3Sự Dịch Chuyển Của đường Phillips: Vai Trò Của Các Cú Sốc Cung

  1. Trang chủ >
  2. Tài Chính - Ngân Hàng >
  3. Ngân hàng - Tín dụng >
3Sự dịch chuyển của đường Phillips: vai trò của các cú sốc cung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 128 trang )

Trong thời kỳ này, sự dịch chuyển được chú ý không xuất phát từ các giáo sư kinh tế Mỹ, mà từcác nước Ảrập. Vào năm 1974, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) bắt đầu áp đặt sứcmạnh thị trường với tư cách một các ten trên thị trường dầu mỏ thế giới nhằm làm tăng lợi nhuậncủa các nước thành viên. Các nước OPEC, chẳng hạn Saudi Arabia, Kuwait và Iraq, đã cắt giảmcung này làm cho giá dầu tăng gấp đôi.Sự tăng mạnh mẽ trong giá dầu thế giới là một ví dụ về cú sốc cung. Cú sốc cung là sự kiện tácđộng trực tiếp vào chi phí sản xuất của các doanh nghiệp và qua đó vào giá cả của họ; nó làmdịch chuyển đường tổng cung của nền kinh tế và đường Phillips. Ví dụ, khi giá dầu làm tăng chiphí sản xuất xăng, dầu đốt, lốp ô tô và nhiều sản phẩm khác, nó làm giảm lượng cung về hànghóa và dịch vụ ở bất cứ giá cho trước nào. Như phần (a) của hình 6.12 chỉ ra, sự giảm sút củacung được biểu thị bằng sự dịch chuyển sang trái của đường tổng cung từ AS1 tới AS2. Mức giátăng từ P1 lên P2 và sản lượng giảm từ Y1 xuống Y2. Kết hợp tăng giá và giảm sản lượng đôi khiđược gọi là lạm phát kèm suy thoái.Sự dịch chuyển này của đường tổng cung gắn với sự dịch chuyển tương tự của đường Phillipsngắn hạn được vẽ trong phần (b). Vì các doanh nghiệp cần ít công nhân hơn để sản xuất ra mứcsản lượng thấp hơn, nên việc làm giảm và thất nghiệp tăng. Do mức giá cao hơn, tỷ lệ lạm phát tức phần trăm thay đổi trong mức giá so với năm trước – cũng cao hơn. Như vậy, sự dịch chuyểncủa tổng cung dẫn tới thất nghiệp cao hơn và lạm phát cao hơn. Sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạmphát và thất nghiệp chuyển sang phải, từ PC1 sang PC2.Do phải đương đầu với cú sốc cung bất lợi, các nhà hoạch định chính sách đứng trước sự lựachọn khó khăn giữa chống lạm phát và chống thất nghiệp. Nếu thu hẹp tổng cầu để chống lạmphát, họ sẽ làm tăng thất nghiệp thêm nữa. Nếu mở rộng tổng cầu để chống thất nghiệp, họ sẽlàm tăng lạm phát lên cao hơn nữa. Nói cách khác, các nhà hoạch định chính sách đứng trước sựđánh đổi ít mong muốn hơn giữa lạm phát và thất nghiệp so với trước khi có sự dịch chuyển củađường tổng cung. Họ phải sống chung với tỷ lệ lạm phát cao hơn tại bất kỳ tỷ lệ thất nghiệp nàohoặc với tỷ lệ thất nghiệp cao hơn tại bất kỳ tỷ lệ lạm phát nào hoặc một kết hợp nào đó của mứcthất nghiệp cao hơn và lạm phát cao hơn.Một câu hỏi quan trọng là sự dịch chuyển bất lợi của đường Phillips chỉ có tính tạm thời hay lâudài. Câu trả lời phụ thuộc vào việc mọi người điều chỉnh kỳ vọng của họ về lạm phát như thế nào.Nếu mọi người coi sự gia tăng lạm phát do cú sốc cung gây ra là sự lệch lạc tạm thời, lạm phátdự kiến sẽ không thay đổi và đường Phillips sớm trở lại vị trí cũ. Nhưng nếu mọi người tin rằng cúsốc dẫn tới một thời kỳ mới có lạm phát cao hơn, thì lạm phát dự kiến sẽ tăng lên và đườngPhillips vẫn nằm ở vị trí mới, kém mong muốn hơn. Hình 6.12. Cú sốc bất lợi đối với tổng cung. Phần (a) vẽ mô hình tổng cầu và tổng cung. Khiđường