36 Loài Cây Trồng Trong Nhà Không Cần ánh Sáng, Trồng Thủy ... - VOH
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin Tức
- Radio
- Kiến thức
- Podcast
- Video
- Sự kiện
- Cây không cần ánh sáng
- Cây thường xuân
- Cây đuôi công
- Cây kim tiền
- Cây tuyết tùng
- Cây sen thạch bích
- Cây nha đam
- Xương rồng
- Cây kim ngân
- Cây kim ngân lượng
- Cây lan bình rượu
- Cây sống đời
- Cây hương thảo
- Dứa cảnh
- Hoa dành dành
- Hoa nhài
- Hoa phong lữ
- Cây không cần ánh sáng – Thủy sinh (trồng trong nước)
- Cây trầu bà
- Cây ngọc ngân
- Cây phát lộc
- Cây vạn lộc
- Cây không cần ánh sáng – Lọc không khí
- Cây đa búp đỏ
- Cây bàng Singapore
- Cỏ lan chi
- Cọ cảnh
- Cau tiểu trâm
- Cây trúc mây
- Tóc thần vệ nữ
- Ngũ gia bì
- Cây móng rồng
- Thiết mộc lan
- Cây lan ý
- Cây không cần ánh sáng – Lọc không khí – Thủy sinh (trồng trong nước)
- Dương xỉ
- Vạn niên thanh
- Cây phú quý
- Bạch mã hoàng tử
- Cây lưỡi hổ
- Mẹo chăm sóc cây không cần ánh sáng
Nếu đang có ý định trồng cây trang trí trong nhà như trong phòng khách, nhà bếp, phòng ngủ, quán cà phê, trên kệ sách, góc học tập, trong văn phòng hay trên bàn làm việc mà e ngại cây vì thiếu ánh nắng không thể tươi tốt thì đừng lo lắng, vì đây chính là những loài cây mà bạn đang tìm đấy.
Ngoài sức sống mãnh liệt, vẫn tươi tốt giữa điều kiện khắc nghiệt, nhiều loài còn có thể giúp thanh lọc không khí mang đến không gian trong lành, và còn có thể sống tươi tốt trong nước mà không cần đến đất, chúng ta cùng điểm danh những loài cây đặc biệt này nhé!
1. Cây không cần ánh sáng
1.1. Cây thường xuân
Cây thường xuân còn có tên gọi khác là trường xuân, cảnh dây nguyệt quế, dây lá nho hay cây vạn niên,… Cây có dạng thân leo, lá có màu xanh chuyển đậm dần khi trưởng thành, hình chân vịt. Cây mọc hoa nhỏ, chụm lại như cái ô, màu vàng nhạt và tỏa hương nhẹ nhàng.
Cây thường xuân có thể sống tốt dưới ánh sáng của đèn huỳnh quang và dễ héo úa nếu gặp ánh nắng gay gắt vào trưa hè. Vì vậy cây thường được trồng trong nhà, trang trí quán cà phê, bàn làm việc,…
Xem thêm: Cây Thường Xuân ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cho cây phát triển tốt
1.2. Cây đuôi công
Ở Việt Nam có 2 loại cây đuôi công phổ biến là đuôi công xanh và đuôi công tím, lá cây có nhiều đường vân vô cùng bắt mắt và đặc sắc.
Đuôi công ưa ánh sáng nhẹ, không chịu được nóng, lá to nên dễ dàng mất nước, héo úa, cháy lá nếu trời nóng nắng gay gắt. Do đó thích hợp nhất là trồng cây nơi có bóng râm như hiên nhà, ban công, bên cửa sổ, trong văn phòng, bàn làm việc,…
Xem thêm: Cây đuôi công - cây phong thủy được nhiều người ưa chuộng
1.3. Cây kim tiền
Cây kim tiền có vẻ ngoài cứng cáp với màu xanh mướt mát, hút mắt, lá dày mọng, căng tràn sức sống.
Kim Tiền rất dễ trồng, có sức sống vô cùng mạnh mẽ, lại đâm chồi nảy lộc nhanh. Cây dễ dàng thích nghi với hầu hết các môi trường sống khắc nghiệt, kể cả nơi không có ánh sáng. Khi trồng lại không đòi hỏi phải dày công chăm sóc nên rất được ưa thích trồng trong nhà, bàn làm việc.
