37 ảnh Bụng Mẹ Bầu Qua Các Tuần Chi Tiết, Rõ Nét Nhất! - Monkey
Có thể bạn quan tâm
Kích thước bụng bầu qua các tuần và sự thay đổi trên cơ thể mẹ
Kích thước bụng bầu qua các tuần của mỗi thai phụ dù cùng thời điểm nhưng chưa chắc đã giống nhau. Nhưng nhìn chung, kích thước vòng bụng của bà bầu qua các tuần sẽ như sau:
Từ tuần 4 đến tuần 7
Hình ảnh bụng bầu 1 tuần đến 4 tuần đầu của thai kỳ thường không có nhiều thay đổi về hình dáng. Lúc này, thai nhi chỉ mới hình thành, kích thước chỉ khoảng 0,6cm, giống như một giọt máu nhỏ.
Trong giai đoạn này, rất khó để nhận biết được phụ nữ đang mang thai nếu chỉ nhìn từ bên ngoài. Mẹ chỉ biết mình đã có bầu nhờ vào dấu hiệu sớm nhất là trễ kinh.
Từ tuần 8 đến tuần 11
Không ít phụ nữ mới mang thai lần đầu thắc mắc: bầu 8 tuần bụng to chưa? Hầu hết phụ nữ mang thai đều có bụng bầu qua các tuần thứ 8 đến 11 của thai kỳ chưa lộ rõ, chỉ nhỉnh hơn một chút và gần như không có sự thay đổi. Lúc này, em bé mới chỉ dài khoảng 2,5cm, kích thước tương đương với một quả nho mỹ.
Cơ thể mẹ bầu tháng thứ 2 bị mệt mỏi do các triệu chứng của cơn ốm nghén như chóng mặt, buồn nôn, giảm cảm giác thèm ăn… Nhưng bù lại, mẹ sẽ rất vui vì đã nghe được nhịp tim của con qua siêu âm.
Từ tuần 12 đến tuần 15
Hình ảnh bụng bầu qua các tuần 12 đến 15 của thai kỳ đã to hơn một chút ở phần dưới. Kích thước em bé lúc này khoảng 10cm, giống với một quả táo. Giai đoạn này, thai nhi được hình thành đầy đủ và đang dần cứng cáp.
Cơ thể của mẹ tiếp tục phải chịu đựng những cơn ốm nghén ngày một nặng nề hơn. Thậm chí, có thai phụ không thể dậy khỏi giường và chỉ cần ngửi thấy mùi cơm nóng, mùi tanh của cá, mùi nước xả vải… là cơn buồn nôn đã kéo đến.
Từ tuần 16 đến tuần 19
Hình ảnh bụng bầu qua từng tuần thứ 16 đến 19 có thể bắt đầu to lên trông thấy. Kích thước của thai nhi lúc này khoảng 15cm đến 24cm, to bằng quả bơ lớn.
Mẹ bầu bắt đầu đã cảm nhận khá rõ vùng bụng nhô lên một chút ở bên dưới rốn khoảng 4,5cm, siêu âm sẽ thấy hình ảnh em bé đã nhỉnh hơn rất nhiều.
Từ tuần 20 đến tuần 23
Bụng bầu qua các tuần 20 đến 23 của thai kỳ bắt đầu lộ rõ và có thể thấy được hình dáng cao, thấp hoặc nhô về phía trước. Em bé có kích thước khoảng 25,4cm, tương đương một quả chuối.
Mẹ sẽ rất xúc động khi lần đầu tiên cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của con. Thai nhi lúc này đã phát triển như một bản thu nhỏ của em bé sơ sinh. Vì thế, khi đi siêu âm mẹ có thể thấy hình ảnh của bé với các đường nét trên khuôn mặt khá rõ.
Từ tuần 24 đến tuần 27
Bụng mẹ bầu qua các tuần từ 24 đến 27 sẽ to lên gấp đôi. Kích thước của em bé đã dài khoảng 30cm, tương đương với quả dưa gang nhỏ. Cơ thể bé phát triển khá đầy đủ các chức năng, nhất là có thể nghe, phản hồi lại những âm thanh từ bên ngoài và cảm nhận được bàn tay mẹ khi chạm vào bụng.
Mẹ sẽ rất vui vì những lời mình nói thai nhi đều có thể nghe được. Mẹ có thể giao tiếp với con, tạo thói quen nói chuyện với bé mỗi tối.
Từ tuần 28 đến tuần 31
Giai đoạn này, em bé bắt đầu phát triển chậm lại. Vì vậy, số đo bụng mẹ bầu qua các tuần 28 đến 31 thai kỳ chỉ tăng nhẹ hoặc không tăng. Kích thước của con lúc này khoảng 35,5cm, tương đương với trái bí xanh.
