33 Món ăn Không Thể Thiếu Trong Dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc

Trung Quốc là một trong quốc gia có nền văn hóa ẩm thực đa dạng. Món ăn của Trung Quốc được chế biến và du nhập từ nhiều quốc gia và vùng miền khác nhau. Mỗi món ăn ngày Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc đem đến một ý nghĩa khác nhau và hi vọng những điều may mắn, tốt lành đến với tất cả mọi người.

1. Sủi cảo

Sủi cảo bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông, "sủi cảo" có âm đọc là “thủy giáo”, là một trong các loại bánh dạng hấp khá quen thuộc ở Đông Nam Á. Là món ăn được dùng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên Đán cũng như là món ăn có thể dùng được ở mọi lúc hoặc quanh năm. Đây còn là món ăn truyền thống và là một phần của nền văn hóa Trung Hoa. Món ăn tượng trưng cho sự đoàn tụ, mời khách ăn là tỏ ra thái độ quý trọng và nhiệt tình. Người Hoa thường nói ăn sủi cảo là đem đến may mắn, tài lộc, bình an cho gia đình.

Theo phong tục của người Trung Quốc, trước thời khắc giao thừa sủi cảo được các thành viên trong gia đình chuẩn bị và ăn sau nửa đêm. Cả gia đình quây quần gói sủi cảo, ăn sủi cảo, chung vui, đầm ấm trong bầu không khí thanh thản của ngày tết. Một trong những thành viên trong gia đình may mắn có thể tìm thấy một đồng tiền xu trong chiếc bánh sủi cảo của mình. Và còn có một nguyên tắc khi ăn để có thể đem lại sự may mắn đó đúng cách như ăn thì phải ăn số chẵn, không được ăn số lẻ.

2. Salad cá (Yu sheng)

Mâm cơm Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc không thể gọi là đầy đủ nếu thiếu món salad cá Yu sheng (hay còn được biết với tên Lo Hei), là món salad đầy màu sắc của cá tươi và rau, quả. Những năm gần đây, các nguyên liệu đã trở nên ngày càng phong phú, bao gồm sứa, đu đủ, khoai lang, hẹ ngâm và nhiều hơn nữa.

cac mon an trong dip tet nguyen dan 1

3. Kim tiền kê

Đây là một món đồ nướng có nguồn gốc từ người Quảng Đông. Nguyên liệu của món ăn là thực phẩm gồm: thịt gà, lạp xưởng, mỡ heo và một vài gia vị được nêm nếm thêm. Món này khi được làm xong sẽ có hình dạng xâu tiền đồng ngày xưa nên người ta thường gọi nó là kim tiền kê. "Kim tiền" có nghĩa là "tiền vàng" còn "kê" là "gà". Ngoài ra, "kê" còn có nghĩa âm trùng, có nghĩa là "cơ hội". Có lẽ vì vậy mà thường nói đây là món ăn ngày tết của người Hoa vì nó thường được các gia đình nghĩ rằng món ăn cũng sẽ đem lại sự may mắn như ý nghĩa của nó là luôn có được cơ hội làm ăn phát tài, no đủ.

4. Khâu nhục

Đây là một món ăn dường như không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc. Theo tiếng Hoa thì từ “Khâu” có nghĩa là hấp cho mềm rục, còn "Nhục" có nghĩa là thịt. Vì vậy, nếu dịch đúng nghĩa là "hấp thịt cho mềm rục ra". Tùy thuộc vào nhiều địa phương mà nó có các tên gọi khác nhau như: "khổ nhục", "nằm khâu",...

Món ăn này gần giống như thịt kho tàu với trứng ngon đúng điệu nhưng sẽ được hấp cách thủy cùng với nhiều loại gia vị khác nhau, phần thịt nếu được hấp càng lâu sẽ càng ngon hơn. Vì vậy, để được gọi là món khâu nhục chuẩn, người ta thường hấp đến nửa ngày để cho miếng thịt có thể chín mềm, điều đó sẽ làm cho miếng thịt khi ăn như tan ra trong miệng.

Món Khâu nhục thường dùng để tiếp đón người dân phương xa. Vì thế, cũng không ngoại lệ khi món ăn đặc biệt này mang ý nghĩa là đoàn tụ đoàn viên, sum họp.

