nặng hơn không khí khoảng 2,5 lần nên sẽ làm chuột ngạt khí độc đến chết.

3.8. Dùng coca

Bước 1: Chuẩn bị loại chai coca 2 lít, cắt xung quanh phần đầu tạo một đường kính khoảng 11cm (khoảng 10% chai)

Bước 2: Đặt chai sát tường những địa điểm lũ chuột hay đi qua, cột dây quanh cổ, đảm bảo chai nước đã hết ga và chờ đợi lũ chuột tự chui đầu vào bể nước tử thần.

3.9. Dùng xyanua

Kali xyanua là một loại chất kịch độc gây hại mà chúng tôi khuyến cáo bạn đọc không nên áp dụng. Chúng có mùi giống quả hạnh nhân, tan nhanh trong nước nên từ những năm 1970, con người đã sử dụng để làm thuốc diệt chuột, diệt cỏ.

3.10. Sử dụng âm thanh lớn

Tai của loài chuột không thể chịu được âm thanh có tần suất mạnh khiến chúng chết ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc sử dụng cách này để tránh làm ảnh hưởng tới gia đình và hàng xóm sinh sống xung quanh.

3.11. Dùng thùng nước

Bước 1: Đục 2 lỗ đối diện nhau của thùng sơn cũ và 2 lỗ hai đầu một lon bia.

Bước 2: 1 lỗ thùng sơn được luồn qua chiếc que sắt theo hướng từ ngoài vào trong, sau đó luồn tới lon bia (sao cho có thể xoay tròn được) và qua lỗ còn lại.

Bước 3: Phết bơ lạc lên lon bia để thu hút chuột kéo tới.

Bước 4: Đổ nước đầy 1/3 thùng.

Bước 5: Đặt miếng gỗ nối từ đất lên miệng thùng làm đường đi. Lũ chuột sẽ từ từ tiến vào bẫy xoay tròn không thoát ra được và rơi vào bể nước tử thần phía dưới.

Bẫy chuột tự chế sử dụng thùng nước và thanh trượt kim loại.

Bị chuột cắn có sao không?

Chuột là vật trung gian lan truyền nhiều loại bệnh nguy hiểm cho người nếu bị cắn hay cào. Bao gồm bệnh Sodoku xoắn khuẩn Spirillum Minus, bệnh Hantavirus, bệnh dịch hạch, uốn ván do trực khuẩn Clostridium tetani và bệnh dại. Để phòng ngừa các loại bệnh nguy hiểm này, bạn cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, ngủ mắc màn, không dùng tay bắt mà dùng các cách diệt chuột tận gốc tốn ít chi phí ở bài viết này nhé.

Làm sao để đuổi chuột một đi không trở lại? Hẳn là nỗi băn khoăn lớn này phần nào đã được giải đáp thông qua bài viết với những cách trên đây. Chúc các bạn thực hiện thành công các cách diệt chuột bên trên nhé!

Tham khảo thêm:

  • 15 cách diệt kiến ba khoang hiệu quả nhất

  • 19 thuốc diệt kiến sinh học an toàn trong nhà

  • Cách diệt chuột bằng bột ớt cấp tốc hiệu quả

  • Cách diệt chuột bằng quế an toàn

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Chuột đồng Sống ở đâu