Xem thêm: Trồng cây kim tiền trong văn phòng để giảm thiểu tác hại của thiết bị điện tử
1.4. Cây tuyết tùng
Cây tuyết tùng là loài cây thân gỗ, có lá hình kim, xếp thành cụm xoắn ốc, lá có màu xanh trắng đan xen nhìn như bị phủ tuyết rất độc đáo. Cây còn tỏa hương thơm thanh mát, khoan khoái, dễ chịu.
Cây tuyết tùng sống tốt ở điều kiện đủ nắng nhưng chúng ta hoàn toàn có thể đem vô nhà để trồng bên dưới ánh đèn huỳnh quang, mỗi cuối tuần đem cây phơi nắng là được.
Xem thêm: Tìm hiểu cây Tuyết Tùng và cách trồng, chăm sóc cây
1.5. Cây sen thạch bích
Cây sen thạch bích hay còn gọi là sen thạch bích cánh bướm, có lá màu xanh, dày dặn, nhẵn bóng, viền lá tim tím, nhìn như cánh bướm. Cây có hoa, mọc thành từng chùm nho nhỏ, rất xinh xắn.
Ánh sáng quyết định màu sắc của cây, càng nhiều ánh nắng cây màu càng xanh. Tuy nhiên lại không chịu được ánh nắng quá gay gắt nhưng có thể sống tốt nơi bóng râm mát mẻ, bên dưới ánh đèn huỳnh quang. Vì vậy cây thường được trồng trong chậu nhỏ để trang trí góc học tập, bàn làm việc.
Xem thêm: Cây Ngọc Bích - Ý nghĩa và cách chăm sóc cây đúng kỹ thuật
1.6. Cây nha đam
Cây nha đam đã quá quen thuộc với chúng ta, ngoài làm cảnh, cây còn có rất nhiều công dụng khác như làm đẹp, ẩm thực, làm thuốc.
Cây nha đam dễ trồng, có sức sống mạnh mẽ, ngay cả trong bóng râm cây cũng có thể sống tốt. Do đó, nếu muốn trồng một cây cảnh để trang trí góc làm việc thì cây nha đam vô cùng phù hợp.
Xem thêm: Cây nha đam - Cây cảnh đồng thời là thảo dược hữu ích cho mọi nhà
1.7. Xương rồng
Xương rồng là loài cây có sức sống mãnh liệt, dù là nơi hoang mạc khô cằn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt cây vẫn thích nghi và sống tốt. Cây xương rồng có rất nhiều loài với nhiều hình dáng khác nhau vô cùng đa dạng, cây có hoa nhưng rất ít khi nở.
Chính nhờ khả năng sống sót mạnh mẽ, xương rồng có thể phát triển ở nơi không có nắng và là loài cây rất được ưa chuộng để trang trí góc học tập, bàn làm việc, kệ sách, quán cà phê,…
Xem thêm: Ý nghĩa và cách trồng xương rồng để bàn làm việc phong cách hơn
1.8. Cây kim ngân
Cây kim ngân còn được gọi là cây thắt bím, bím đuôi sam, bím tóc, tên tiếng anh là money tree. Cây được trồng trong chậu để làm cảnh rất nhỏ gọn, mọc lá ở ngọn xòe ra. Tuy nhiên, nguyên bản lại là một loài cây cao to, có thể cao đến 6m khi trồng ngoài tự nhiên.
Cây kim ngân thích sáng nhưng lại không chịu được ánh nắng trực tiếp và có thể sống được ở nơi có bóng râm như trồng trong nhà, bàn làm việc, thích hợp nhất là trồng bên cạnh cửa sổ.
Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Kim Ngân ngay tại nơi làm việc
1.9. Cây kim ngân lượng
Kim ngân lượng có dạng cây bụi, cành lá xum xuê, hoa quả mọc chi chít, quả mọng đỏ cực kỳ bắt mắt.
Kim ngân lượng ưa sáng bán phần, sống được dưới bóng râm và dưới ánh đèn huỳnh quang, rất thích hợp để trồng trang trí trong nhà, văn phòng, bàn làm việc để tăng sinh khí.