tổng cung dịch chuyển sang trái từ AS1 tới AS2, điểm cân bằng chuyển từ điểm A tới điểmB. Sản lượng giảm từ Y1 tới Y2 và mức giá tăng từ P1 lên P2. Phần (b) chỉ ra đánh đổi ngắn hạngiữa lạm phát và thất nghiệp. Sự dịch chuyển bất lợi của đường tổng cung chuyển nền kinh tế từđiểm có thất nghiệp thấp và lạm phát thấp (điểm A) tới điểm có thất nghiệp cao hơn và lạm phátcao hơn (điểm B). Đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sang phải từ PC1 tới PC2. Bây giờ, cácnhà hoạch định chính sách phải đối mặt với sự đánh đổi tồi tệ hơn giữa lạm phát và thất nghiệp.Trong những năm 1970, lạm phát dự kiến ở Mỹ đã gia tăng mạnh mẽ. Sự gia tăng lạm phát dựkiến này có liên quan đến quyết định của Fed về việc thích ứng với cú sốc cung bằng cách làmtăng cung tiền với tỷ lệ cao hơn. Như chúng ta đã thấy, các nhà hoạch định chính sách được coilà đã thích ứng với cú sốc cung bất lợi khi họ phản ứng bằng cách tăng tổng cầu. Do quyết địnhchính sách này, tình trạng suy thoái do cú sốc cung gây ra nhỏ hơn so với bình thường, nhưngnền kinh tế Mỹ phải đối mặt với sự đánh đổi không mong muốn giữa lạm phát và thất nghiệp trongnhiều năm. Tình hình càng tồi tệ hơn khi vào năm 1979, OPEC một lần nữa áp đặt sức mạnh thịtrường của mình bằng cách làm tăng giá dầu hơn gấp đôi. Hình 6.13 chỉ ra tình hình lạm phát vàthất nghiệp của nền kinh tế Mỹ trong thời kỳ này.Vào năm 1980, sau hai cú sốc cung do OPEC gây ra, nền kinh tế Mỹ có tỷ lệ lạm phát hơn 9% vàtỷ lệ thất nghiệp khoảng 7%. Kết hợp lạm phát và thất nghiệp này hoàn toàn xa lạ với sự đánh đổicó thể đạt được vào những năm 1960. (Trong những năm 1960, đường Phillips hàm ý rằng tỷ lệthất nghiệp 7% sẽ đi kèm với tỷ lệ lạm phát chỉ bằng 1%. Mức lạm phát trên 9% là điều không ainghĩ tới). Với chỉ số khốn cùng trong năm 1980 gần ở mức cao lịch sử, hầu như mọi người đềubất mãn với kết quả hoạt động của nền kinh tế. Phần lớn do sự bất mãn này mà Tổng thốngJimmy Carter đã thất bại trong việc tái đắc cử vào tháng 11 năm 1980 và bị thay thế bằng RonaldReagan.Hình 6.13. Các cú sốc cung trong những năm 1970. Hình này cho biết số liệu hàng năm từ 1972đến 1981 về tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (tính bằng chỉ số điều chỉnh GDP). Trong thời kỳ1973 – 1975 và 1978 – 1981, sự gia tăng giá dầu trên thế giới dẫn đến lạm phát cao hơn và thấtnghiệp cao hơn. 4.4. Cái giá của chính sách cắt giảm lạm phátVào tháng 10 năm 1979, khi OPEC tạo ra cú sốc cung bất lợi đối với nền kinh tế thế giới lần thứhai trong một thập kỷ, chủ tịch của Fed Paul Volcker quyết định rằng đã đến lúc phải hành động.Volcker được tổng thống Carter bổ nhiệm vào chức chủ tịch mới chỉ hai tháng trước và ông bướcvào nhiệm sở với ý thức rằng lạm phát đã đạt đến mức không thể chấp nhận được. Với tư cáchngười giám hộ hệ thống tiền tệ quốc gia, ông cảm thấy không có cách nào khác là theo đuổi chínhsách cắt giảm lạm phát - tức là giảm tỷ lệ lạm phát. Volcker không nghi ngờ rằng Fed có thể cắtgiảm lạm phát nhờ khả năng của nó trong việc kiểm soát cung tiền. Nhưng cái giá phải trả trongngắn hạn để cắt giảm lạm phát là gì? Câu trả lời cho câu hỏi này ít chắc chắn hơn nhiều.4.4.1. Tỷ lệ hy sinhĐể cắt giảm tỷ lệ lạm phát, Fed phải theo đuổi chính sách tiền tệ thu