Cơ thể bà bầu có thể xuất hiện những vết rạn da và chịu những cơn đau do cử động ngày càng nhiều và mạnh của bé. Trong thời gian này, phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi nhiều hơn.
Từ tuần 32 đến tuần 35
Số đo vòng bụng mẹ bầu qua các tuần trong tháng thứ 8 của thai kỳ có thể trông to hơn một chút nhưng không đáng kể. Kích thước em bé khoảng 45,7cm và tập trung phát triển về cân nặng.
Tử cung của mẹ đối với bé lúc này khá chật chội khiến con di chuyển nhiều hơn. Thai phụ cảm nhận rất rõ sự chuyển động của thiên thần nhỏ. Ngoài cảm giác nặng nề của bụng bầu, bạn còn thấy sữa non đã bắt đầu về để sẵn sàng làm mẹ.
Từ tuần 36 đến tuần 40
Hình ảnh bụng bầu qua từng tuần trải qua rất nhiều sự thay đổi. Đến tháng thứ 9 của thai kỳ, bụng mẹ bầu đã đạt đến ngưỡng lớn nhất và sẵn sàng cho cơn chuyển dạ. Kích thước của con có thể đạt từ 45 – 73cm, cân nặng vào khoảng từ 2,8 đến hơn 3kg.
Trong những tuần này, nhất là tuần 39, mẹ có thể sinh bé bất cứ lúc nào nên chị em cần chuẩn bị mọi thứ để sẵn sàng cho việc đi sinh.
Hình dáng và kích thước bụng bầu qua các tuần thay đổi dựa vào đâu?
Hình dáng và kích thước của bụng bầu qua các tuần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Số lần mang thai
Nếu chưa trải qua sinh nở lần nào, cơ bụng của phụ nữ vẫn còn săn chắc vì chưa từng bị kéo dãn do thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ mang thai con đầu lòng thường có bụng bầu qua các tuần nhỏ hơn và có thể nhô về phía trước.
Sau mỗi lần sinh, hệ cơ dễ bị chảy xệ khiến vòng bụng của chị em lớn hơn trước. Trong lần mang thai tiếp theo bụng bầu sẽ tăng kích thước nhiều hơn và lộ rõ nhanh hơn.
Nước ối
Trong suốt thai kỳ, lượng nước ối sẽ thay đổi thường xuyên. Giai đoạn đầu mang thai, nhất là ở tam cá nguyệt thứ 2, cơ thể mẹ bầu sản sinh lượng nước ối lớn và ít hơn vào tam cá nguyệt thứ 3.
Thể tích nước ối thường ở mức 50ml khi thai nhi được 4 đến 8 tuần tuổi và 1000ml ở tuần 38. Điều này đã khiến kích thước bụng bầu qua các tuần cũng thay đổi đáng kể và có thể ảnh hưởng bụng to hay nhỏ.
Tư thế thai nhi
Kích thước và hình dáng của bụng mẹ bầu qua các tuần có sự thay đổi một phần do tư thế của thai nhi như nằm ngang, quay đầu, hoặc di chuyển thay đổi thường xuyên quanh bụng mẹ.
Nếu phần đầu của bé di chuyển xuống vùng chậu, bụng mẹ sẽ nhô nhiều hơn về phía trước; Khi em bé nằm ngang bụng bầu trông sẽ lớn và to hơn; trường hợp thai nhi chuyển đầu về ngôi thuận nhưng lưng vẫn di chuyển từ bên này sang bên kia thành bụng sẽ làm kích thước bụng bầu có sự thay đổi.
Kích thước thai nhi
Kích thước thai nhi ảnh hưởng rất lớn đến số đo bụng bầu qua các tuần của thai phụ, thường là tỉ lệ thuận. Khi em bé lớn thêm, kích thước bụng bầu cũng tăng lên. Nhưng cũng có trường hợp bé phát triển nhiều về kích thước và cân nặng nhưng bụng mẹ bầu không lớn thêm nhiều và ngược lại.
Cơ địa và chiều cao của thai phụ
Phụ nữ càng cao và lưng dài thì thể tích bụng càng lớn, khiến bụng bầu trông nhỏ hơn và nhô cao chứ không nhô về phía trước. Nếu mẹ thấp thì bụng sẽ nhô ra ngoài thay vì cao.
Bên cạnh đó, mẹ bầu có bụng nhỏ hơn nếu cơ vùng bụng không bị nhão và chảy xệ. Bố mẹ có chiều cao khiêm tốn, thai nhi sẽ nhỏ hơn và kích thước bụng bầu cũng nhỏ gọn hơn. Tuy nhiên, nhiều thai phụ có cơ địa vùng bụng nhiều mỡ nhưng khi có thai bụng cũng không lộ rõ.