Xem thêm: Cây Kim Ngân Lượng vượng phú cho mệnh nào, tuổi gì? Cách trồng ra sao?
1.10 Cây lan bình rượu
Cây lan bình rượu hay còn gọi là cây náng đế, là một loài cây có hình dáng như cái bình hoa, rất độc đáo.
Cây lan bình rượu ưa sáng nhưng lại không chịu được ánh nắng trực tiếp vì vậy nên đặt cây ở những nơi có mái che, gần cửa sổ và trồng trong nhà để trang trí, làm cảnh là vô cùng phù hợp.
Xem thêm: Nhờ trồng cây lan bình rượu, người tuổi Hợi, người mệnh Thủy gặp nhiều may mắn, tài vận hiển hách
1.11 Cây sống đời
Cây sống đời còn được gọi là cây bỏng, trường sinh, diệp sinh căn, đả bất tử, là một loài cây mọng nước. Cây thường mọc hoang, chỉ cần bẻ lá và cắm xuống đất và từ các khía của lá sẽ mọc lên nhiều cây con. Sống đời có nhiều loài, có hoa nhỏ mọc thành từng chùm với đa dạng màu sắc, trông rất đẹp.
Cây sống đời sống rất khỏe dù ngoài trời nắng hay trong bóng mát, dưới ánh đèn huỳnh quang cây đều có thể phát triển tốt. Vì vậy cây thường được trồng trong chậu để trang trí trên kệ sách, góc học tập, bàn làm việc, quán cà phê.
Xem thêm: Ý nghĩa và cách trồng cây sống đời cực đơn giản
1.12 Cây hương thảo
Cây hương thảo hay còn có tên gọi khác là cây tây dương chổi, cây mê điệt, là một loài cây thân thảo, mọc thành bụi, lá hình dải, dẹp, xanh thẫm, hoa nhỏ màu lam nhạt rất xinh.
Cây hương thảo tỏa hương thơm nên thường được trồng trong nhà để xua đuổi muỗi, mang đến không gian tươi mát. Cây còn thích nơi bóng râm, không ưa nắng nóng nên càng phù hợp để trồng trang trí phòng khách, phòng ngủ, văn phòng,…
Xem thêm: Ý nghĩa và cách trồng cây hương thảo cho hương thơm quyến rũ
1.13 Dứa cảnh
Cây dứa cảnh còn được gọi là cây dứa nến cảnh, phong lộc hoa, cây ngôi sao, cây dứa cánh sen. Cây có hình dáng tương tự như cây thơm, cây khóm nhưng lá mềm hơn, không có gai và thay vì có quả ở giữa, cây dứa cảnh nở hoa màu vàng, cam hoặc đỏ.
Cây dứa cảnh thích sự mát mẻ, không thích nắng gắt, có thể trồng trong nhà như phòng khách, nhà bếp, bàn làm việc để làm cảnh.
Xem thêm: Hướng dẫn trồng dứa cảnh nến xanh tốt để mang nhiều tài lộc
1.14 Hoa dành dành
Hoa dành dành hay còn được gọi là chi tử, thuỷ hoàng chi, bạch thiên hương, mác làng cương, là dạng cây bụi nhỏ, thân gỗ, có thể cao từ 1 – 2m. Cây dành dành có hoa to gồm 2 loại đơn và kép, có màu trắng hoặc vàng mọc đơn lẻ ở đầu cành. Cây có quả thường được phơi khô để tạo màu thực phẩm.
Cây dành dành ưa nắng, thích sáng, phát triển tốt ở nơi có ánh sáng mạnh nhưng vẫn có thể sống trong nhà nơi thiếu ánh nắng. Dành dành tỏa hương thơm quyến luyến nên thường được trồng trong nhà, văn phòng giúp không gian thanh mát, dễ chịu hơn.
Xem thêm: Trồng cây hoa dành dành vừa tô điểm bàn làm việc lại tỏa hương thơm ngạt ngào giúp thanh lọc không khí
1.15 Hoa nhài
Hoa nhài là loài cây bụi nhỏ, lá xanh sẫm, hoa màu trắng tinh khôi mọc thành từng chùm từ 3 – 15 bông.