5. Xá xíu

Là một món ăn có hương vị độc đáo, đậm chất tại xứ Trung Quốc, nó có thể được ăn kèm với rất nhiều món như: bánh mì, cơm, xôi,... đều sẽ rất hợp khẩu vị. Nó còn có tên gọi khác là thịt nướng. Thịt nướng chủ yếu có màu đỏ, được làm bằng thịt nạc và hơi ngọt. Ở Quảng Đông thì đây là một món ăn chiếm vị trí rất quan trọng và dường như không thể thiếu vào các dịp lễ Tết. Và nó cũng mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc khi mà mọi nhà đều làm nó vào ngày tết, đây được xem là món ăn mang tính biểu tượng cho sự giàu có và phước lành.

cac mon an trong dip tet nguyen dan 2

6. Thịt lợn chua ngọt

Trong mâm cỗ ngày tết Nguyên Đán của người Trung Quốc, nếu không có món thịt lợn chua ngọt thì không thể gọi là đầy đủ được. Món ăn này được làm từ những miếng thịt lợn chiên kỹ với dứa, ớt chuông và sốt chua ngọt, thể hiện hy vọng gia đình có nhiều con cháu.

7. Lạp vịt

Lạp vịt là một món ăn lý tưởng và thiết thực khi đem biếu cho người thân vào ngày Tết. Nó được làm từ phần thịt nguyên của con vịt đã được rút xương ra, tẩm ướp nhiều gia vị và được đem phơi khô, khi phơi xong sẽ được hấp chung với cơm sẽ tạo ra một mùi thơm rất riêng và có hương vị vô cùng hấp dẫn. Và ở miền Nam, nó được xem gần giống như lạp xưởng nhưng nó được làm từ đùi vịt. Ngoài ra, trong tiếng Lào thì từ “Lạp” còn mang nghĩa là may mắn. Vì vậy, đây cũng là một món ăn ngày Tết của người Hoa không thể thiếu với họ mà bạn có thể xem qua.

8. Cá

Cá là một món ăn dường như không thể thiếu để bày ra đêm giao thừa cũng như là món gà. Bởi vì, theo quan niệm của người Hoa thì cá là món ăn sẽ mang lại cho họ sự giàu có, phùng vinh, dư giả suốt năm. Vì tiếng Trung của từ "cá" khi phát âm có nghĩa là từ "ngư" gần với cách phát âm của từ "yú" nghĩa là "dư giả". Nhưng điều đặc biệt nhất ở đây là vào dịp Tết Nguyên Đán, khi ăn họ sẽ không ăn hết mà chỉ ăn phần thân cá còn phần đuôi và đầu cá sẽ để lại qua đêm theo quan điểm của họ là "niên niên hữu dư".

9. Nồi Poon Choi

Nồi Poon Choi được phát âm theo tiếng Quảng Đông này vô cùng nổi tiếng ở Hồng Kông cũng như trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Chiếc nồi chứa đầy các món ăn ngon xa xỉ nhất tượng trưng cho lòng biết ơn đới với tổ tiên, tiền tài, và sự đoàn kết.

cac mon an trong dip tet nguyen dan 3

10. Món lẩu đêm giao thừa

Người dân Trung Quốc trên khắp thế giới đều lựa chọn làm món lẩu nóng hổi vào đêm giao thừa cho cả gia đình quây quần. Đặc điểm chính của món ăn này là mọi người cùng ăn chung một nồi. Truyền thống này thể hiện cho sự đoàn kết trong gia đình, cũng như sự đoàn tụ của các thành viên.

11. Heo sữa quay

Heo sữa quay cả con không thể thiếu trong những dịp lễ tết ở xứ sở Trung Hoa. Không chỉ mang ý nghĩa may mắn trong năm mới, heo sữa quay còn được ưa thích bởi hương vị thơm ngon hấp dẫn.

Với lớp da giòn tan, vàng ươm và thịt chín mềm, ngon ngọt và rất bắt mắt. Không chỉ người Trung Quốc, mà người Việt Nam đã dùng heo sữa quay để cúng thần Tài cầu may mắn.

Với món heo sữa quay rất tốn thời gian và công phu để ra được món ngon đúng vị. Do vậy mà thông thường người dân Trung Quốc thường đặt trước tại các nhà hàng.

12. Gà Kung Pao

Gà Kung Pao là một món ăn của tỉnh Tứ Xuyên, miền tây Trung Quốc, được được làm từ gà và nấu cùng cay với ớt, đậu. Món gà Kung Pao mang biểu tượng trường thọ trong văn hóa Trung Quốc nên đây là một món ăn không thể thiếu trong dịp tết Nguyên Đán.