Như vậy, kích thước và hình dáng bụng mẹ bầu qua các tuần không có bất kỳ một quy chuẩn nào cả. Nếu không có gì bất thường thì bà bầu không nên suy nghĩ tại sao bụng bầu mình nhỏ hơn của mẹ khác. Cách tốt nhất là giữ tinh thần thoải mái và thăm khám bác sĩ thường xuyên.
Các bài viết không thể bỏ lỡ
Phương pháp giúp nuôi dạy trẻ 2 tuổi tự lập như người Nhật mà ba mẹ nào cũng nên biết
Bà bầu tháng thứ 8 không tăng cân có sao không? Cách duy trì cân nặng đúng tiêu chuẩn
Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao và nguy hiểm thế nào mẹ bầu đã biết?
Các kiểu bụng bầu ở thai phụ
Khi bụng bầu đã lộ rõ, mẹ bầu có thể nhận biết hình dáng bụng của mình thuộc vào trường hợp nào. Đó có thể là một trong những kiểu sau đây:
Bụng nhỏ
Thông thường, kích thước bụng các mẹ bầu sẽ tăng khoảng 1cm mỗi tuần. Tuy nhiên, nếu cơ bụng của mẹ khỏe và săn chắc sẽ ngăn tử cung nhô ra phía trước, làm bụng có xu hướng trông nhỏ hơn so với các thai phụ khác.
Đôi khi, bụng nhỏ không phải chỉ do cơ địa người mang thai mà có thể do thiếu ối hoặc ít nước ối. Chị em hãy đi khám bác sĩ để biết chắc mọi thứ vẫn ổn đối với thai nhi.
Bụng to
Phụ nữ mang thai con thứ hai trở đi bụng cũng sẽ to hơn người mang thai lần đầu. Ngoài ra, vị trí của thai nhi và hiện tượng đa ối – lượng nước ối nhiều hơn mức bình thường cũng là nguyên nhân làm bụng mẹ bầu to.
Bụng cao
Cũng giống như kiểu bụng nhỏ, nếu bà bầu có cơ bụng không chảy xệ thì em bé sẽ không nhô về phía trước mà nằm nhô lên trên khiến bụng mẹ cao. Bên cạnh đó, Trong 2/3 thời kỳ đầu của thai kỳ, thai nhi thường có xu hướng nằm nhô lên cao.
Bụng thấp
Nếu mẹ bầu có kiểu bụng thấp có thể do đây không phải là lần đầu mẹ mang thai, cơ bụng đã bị kéo giãn hơn, không còn săn chắc như lần đầu. Cũng có thể đây là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh do em bé quay đầu về ngôi thuận sát vùng chậu.
Bụng rộng
Phụ nữ mang thai bụng rộng có thể do thai nhi nằm ở vị trí ngôi ngang. Dáng nằm này không gây nguy hiểm cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ chỉ cần con quay đầu xuống cổ tử cung khi chuyển dạ là được. Đôi khi, mẹ bầu bị thừa cân cũng có thể khiến bụng rộng.
Xem thêm:
- Mẹ bầu 30 tuần mệt mỏi: Nên và không nên làm gì?
- Bà bầu tháng cuối ngủ nhiều có sao không? Cách ngủ không ảnh hưởng đến thai nhi
- 14 cách trị ho cho bà bầu tháng cuối tại nhà an toàn và hiệu quả
Kích thước vòng bụng bất thường - Mẹ chớ chủ quan
Nhìn chung bụng bầu qua các tuần của thai phụ sẽ có kích thước khác nhau và không có một chuẩn chung nào cho sự gia tăng số đo của nó. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp độ lớn bụng bầu là dấu hiệu cho sự bất ổn về sức khỏe của mẹ và bé.
Bụng bầu lớn bất thường
Nếu kích thước bụng bầu lớn bất thường thì có thể là dấu hiệu của tình trạng tiểu đường thai kỳ, thừa cân, béo phì hoặc đa ối. Trường hợp nghi ngờ, thai phụ cần thăm khám và làm các xét nghiệm nước tiểu, máu, siêu âm hoặc tiến hành chọc ối để kiểm tra.
Để tránh tình trạng trên, bà bầu nên ăn uống hợp lý, khoa học, ăn nhiều chất xơ và hạn chế đồ ngọt, thực phẩm nhiều chất béo, vừa giúp bé yêu tăng trưởng từ từ, số đo bụng cũng sẽ được kiểm soát tốt.