Cây hoa nhài phát triển tốt trong môi trường nửa râm, không thích hợp trồng nơi có ánh nắng trực tiếp. Vào ban đêm, hoa nhài thường thường tỏa hương thơm mang lại cảm giác dễ chịu, khoan khoái, xoa dịu căng thẳng nên thường được trồng trong nhà để tạo không gian xanh.
Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc hoa nhài - Loài hoa của sự thuần khiết
1.16 Hoa phong lữ
Hoa phong lữ hay còn gọi là hoa phong lữ thảo, quỳ thiên trúc, cây có 2 loại là phong lữ đứng và phong lữ rủ. Cây có lá tròn, dập dờn, xanh thẫm, hoa mọc thành từng chùm đủ màu vô cùng sặc sỡ.
Cây phong lữ có thể thích nghi trong điều kiện ánh sáng đa dạng từ bán phần đến toàn phần nên thích hợp trồng trong nhà để làm cảnh, đặt trên ban công, gần cửa sổ, góc học tập, bàn làm việc,…
Xem thêm: Bí quyết trồng và chăm sóc cây hoa Phong Lữ rực rỡ
2. Cây không cần ánh sáng – Thủy sinh (trồng trong nước)
2.1. Cây trầu bà
Nhắc đến những loài cây trồng trong nhà không cần ánh sáng, trầu bà hay còn gọi là vạn niên thanh leo luôn là gợi ý đầu tiên vì nó là loại cây ưa bóng mát, thích cường độ ánh sáng nhẹ đến trung bình.
Đây còn là loài cây được xếp vô hàng dễ trồng, thậm chí còn có thể sống tốt ở cả 2 môi trường đất và nước.
Xem thêm: Phương pháp trồng và chăm sóc trầu bà luôn xanh tươi mát mắt
2.2. Cây ngọc ngân
Cây ngọc ngân có thể thích nghi tốt cả khi được đặt trong nhà nơi chỉ có ánh đèn huỳnh quang và ngoài trời nắng nóng. Cây yêu thích nhất vẫn là ánh sáng nhẹ nhàng, do đó thường được trồng trong nhà để trang trí, làm cảnh.
Trồng cây ngọc ngân cũng không cần dày công chăm sóc, cây có thể sinh sôi nảy nở tốt ở trong nước lẫn trong đất.
Xem thêm: Cây Ngọc Ngân có ý nghĩa gì trong phong thủy? Cách trồng ra sao?
2.3. Cây phát lộc
Cây phát lộc còn gọi là cây tre may mắn, trúc may mắn, cây phất dụ, có thân thẳng, nhiều đốt, mỗi đốt đều mang mầm sinh trưởng, bên trong rỗng, mềm dẻo, dễ uốn cong, lá thon dài, xanh bóng
Cây phát lộc thích nghi với điều kiện ánh sáng đa dạng, kể cả môi trường ngoài trời nhiều sáng lẫn trong mát thiếu sáng cây đều sống tốt. Nhờ đó, cây phát lộc là một lựa chọn tuyệt vời để trồng trang trí trong nhà, phòng khách, bàn thờ gia tiên, bàn làm việc,…
Cây thậm chí còn sống tốt cả ở trong đất lẫn thủy sinh trong nước.
Xem thêm: Trồng cây phát lộc trong văn phòng thu hút nguồn năng lượng tích cực, tài lộc phấp phới
2.4. Cây vạn lộc
Cây vạn lộc có lá to, nổi bật với sắc đỏ hồng xen lẫn một chút sắc xanh, cây có hoa màu trắng rất đẹp.
Cây ưa bóng râm, nếu bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào dễ dàng bị đốm lá dẫn đến cháy héo. Do vậy, cây vạn lộc thường được trồng trang trí trong nhà, văn phòng làm việc.
Cây vạn lộc có sức sống mạnh mẽ, cây có thể sống tốt ở cả trong đất lẫn trong nước.
Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc mang lại may mắn, thịnh vượng
3. Cây không cần ánh sáng – Lọc không khí
3.1. Cây đa búp đỏ
Cây đa búp đỏ hay còn gọi là cây đa cao su, cây đa dai hay cây đa Ấn Độ, là một loài cây thân gỗ, lá to, dày dặn, xanh mướt, lá non phát triển trong búp đa màu đỏ ở ngọn, lá càng già càng co ngắn lại.
Cây đa búp đỏ có thể lọc khí cực tốt, hút được khói thuốc lá, các khí độc khác như: formaldehyde, carbon monoxide, hydrogen fluoride và một số chất gây ung thư ở thể hơi.
Đây còn là một loại cây có sức sống mạnh mẽ, có thể sống tốt ở cả ngoài trời lẫn trong nhà. Vậy nên cây chính là lựa chọn tuyệt vời để trồng trang trí nhà cửa, hành lang, văn phòng, bàn làm việc.
Xem thêm: Cây đa búp đỏ - biểu trưng của quyền lực và sự trường tồn
3.2. Cây bàng Singapore
Cây bàng Singapore hay còn gọi là cây bàng vuông, cây bàng lá to, là một loài cây thân gỗ nhỏ, có thể cao từ 40cm đến 2m. Nếu được chăm sóc tốt cây sẽ ra quả.
Cây bàng Singapore có khả năng thanh lọc không khí khá tốt, hút được nhiều khí độc và bụi bẩn.
Cây sống tốt nơi bóng râm, bên dưới ánh đèn huỳnh quang và dễ bị phai màu, héo vàng nếu gặp phải ánh nắng gay gắt. Do đó thường được trồng để trang trí trong nhà, nơi làm việc.
Xem thêm: Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây bàng Singapore
3.3. Cỏ lan chi
Cỏ lan chi hay còn gọi là cây dây nhện, cây lục thảo trổ, cây mẫu tử, cây điếu lan, cây lan móc, cây cỏ lan, là một loài cây thân cỏ, lá dài, xum xuê, xòe tròn, rất đẹp mắt.
Cỏ lan chi có khả năng thanh lọc không khí, trong lá của nó có chứa chlorophyll – một chất có có khả năng hút tia điện tử có hại từ máy tính và các thiết bị điện tử nói chung. Đồng thời còn có thể biến chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid.
Cây có thể sống tốt trong bóng râm, dưới ánh đèn huỳnh quang nên là lựa chọn lý tưởng để trồng trong nhà, văn phòng, đặc biệt là trên bàn làm việc.
Xem thêm: Cây Dây Nhện (Lan chi) – Loài cây biểu tượng của sự phát tài, phát lộc
3.4. Cọ cảnh
Cọ cảnh có thân thẳng đứng, vươn cao, lá to tròn như một chiếc quạt, mang lại cảm giác tươi mát, khỏe khoắn.
Cây cọ cảnh có tác dụng thanh lọc không khí, đặc biệt là khí benzen và formaldehyde, những loại khí sinh ra từ những vật phổ biến trong nhà, từ khói thuốc và các tấm cách nhiệt có thể gây ung thư cho con người.
Cây thích nghi tốt với môi trường bóng râm, thiếu sáng như trong nhà, gần bên cửa sổ, bàn làm việc.
Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cọ cảnh
3.5. Cau tiểu trâm
Cây cau tiểu trâm có nguồn gốc từ châu Á nên vô cùng phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam. Cây mọc thành bụi với các bẹ xòe rộng trông vừa sinh động vừa mát mắt.
Cau tiểu trâm là một loài cây có thể thanh lọc không khí, nó có thể hút các chất độc có khả năng gây ung thư như bức xạ từ máy tính, chất độc thải ra từ động cơ xe, xăng dầu, khói thuốc lá, các tia bức xạ từ đồ điện tử…
Đồng thời cây có sức sống mạnh mẽ, yêu thích bóng râm nhưng cũng chịu được ánh nắng tốt và hoàn toàn có thể trồng trong nhà để trang trí.
Xem thêm: Hướng dẫn cách trồng cây cau tiểu trâm trừ tà khí
3.6. Cây trúc mây
Cây trúc mây còn được gọi là cây trúc xanh, thường được trồng thành khóm, lá xòe tròn, xanh mát. Nếu được trồng tốt cây sẽ ra hoa, hoa có màu vàng mọc thành từng cụm, tuy không quá rực rỡ nhưng lại rất ấn tượng.