hẹp. Hình 6.14 chỉ ra một vàiảnh hưởng của một quyết định như vậy. Khi Fed làm giảm tốc độ tăng cung tiền, nó làm thu hẹptổng cầu. Sự giảm sút tổng cầu đến lượt nó làm giảm lượng hàng hóa và dịch vụ mà doanhnghiệp sản xuất và sự thu hẹp sản xuất dẫn đến việc làm thấp hơn. Nền kinh tế bắt đầu ở điểm Atrong hình 6.14 và di chuyển dọc theo dài hạn Phillips ngắn hạn tới điểm B với lạm phát thấp hơnthất nghiệp cao hơn. Theo thời gian, khi mọi người hiểu rằng giá tăng với tốc độ chậm hơn, lạmphát dự kiến giảm xuống và bởi vậy đường Phillips ngắn hạn dịch xuống dưới. Nền kinh tếchuyển từ điểm B tới điểm C. Lạm phát thấp hơn và thất nghiệp trở lại tỷ lệ tự nhiên của nó.Hình 6.14. Chính sách tiền tệ để cắt giảm lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn. Khi Fed theo đuổichính sách tiền tệ thu hẹp để cắt giảm lạm phát, nền kinh tế di chuyển dọc theo đường Phillipsngắn hạn từ điểm A tới điểm B. Theo thời gian, lạm phát dự kiến giảm xuống và đường Phillipsngắn hạn dịch xuống dưới. Khi đó nền kinh tế đạt tới điểm C, thất nghiệp trở lại tỷ lệ tự nhiên củanó.Như vậy, nếu một nước muốn cắt giảm lạm phát, nó phải chịu đựng một thời kỳ thất nghiệp caovà sản lượng thấp. Trong hình 6.14, tổn thất này được biểu thị bằng sự di chuyển của nền kinh tếqua điểm B trong khi nó di chuyển từ điểm A tới điểm C. Quy mô tổn thất phụ thuộc vào độ dốccủa đường Phillips và việc kỳ vọng về lạm phát điều chỉnh nhanh đến mức nào khi đáp lại chínhsách tiền tệ mới.Nhiều công trình nghiên cứu đã xem xét số liệu về lạm phát và thất nghiệp để ước lượng tổn thấtcủa chính sách cắt giảm lạm phát. Phát hiện của các công trình nghiên cứu này thường được tóm tắt bằng một đại lượng thống kê gọi là tỷ lệ hy sinh. Tỷ lệ hy sinh là số phần trăm sản lượng hàngnăm bị mất đi khi cắt giảm lạm phát 1%. Con số ước lượng, điển hình của tỷ lệ hy sinh là 5%.Nghĩa là, đối với mỗi phần trăm lạm phát được cắt giảm, người ta phải hy sinh 5% sản lượnghàng năm trong thời kỳ quá độ.Con số ước lượng như vậy chắc chắn đã làm cho Paul Volcker cảm thấy lo lắng khi đứng trướcnhiệm vụ cắt giảm lạm phát. Lạm phát đang leo thang ở mức gấn 10% mỗi năm. Để đạt đượcmức lạm phát vừa phải, chẳng hạn 4% năm, ông phải cắt giảm lạm phát 6%. Nếu mỗi phần trămgây tổn thất 5% sản lượng hàng năm của nền kinh tế, thì việc cắt giảm lạm phát 6% đòi hỏi phảihy sinh 30% sản lượng hàng năm.Theo các nghiên cứu về đường Phillips và tổn thất của việc cắt giảm lạm phát, mức hy sinh nàycó thể trả bằng nhiều cách. Việc cắt giảm ngay lập tức lạm phát sẽ làm sản lượng sụt giảm 30%trong một năm duy nhất, nhưng kết cục đó nhất định quá khắc nghiệt, ngay cả đối với một ngườiquyết tâm chống lạm phát như Paul Volcker. Người ta cho rằng có lẽ sẽ tốt hơn nếu cắt giảm lạmphát trong nhiều năm. Chẳng hạn, nếu quá trình cắt giảm lạm phát diễn ra trong 5 năm, thì sảnlượng trung bình chỉ thấp hơn xu thế 6%, cho dù tính chung cho cả thời kỳ người ta vẫn phải hysinh 30%. Cách tiếp cận còn từ từ hơn là cắt giảm lạm phát một cách chậm chạp trong một thờikỳ. Khi đó sản lượng sẽ ở dưới mức xu thế 3% mỗi năm. Tuy nhiên, cho dù chọn con đường nào,thì đường như việc giảm lạm phát cũng không phải dễ dàng.4.4.2. Kỳ vọng hợp lý và khả năng cắt giảm lạm phát không đau đớn.