13. Chả giò

Chả giò được ăn vào năm mới với ý nghĩa mang lại sự giàu có, tiền tài. Bởi những chiếc chả giò tròn được rán vàng ươm nên nhìn rất giống các thỏi vàng xưa của Trung Quốc. Do đó, vào năm mới ở Trung Quốc, có rất nhiều vùng sử dụng chả giò như là món ăn có mặt thường xuyên trong bàn tiệc. Ví dụ như ở Giang Tây, Giang Tô, Thượng Hải, Phúc Kiến, Quảng Châu, Thâm Quyến.

cac mon an trong dip tet nguyen dan 5

14. Mì trường thọ

Mì trường thọ thay cho lời chúc mạnh khỏe, sống lâu. Đây tuy là món mì đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa rất đặc biệt thích hợp ăn vào dịp Tết Nguyên Đán hoặc ăn vào dịp sinh nhật để mang lại những lời chúc may mắn. Nguyên liệu chính bao gồm mì dùng với nước được ninh từ vịt quay rút xương, thịt cắt sợi, xương sống và một số loại rau củ quả giàu chất xơ, vitamin như nấm đông cô sạch, tươi, cần tây, bông hẹ,... Tuy nhiên sợi mì sẽ không cắt mà để dài vì nó biểu tượng cho ý nghĩa sống lâu dài, trường thọ của người Hoa.

15. Mì xào Phúc Kiến

Như tên gọi của món ăn thì Mì xào Phúc Kiến là một món ăn phổ biến của cộng đồng người Hoa gốc Phúc Kiến. Đối với những người dân ở đây thì món ăn này không thể thiếu trong các ngày giỗ chạp tổ tiên, các dịp lễ Tết, dịp hội tụ mọi người lại với nhau,... Là một món ăn được chế biến khá công phu và gồm các nguyên liệu: cua, tôm, thịt ba chỉ, bún gạo sợi nhỏ và một vài gia vị được nêm nếm vào. Mì xào Phúc Kiến là món ăn được mọi người miêu tả là béo, dai, không ướt, vị ngọt, thơm và thường ăn rất ngon miệng, có thể dùng riêng hoặc ăn kèm với cơm, thịt, canh đều được.

16. Cơm gà Hải Nam

Cơm gà Hải Nam không những là món ăn nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn nổi tiếng ở các cộng đồng người Hoa của nhiều quốc gia khác. Tuy nó là một món ăn khá đơn giản nhưng lại là món ăn được nhiều người Hoa yêu thích dù đi bất cứ nơi đâu.

Món ăn này khi nấu cũng khá cầu kỳ, đầu tiên là nấu bằng nước luộc gà sau đó thì đem chiên với mỡ gà cho béo nhưng nó lại không quá ngấy. Cơm gà Hải Nam thường được ăn kèm với chén nước dùng gà, chén gia vị để phù hợp với khẩu vị của từng thực khách. Là một món ăn đơn giản nhưng khi thưởng thức thì chắc chắn du khách sẽ khó quên. Đây cũng là một món ăn ngày Tết của người Trung Hoa, bởi lẽ nếu tiếp đón khách đến chơi nhà thì đây là món ăn tương đối đơn giản mà dễ làm, khá ngon, lạ miệng và tạo cảm giác thích thú hơn.

17. Tân xại

Tân xại là món ăn có xuất xứ từ người Triều Châu. Nguyên liệu chính là củ cải trắng kèm muối hột. Người ta sẽ đem củ cải trắng phơi khô rồi cho vào khạp để muối, cứ một lớp củ cải sẽ là một lớp muối hột, trên mặt sẽ được phủ một lớp muối dày. Chỉ tầm 2 tháng là sẽ có món ăn tân xại ngon khi ăn kèm với các món ăn chính. Đây cũng là món ăn khá thích hợp dùng cho dịp lễ Tết, khi ăn kèm sẽ làm tăng thêm mùi vị của bữa cơm.

cac mon an trong dip tet nguyen dan 6

18. Trứng trà

Theo quan niệm của người Trung Quốc, trứng trà là món ăn mang lại sự thịnh vượng, giàu có trong dịp Tết Nguyên Đán. Món ăn này được làm rất đơn giản. Trứng sau khi được luộc chín sẽ được đem đập dập phần vỏ, đun sôi trong một nồi nước có trà đen, xì dầu, ngũ vị hương, hoa hồi, hành lá, gừng. Những thành phần nguyên liệu này sẽ ngấm vào trứng qua các vết nứt của vỏ trứng tạo nên các đường vân rạn trên trứng rất đẹp. Khi thưởng thức, trứng sẽ mang đầy đủ các hương vị của những nguyên liệu đã ngấm vào nó.