Cây trúc mây là một loại cây giúp thanh lọc không khí, đặc biệt là khí amoniac, một chất có hại cho hệ hô hấp, thường là thành phần chính trong các dung dịch tẩy rửa, dệt may, thuốc nhuộm.
Cây trúc mây thích bóng râm nên các vị trí trong nhà, văn phòng làm việc là nơi lý tưởng để trồng, cây sẽ giúp không gian trở nên trang nhã hơn.
Xem thêm: Ý nghĩa và cách trồng cây trúc mây đúng kỹ thuật
3.7. Tóc thần vệ nữ
Tóc thần vệ nữ có vẻ ngoài mềm mại, xanh mướt, tán xòe, xum xuê như chiếc quạt.
Tóc thần vệ nữ có khả năng hấp thu các chất khí có hại trong môi trường như Aldehyde formic giúp không gian thoáng mát, trong lành.
Cây còn ưa bóng mát, không chịu được ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp nên là loại cây thích hợp để trồng trong nhà, bàn làm việc, đặc biệt là đặt trong phòng ngủ còn giúp gia chủ có giấc ngủ ngon.
Xem thêm: Ngon giấc mỗi đêm bằng cách trồng cây tóc thần vệ nữ loại bỏ chất khí có hại trong môi trường
3.8. Ngũ gia bì
Ngũ gia bì còn được gọi là cây chân chim, lá dày dặn, có màu xanh sẫm, bóng bẩy, mọc xòe vô cùng xum xuê.
Ngũ gia bì có khả năng thanh lọc không khí, làm giảm formaldehyde, toluene và benzene, loại bỏ những chất bức xạ từ máy tính cũng như các thiết bị điện tử, đồng thời còn giúp đuổi muỗi, côn trùng.
Ngũ gia bì có sức sống mạnh mẽ, trong bóng râm, môi trường thiếu sáng cây vẫn có thể tồn tại xanh tốt. Do đó, nó thường được chọn làm cây trang trí trong nhà, phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, văn phòng và bàn làm việc.
Xem thêm: Cây Ngũ Gia Bì - Ngoài lọc không khí còn những ý nghĩa phong thủy bạn không ngờ
3.9. Cây móng rồng
Cây móng rồng còn được gọi là sen đá móng rồng, có hình dáng rất đặc biệt thon dài và nhọn dần như những chiếc móng vuốt, trên lá còn có những vân ngang nổi màu trắng vô cùng độc đáo. Sen đá móng rồng có hoa màu vàng hoặc đỏ, thường nở vào mùa thu và mùa đông nhưng không thường thấy.
Cây móng rồng là một loài cây thanh lọc không khí, đặc biệt là những khí độc thải ra từ nội thất, trang thiết bị trong nhà mang đến không gian sạch. Cây còn hút được các tia bức xạ phát ra từ thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi, máy in,…
Cây móng rồng không thích hợp trồng nơi có ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp, do đó vị trí trong nhà, phòng khách, nhà bếp, quán cà phê, văn phòng, bàn làm việc, góc học tập, kệ sách chính là địa điểm thích hợp.
Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc cây móng rồng cho người thích cây cảnh
3.10 Thiết mộc lan
Thiết mộc lan là cây bụi thân gỗ, cột thẳng, khi trồng trong đất có thể cao tới 6m nhưng bị hạn chế nếu trồng trong chậu.
Các chất độc hại như monoxide de carbone, benzene, formaldehyde, toluene,… có trong không khí sẽ được cây thiết mộc lan loại bỏ, mang lại không gian trong lành, tươi mát, giúp mọi người có sức khỏe tốt.
Thiết mộc lan có sức sống mạnh mẽ, dù không có ánh sáng cây vẫn có thể sống tốt do đó thường được trồng trong nhà, văn phòng, nhà hàng, khách sạn để trang trí, làm cảnh.