Bụng bầu nhỏ bất thường
Mẹ bầu thiếu ối có thể làm bụng nhỏ bất thường so với tuổi thai. Ngoài ra, cao huyết áp cũng là nguyên nhân của tình trạng này bởi nó làm mẹ dễ tắc nghẽn mạch máu, khiến lượng oxy truyền đến thai nhi thấp nên em bé sẽ kém phát triển.
Phụ nữ mang thai nhưng bụng bầu nhỏ bất thường, cần đi siêu âm, chẩn đoán chính xác thai nhi có phát triển khỏe mạnh hay không. Bác sĩ sẽ cho biết chính xác kết quả và đưa ra lời khuyên hợp lý.
Hình dáng bụng bầu có liên quan đến giới tính thai nhi?
Kinh nghiệm dân gian cho rằng nhìn hình dáng bụng bầu qua các tuần có thể đoán trai hay gái. Theo đó, nếu mẹ bầu có bụng thấp và nhô về phía trước là dấu hiệu sinh con trai; Nếu bụng bầu có xu hướng cao lên và mở rộng sang hai bên hông thì sẽ sinh con gái.
Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều trên là đúng. Thực tế cho thấy rằng, hình dáng và kích thước bụng bầu qua các tuầnkhông liên quan đến giới tính thai nhi. Các yếu tố như số lần mẹ mang thai, cơ địa và chiều cao của mẹ, tư thế thai nhi… sẽ quyết định bụng bà bầu cao, thấp, to hay rộng.
Hy vọng bài viết đã đem đến cho các mẹ những thông tin chi tiết nhất về bụng bầu qua các tuần. Hãy lạc quan lên, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và thăm khám thai định kỳ để em bé phát triển bình thường, khỏe mạnh.
Ngoài ra, nếu ba mẹ còn đang thắc mắc điều gì khác, hãy nhanh tay truy cập website Monkey.edu.vn để được giải đáp. Tại đây, chúng tôi thường xuyên cập nhật các bài viết chia sẻ kiến thức liên quan đến sức khỏe, dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dạy con và dạy trẻ học. Để không bỏ lỡ kiến thức bổ ích nào, ba mẹ hãy nhấn nút “Nhận cập nhật” phía bên trên của bài viết này nhé.
Không chỉ vậy, Monkey còn cung cấp các ứng dụng giáo dục sớm, dạy Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh cho trẻ từ 0-10 tuổi gồm: Monkey Junior, Monkey Stories, Monkey Math và VMonkey. Tất cả ứng dụng này đều được chuyên gia đánh giá cao và trao tặng nhiều giải thưởng danh giá. Đặc biệt, các phần mềm học tập của Monkey còn nhận được sự tin tưởng và lựa chọn của hàng chục triệu phụ huynh trên toàn thế giới.
Trong khi đó, con cái khỏe mạnh, thông minh, giỏi cả về mặt tư duy lẫn ngôn ngữ là điều mà bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn. Để giúp con phát triển toàn diện như vậy thì ứng dụng Monkey chính là sự lựa chọn số 1 mà các bậc cha mẹ không nên bỏ qua.
Trọn bộ ứng dụng giáo dục Monkey - Giải pháp số 1 giúp con GIỎI TƯ DUY VÀ NGÔN NGỮ. |
Từ khóa » Hình ảnh Bầu Bí Mệt Mỏi
-
Mệt Mỏi Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Bà Bầu Mệt Mỏi Khi Mang Thai 3 Tháng đầu - Huggies
-
Dấu Hiệu Mang Thai 3 Tháng đầu Mẹ Bầu Thường Gặp
-
21 Triệu Chứng Khó Chịu Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc ...
-
Mệt Mỏi Trong Thai Kỳ - Mẹ Bầu Làm Thế Nào để Cải Thiện?
-
Thai Nhi 15 Tuần, Sự Phát Triển Của Bé, Những Thay đổi Của Cơ Thể Mẹ ...
-
Chán ăn Mệt Mỏi Khi Mang Thai Và Những Lời Khuyên Cho Mẹ Bầu
-
Những Thay đổi Của Mẹ Và Bé Giai đoạn Siêu âm Thai 15 Tuần
-
Căng Thẳng Stress Khi Mang Thai Và 9 Cách Giúp Mẹ Bầu Vượt Qua
-
Bà Bầu Khó Thở Khi Mang Thai Có Gì đáng Lo Ngại Không?
-
21 Dấu Hiệu Mang Thai (có Bầu) Sớm Sau 1 Tuần đầu Quan Hệ Cần Biết
-
Khó Thở Khi Mang Thai Khi Nào Là Bất Thường - Vấn đề Mẹ Bầu Cần ...
-
THAI HÀNH 3 THÁNG ĐẦU - 14 DẤU HIỆU VÀ CÁCH XỬ LÝ