19. Hàu khô

Hàu khô không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn được người Trung Quốc coi là món ăn may mắn. Nó được tin là sẽ đem đến sự phát đạt trong kinh doanh. Trong dịp năm mới hàu khô được ăn cùng với đậu phụ (nhưng chỉ lấy phần vỏ của đậu) và các loại rau củ như nấm…

20. Rau xào thập cẩm 10 loại

Người Trung Quốc quan niệm rằng số 10 là con số mang lại sự may mắn, khi ăn món rau xào thập cẩm này, thì tất cả những điều tốt đẹp sẽ đến với họ. Thực tế, đây không phải là món ăn có sự kết hợp của 10 loại rau mà đó là 10 loại thực phẩm chay như: nấm hương, mộc nhĩ, nụ hoa lily hổ, măng chua, đậu phụ khô, cà rốt, quả đậu Hà Lan, dưa chuột muối chua, bắp cải thái sợi (hoặc giá đậu tương).

21. Ù ní

Ù ní hay người ta thường gọi cái tên khác là Bát Bửu - món tráng miệng phổ biến của người Trung Hoa. Nguyên liệu để làm món ăn gồm một số loại mứt như bí đao, hạt sen, quật, khoai môn, mỡ gáy của heo. Đôi khi có thể ăn chung với xôi ngọt. Khoai môn sẽ được cắt thành hình hạt lựu rồi xào chung với đường. Xếp tất cả vào một tô lớn dưới cùng sẽ là mứt, tiếp theo là xôi, trên là món mỡ gáy, đem hấp cách thủy chừng một giờ thì chín. Khi ăn nên dùng một dĩa lớn rồi úp lên trên miệng tô, lật ngược lại để các loại mứt có thể nằm trên bề mặt phơi bày ra đủ loại màu sắc sẽ rất đẹp. Món này có thể cho vào món ăn dịp Tết Nguyên Đán vì nó có thể thay cho các loại bánh kẹo hay mứt và khi ăn cũng sẽ rất ngon miệng.

cac mon an trong dip tet nguyen dan 7

22. Bánh tổ (Nian Gao)

Bánh tổ cũng là món ăn thường được ăn vào dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc, vì nó mang ý nghĩa là "tăng lên hàng năm". Tăng lên ở đây có nghĩa là tiền bạc, địa vị hay sự thăng tiến trong sự nghiệp.

Loại bánh này được làm từ gạo nếp loại tốt, dẻo và thơm, đường bát được “thắng” kỹ, loại bỏ hết tạp chất và bỏ ít gừng tươi để tạo hương vị. Chiếc bánh tổ ngày nay được chế biến theo nhiều kiểu, nhiều cách nhưng vẫn mang một ý nghĩa chung là cầu cho một năm mới thịnh vượng hơn.

23. Bánh củ cải (Luo Buo Gao)

Món bánh củ cải ngon hấp dẫn này có nguồn gốc từ Triều Châu, Trung Quốc. Vào dịp Tết Nguyên Đán, món bánh này được ăn thường xuyên hơn theo dạng hấp hoặc chiên, vì mọi người tin rằng bánh đem lại may mắn.

24. Bánh nhân dứa

Theo một số ngôn ngữ không phổ biến ở Trung Quốc, dứa có phát âm giống như "sự thịnh vượng". Chính vì điều này mà bánh nhân dứa khá phổ biến trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Thậm chí, ở một số vùng, loại bánh này là món ăn bắt buộc trong lễ mừng năm mới.