Xem thêm: Cách trồng thiết mộc lan nở hoa, thanh lọc không khí, thu hút tiền tài
3.11 Cây lan ý
Cây lan ý hay còn gọi là bạch môn, vỹ hoa trắng, huệ hòa bình, là một loài cây bụi có lá to, thuôn nhọn hai đầu. Cây có hoa mọc thành cụm, bao xung quanh bởi mo màu trắng.
Lan ý có khả năng giữ ẩm, điều hòa không khí giúp tiêu diệt các tế bào nấm mốc, hấp thụ các chất độc hại lơ lửng trong không khí sinh ra từ việc đốt cháy như benzen, formandehyde và các chất ô nhiễm khác, giúp trả lại bầu không khí trong lành. Cây còn hút tia bức xạ mặt trời, bức xạ từ các thiết bị điện tử từ tivi, máy tính, điện thoại, máy in,…
Cây sống tốt trong môi trường thiếu sáng nên thường được trồng để trang trí bàn làm việc, góc học tập, bàn ăn, phòng sách, quán cà phê.
Xem thêm: Cây Lan Ý và tác dụng thanh lọc độc tố
4. Cây không cần ánh sáng – Lọc không khí – Thủy sinh (trồng trong nước)
4.1. Dương xỉ
Cây dương xỉ là một loài cây thân thảo, lá mọc tỏa tròn, xanh mướt, khiến người ta cảm thấy tươi mới, mát mẻ.
Cây dương xỉ chẳng những có thể sống trên đất mà còn có thể sống ngập trong nước, thường được trồng trong các bể cá để làm cảnh.
Dương xỉ có khả năng hấp thu các chất độc hại như toluene, xylene, Aldehyde formic, làm giảm các bức xạ từ máy tính và máy in mang lại bầu không khí trong lành giúp tinh thần sảng khoái, thoải mái. Cây còn ưa thích bóng râm nên thường được trồng trong nhà, bàn làm việc,…
Xem thêm: Cây dương xỉ và những điều bạn chưa biết
4.2. Vạn niên thanh
Cũng tương tự như cây trầu bà, vạn niên thanh ưa bóng râm, rất thích hợp để trồng trong nhà, những nơi mát mẻ, thoáng đãng như phòng khách, văn phòng, bàn làm việc,…
Đây là một loài cây có khả năng thanh lọc không khí, giúp hấp thụ khí độc trong môi trường và các bức xạ từ thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại.
Vạn niên thanh trồng được cả trong nước lẫn trong đất, cây có hoa màu trắng.
Lưu ý: Cây vạn niên thanh có chứa chất độc nhẹ gây ngứa ngáy, đau rát nếu dính phải, do đó chúng ta cần cẩn thận trong quá trình chăm sóc và tránh để vật nuôi, trẻ em ăn phải.
Xem thêm: Tìm hiểu về ý nghĩa và cách trồng cây vạn niên thanh
4.3. Cây phú quý
Cây phú quý có những tán lá to, thân màu trắng hồng, hoa màu vàng mọc thành từng cụm được bao bọc trong mo trắng muốt.
Cây phú quý còn có khả năng lọc không khí, nó có thể loại bỏ formaldehyde, benzen, giảm bớt khói bụi mang đến không khí trong lành hơn.
Cây phú quý còn là một loài cây ưa bóng râm, có thể sống tốt dưới ánh sáng của đèn huỳnh quang, không chịu được ánh nắng gay gắt trưa hè.
Cây phú quý có 2 cách trồng là trồng trong đất và trồng thủy sinh trong nước. Do đó, nó chính là một lựa chọn tuyệt vời để trồng trong nhà, văn phòng, bàn làm việc,…
Xem thêm: Ý nghĩa của Cây Phú Quý và cách trồng chăm sóc đơn giản
4.4. Bạch mã hoàng tử
Bạch mã hoàng tử có tán rộng, lá dài và xanh mướt, chiều cao trung bình từ 40 – 80cm, cây có hoa cứng cáp rất đặc biệt.
Cây có thể thanh lọc không khí, phù hợp nhất là trồng nơi thường xuyên sử dụng máy lạnh như văn phòng làm việc.
Cây ưa thích bóng râm, nơi có ánh sáng cường độ thấp nên rất thích hợp trồng trong nhà.
Bạch mã hoàng tử có sức sống vô cùng mạnh mẽ, nó thể trồng được trong cả môi trường đất lẫn môi trường nước.