Đúng vào lúc Paul Volcker đang cân nhắc xem việc cắt giảm lạm phát gây ra tổn thất lớn đến mứcnào, một nhóm các giáo sư kinh tế đã dẫn đầu cuộc cách mạng tri thức có thể thách thức triết lýtruyền thống về tỷ lệ sinh. Nhóm này bao gồm các nhà kinh tế hàng đầu như Robert Lucas,Thomas Sargent và Robert Baro. Cuộc cách mạng của họ dựa trên phương pháp tiếp cận với lýthuyết và chính sách kinh tế có tên là kỳ vọng hợp lý (rational expectation). Theo lý thuyết kỳ vọnghợp lý, khi dự báo về tương lai, mọi người sử dụng tối ưu tất cả những thông tin họ có, bao gồmcả thông tin về các chính sách của chính phủ.Cách tiếp cận mới này có hàm ý sâu sắc cho nhiều lĩnh vực kinh tế vĩ mô, nhưng không hàm ýnào quan trọng hơn việc vận dụng nó vào sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. NhưFriedman và Phelps lần đầu tiên đã nhấn mạnh, lạm phát dự kiến là biến số quan trọng để giảithích vì sao có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn, nhưng không phải trongdài hạn. Sự đánh đổi ngắn hạn biến mất nhanh đến mức nào còn tuỳ thuộc vào tốc độ điều chỉnhkỳ vọng. Những người đứng đầu trường phái kỳ vọng hợp lý căn cứ vào phân tích của Friedmanvà Phelps để lập luận rằng khi chính sách kinh tế thay đổi, mọi người điều chỉnh kỳ vọng của họvề lạm phát một cách tương ứng. Các công trình nghiên cứu về lạm phát và thất nghiệp tìm cáchước lượng tỷ lệ hy sinh đã thất bại trong việc tính đến tác động trực tiếp của chế độ chính sáchđối với kỳ vọng. Vì vậy, theo các nhà lý thuyết kỳ vọng hợp lý, các con số ước lượng về tỷ lệ hysinh không phải là sự định hướng đáng tin cậy đối với chính sách.Trong một bài báo đăng năm 1981 có tiêu đề “Chấm dứt bốn cuộc lạm phát lớn”, Thomas Sargentđã mô tả quan điểm mới này như sau:Quan điểm “kỳ vọng hợp lý” phủ nhận rằng có bất kỳ xung lực cố hữu nào tác động tới quá trìnhlạm phát hiện tại. Quan điểm này cho rằng doanh nghiệp và công nhân giờ đây đã đi đến dự kiếntỷ lệ lạm phát cao trong tương lai và họ thương lượng về lạm phát dưới ánh sáng của những kỳvọng đó. Song rõ ràng rằng mọi người dự kiến tỷ lệ lạm phát cao trong tương lai đúng là vì chínhsách tiền tệ và tài khoá hiện hành và hành động của chính phủ đảm bảo chắc chắn cho các kỳvọng đó…Một hàm ý của quan điểm này là có thể dừng lạm phát nhanh chóng hơn nhiều so vớiđiều mà những người bênh vực quan điểm “xung lực” đã chỉ ra, rằng các con số ước lượng về độdài thời gian và tổn thất của việc dừng lạm phát tính bằng sản lượng phải bỏ qua là sai lầm…Điều này không hàm ý rằng người ta có thể dễ dàng làm triệt tiêu lạm phát. Ngược lại, nó đòi hỏi sựthay đổi trong chế độ chính sách…Việc thay đổi như vậy tốn kém bao nhiêu nếu tính bằng sảnlượng phải bỏ qua và khoảng thời gian cần thiết để nó phát huy tác dụng một phần còn tuỳ thuộcvào chỗ cam kết của chính phủ mạnh mẽ và rõ ràng đến mức nào.Theo Sargent, tỷ lệ hy sinh có thể nhỏ hơn nhiều so với hàm ý của các con số ước lượng trướcđó. Dĩ nhiên trong trường hợp cực đoan nhất, nó có thể bằng không. Nếu chính phủ đưa ra camkết đáng tin cậy là sẽ thực hiện chính sách lạm phát thấp, mọi người sẽ hành động hợp lý đếnmức đủ để hạ thấp kỳ vọng của họ về lạm phát ngay lập tức. Đường Phillips ngắn hạn sẽ dịchxuống dưới và nền kinh tế nhanh