25. Bánh xoắn chiên

Trước đây, ở vùng Đại Anh, người dân từng bị một đại dịch gây ra bởi nọc độc bò cạp. Để chữa dịch này, các hộ gia đình vào đầu năm mới đã nặn những viên bột thành hình xoắn như đuôi bò cạp rồi đem chiên thành thức ăn. Từ đó, món ăn này lan rộng và trở thành món quà vặt quen thuộc với người Trung Quốc mỗi dịp Tết Nguyên Đán.

cac mon an trong dip tet nguyen dan 8

26. Chè trôi nước

Là món chè thường được trưng bày trong dịp lễ lồng đèn ở Trung Quốc. Tuy nhiên không chỉ ở lễ hội lồng đèn mới có mà nó còn được dùng cho những dịp Tết đầu năm. Chè trôi nước đồng âm có nghĩa với từ "đoàn viên". Ngoài ra, dạng tròn và nhỏ nhỏ tụ tập lại thành cụm trong chén tạo nên một ý nghĩa gia đình sum họp, quây quần đầm ấm. Nên đó là lý do mà món chè này thường được yêu thích vào dịp Tết Nguyên Đán của Trung Quốc.

27. Kẹo táo gai

Đây là món quà vặt không thể thiếu của người Trung Quốc khi trời trở lạnh. Người bán xiên những quả táo gai đỏ mọng lại với nhau, sau đó phủ một lớp mạch nha bên ngoài, tạo thành một loại kẹo có vị chua ngọt hòa quyện, phù hợp với không khí đoàn viên, tưng bừng của ngày Tết Nguyên Đán.

28. Hồng khô

Người Trung Quốc tận dụng thời tiết khô, lạnh của mùa đông để phơi khô những quả hồng tươi. Đến dịp Tết Nguyên Đán, những trái hồng đã khô và dẻo, tạo thành một món quà vặt ngon miệng. Người Trung Quốc quan niệm, ăn hồng vào đầu năm sẽ khiến mọi việc được như ý muốn.

29. Cam quýt vàng tươi

Những ngày Tết, năm mới trong gian nhà của người Trung Hoa, đều được bày biện những loại hoa quả, trong đó có cam và quýt với ý nghĩa mang lại sự may mắn, và giàu có cho gia chủ. Truyền thống này bắt nguồn từ sự tương đồng về âm thanh giữa chữ “cam” và “vàng” trong tiếng Trung trong khi từ “quýt” đọc lên gần giống với từ “may mắn”. Nếu những quả cam, quýt được đính kèm thêm lá thì gia đình đó càng có lộc, tượng trưng cho tuổi thọ lớn. Tuy nhiên khi chọn mua cần tránh những trái có 4 lá vì con số 4 được cho là tượng trưng cho cái chết.

cac mon an trong dip tet nguyen dan 9

30. Đào

Từ nhiều năm nay đào là loại quả không thể thiếu trong bữa ăn của người Trung Quốc trong ngày tết Nguyên Đán. Đào mang đến mong ước trường thọ, sung túc đủ đầy đồng thời mang đến an lành cho các thế hệ trong gia đình.

31. Bưởi

Bưởi cũng được ăn rất nhiều vào dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc. Lý do được cho là loại trái cây này được cho là mang lại đến sự giàu có và may mắn. Vì thế, tặng bưởi ngày Tết đã trở thành một thói quen mà người Trung Quốc thường hay làm.

32. Khay bánh kẹo

Cũng giống như Tết Nguyên Đán ở Việt Nam, tết ở Trung Quốc cũng có khay bánh kẹo. Mỗi gia đình sẽ tiếp đón khách ghé thăm nhà bằng một khay bánh đựng mứt quất, bánh kẹo các loại tượng trưng cho sự giàu có, dừa cho dự đoàn tụ, nhãn để mang đến nhiều quý tử, và hạt dưa đỏ để có được hạnh phúc.

33. Mứt gừng

Đặc tính nóng của gừng đã khiến mứt gừng trở thành một món quà vặt hoàn hảo để nhâm nhi trong những ngày Tết lạnh giá ở Trung Quốc. Theo cách làm truyền thống, gừng được thu hoạch, sơ chế, đem trộn với các loại gia vị, sau đó được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời nhiều ngày liền. Đến những ngày trời lạnh, người Trung Quốc sẽ ăn mứt gừng cùng với trà nóng để giữ ấm cơ thể.

Trên đây là các món ăn được tin rằng chứa đựng nhiều may mắn, vạn sự như ý và thường được sử dụng phổ biến vào ngày Tết Nguyên Đán hàng năm ở Trung Quốc. Tất nhiên, không chỉ có vị ngon đạt chuẩn mà các món ăn này còn mang ý nghĩa rất to lớn và thú vị nữa nhé! Nếu du khách đang có kế hoạch du lịch Trung Quốc trong dịp tết Nguyên Đán tới đây, hãy lưu lại danh sách các món ăn này nhé!

Từ khóa » Các Món ăn Giao Thừa