Xem thêm: Cây bạch mã hoàng tử có ý nghĩa gì? Cách chăm sóc cây tại nhà
4.5. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ hay còn gọi là lưỡi cọp, lưỡi hùm, hổ vĩ mép vàng, lưỡi mẹ vợ, cây mọc thẳng đứng thành từng bụi, lá dài, nhọn, cứng cáp, xung quanh lá có viền vàng vô cùng bắt mắt.
Lưỡi hổ có một cơ chế quang hợp đặc biệt chỉ có ở một số loài đó là CAM - Crassulacean Acid Metabolism, nhờ đó kể cả ban đêm lưỡi hổ vẫn hấp thụ CO2, thải Oxy, giải phóng hơi ẩm ra ngoài không khí, và tiêu diệt các chất gây dị ứng.
Cây có khả năng thích nghi tốt với cả ánh sáng trực tiếp lẫn bóng râm nên thường được trồng trong nhà, phòng khách, phòng ngủ, trên bàn làm việc, văn phòng công ty,…
Lưỡi hổ cũng là một loài cây đặc biệt, có thể sống được cả trong đất lẫn trong nước.
Xem thêm: Những điều cần biết về cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ
5. Mẹo chăm sóc cây không cần ánh sáng
Tuy rằng những loài cây này có thể sống tốt trong nhà không cần ánh sáng nhưng để cây tươi tốt hơn thì tốt nhất bạn vẫn nên đem cây phơi nắng vào sáng sớm mỗi tuần 1 lần, mỗi lần khoảng 3 tiếng để cây xanh mát và tràn đầy sức sống.
Bạn thấy đó thế giới thực vật vô cùng đa dạng, sống động và nhiều sắc màu. Có rất nhiều loài cây có thể trồng được trong môi trường thiếu sáng thích hợp để trang trí trong nhà, văn phòng, quán cà phê, khách sạn hay nhà hàng,… Với 36 gợi ý này, hãy tạo không gian xanh quanh nơi ở, nơi làm việc để giúp bầu không khí trong lành, tinh thần luôn vui vẻ, tươi mới bạn nhé!
Nguồn ảnh: Internet
Xem thêm:
- Điểm danh top 15 loại cây trồng trong nhà phổ biến nhất hiện nay
- 18 loại cây lọc không khí, hút bức xạ dễ kiếm… nên trồng trong nhà
Từ khóa » Cây Hoa Cảnh ưa Bóng Râm
-
Top 15 Loại Cây Hoa ưa Bóng Mát đẹp Và Dễ Trồng - Bách Hóa XANH
-
Những Loại Cây Cảnh ưa Bóng Râm, Dễ Sống Trong Không Gian Thiếu ...
-
TOP 10 Cây Hoa Ưa Bóng Mát Được Ưa Thích 2020
-
Các Loại Cây Hoa ưa Bóng Mát Trồng Ban Công ít Nắng
-
50 Loại Cây ưa Bóng Thường được Trồng Trong Sân Vườn (Phần 1)
-
50 Loại Cây ưa Bóng Râm Thường được Trồng Trong Sân Vườn ( Phần 3)
-
Top 10 Cây Ưa Bóng Râm Hút Tài Lộc Cực Tốt | Beegreen
-
Các Loại Cây Cảnh ưa Bóng Râm Dễ Trồng, Dễ Chăm Sóc | Canh Điền
-
Top 10 Loại Cây Hoa ưa Bóng Mát Dễ Trồng được Yêu Thích Nhất Hiện ...
-
Top 10+ Loại Cây Hoa Ưa Bóng Râm Đẹp Dễ Trồng Trong Nhà 2020
-
Top 17 Loại Cây ưa Bóng Nên Trồng – đặc Tính Và Lưu ý
-
Top 12 Loại Cây ưa Bóng Râm Mang Lại Không Khí Trong Lành Cho Ngôi ...
-
Top 10 Loại Cây Hoa ưa Bóng Mát Dễ Trồng Trong Nhà được Chọn ...
-
Những Cây Hoa Chậu Treo Chịu Được Bóng Râm - Chợ Hoa Online