33. Môi Trường Sống Và Các Nhân Tố Sinh Thái - Củng Cố Kiến Thức

I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

1. Môi trường sống

- Môi trường sống là tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật, có tác động tực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

- Các loại môi trường sống: Môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường đất và môi trường sinh vật.

2. Nhân tố sinh thái

- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố trong môi trường sống tác động đến sinh vật.

- Các loại nhân tố sinh thái: Nhân tố vô sinh (khí hậu, thổ nhưỡng, nước, địa hình) và nhân tố hữu sinh (vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật, con người).

II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI

1. Giới hạn sinh thái

- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

- Trong giới hạn sinh thái có:

+ Khoảng thuận lợi là khoảng của nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

+ Khoảng chống chịu là khoảng các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

2. Ổ sinh thái

- Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển không hạn định của cá thể, của loài.

- Ổ sinh thái của một loài khác với nơi ở của chúng. Nơi ở chỉ là nơi cư trú, còn ổ sinh thái thể hiện cách sinh sống của loài đó.

- Ổ sinh thái riêng: là ổ sinh thái của một nhân tố sinh thái.

- Ổ sinh thái chung: là một không gian sinh thái, trong đó mỗi nhân tố sinh thái đảm bảo cho hoạt động của một chức năng nào đó của cơ thể sinh vật.

III. SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG

1. Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng

- Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lí.

- Thực vật được chia thành: Nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.

- Động vật chia thành: Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày và nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm.

2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ

- Động vật hằng nhiệt sống nơi nhiệt độ thấp có tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) giảm → tỉ số S/V giảm → hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể.

a) Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman)

- Động vật hằng nhiệt sống ở vùng có khí hậu lạnh thì có kích thước cơ thể lớn hơn so với những động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Đồng thời, chúng có lớp mỡ dày nên khả năng chống rét tốt.

Ví dụ: voi, gấu sống ở vùng lạnh kích thước to hơn voi, gấu ở vùng nhiệt đới.

b) Quy tắc về các bộ phận tai, đuôi, chi... của cơ thể (quy tắc Anlen)

- Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi... bé hơn tai, đuôi, chi... của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng.

Ví dụ: tai và đuôi thỏ ở vùng ôn đới luôn nhỏ hơn tai và đuôi thỏ nhiệt đới.

Từ khóa » Thuận Lợi Là Khoảng Của Các Nhân Tố Sinh Thái