chóng đạt tới mức lạm phát thấp mà không gây ra tổn thất dướidạng thất nghiệp tạm thời cao và sản lượng tạm thời thấp.4.4.3. Chính sách cắt giảm lạm phát của VolckerNhư chúng ta đã thấy, khi Paul Volcker đứng trước triển vọng cắt giảm lạm phát từ mức đỉnhbằng khoảng 10%, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra hai dự đoán trái ngược nhau. Một nhóm cácnhà kinh tế nêu ra ước lượng tỷ lệ hy sinh và kết luận rằng chính sách cắt giảm lạm phát sẽ gâyra tổn thất lớn tính bằng sản lượng mất đi và thất nghiệp cao. Nhóm khác đưa ra lý thuyết kỳ vọnghợp lý và kết luận rằng chính sách cắt giảm lạm phát gây ra tổn thất ít hơn nhiều, thậm chí khônggây ra tổn thất nào. Ai có lý?Hình 6.15 biểu thị lạm phát và thất nghiệp từ 1979 đến 1987. Như bạn thấy, Volcker đã thànhcông trong việc cắt giảm lạm phát. Lạm phát giảm từ 10% vào năm 1981 và 1982 xuống chỉ cònkhoảng 4% trong năm 1983 và 1984. Công lao trong việc cắt giảm này hoàn toàn thuộc về chínhsách tiền tệ. Chính sách tài khoá trong thời kỳ này đã hành động theo hướng ngược lại: Sự giatăng thâm hụt ngân sách trong thời kỳ chính quyền Reagan làm mở rộng tổng cầu và có khuynhhướng làm tăng lạm phát. Sự sụt giảm của lạm phát từ 1981 và đến 1984 là công của các chínhsách chống lạm phát cứng rắn do chủ tịch của Fed Paul Volcker thực hiện.Hình 6.15 chỉ ra rằng chính sách cắt giảm lạm phát của Volcker đã phải trả giá bằng tỷ lệ thấtnghiệp cao. Năm 1982 và 1983, tỷ lệ thất nghiệp bằng khoảng 10% - gần 2 lần tỷ lệ thất nghiệpkhi Paul Volcker được bổ nhiệm làm chủ tịch Fed. Đồng thời, mức sản xuất hàng hóa và dịch vụtính bằng GDP thực tế thấp hơn nhiều so với mức xu thế của nó. Chính sách cắt giảm lạm phátcủa Volcker tạo ra thời kỳ suy thoái trầm trọng nhất trong nền kinh tế Mỹ kể từ cuộc Đại suy thoáitrong những năm 1930. Hình 6.15 Chính sách cắt giảm lạm phát của Volcker. Hình này ghi số liệu hàng năm từ 1979 tới1987 về tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (tính bằng chỉ số điều chỉnh GDP). Chính sách cắt giảmlạm phát trong thời kỳ này phải trả giá bằng mức thất nghiệp rất cao trong năm 1982 và 1983.Kinh nghiệm này có phủ nhận khả năng cắt giảm lạm phát không đau đớn như các nhà lý thuyếtkỳ vọng hợp lý quả quyết không? Một số nhà kinh tế cho rằng câu trả lời cho câu hỏi này là nghìnlần có. Để trải qua bước quá độ từ mức lạm phát cao (điểm A trong cả hai hình vẽ) tới mức lạmphát thấp (điểm C), nền kinh tế phải chịu đựng một thời kỳ đau đớn với tỷ lệ thất nghiệp cao (điểmB).Nhưng có hai lý do làm cho chúng ta không bác bỏ kết luận của các nhà lý thuyết kỳ vọng hợp lýnhanh chóng như vậy. Thứ nhất, mặc dù chính sách cắt giảm lạm phát của Volcker phải trả cáigiá bằng mức thất nghiệp tạm thời cao, nhưng tổn thất không lớn như nhiều nhà kinh tế dự báo.Hầu hết các con số ước lượng về tỷ lệ hy sinh dựa trên chính sách cắt giảm lạm phát của Volckerđều nhỏ hơn kết quả ước lượng từ số liệu trước đó. Có lẽ trong một chừng mức nhất định, quanđiểm cứng rắn của Volcker về lạm phát đã tác động trực tiếp tới kỳ vọng, như các nhà lý thuyết kỳvọng hợp lý quả quyết.Thứ hai, và quan trọng hơn, là mặc dù Volcker đã tuyên bố rằng mục tiêu của chính sách tiền tệ làcắt giảm lạm phát, nhưng phần lớn công chúng đã không tin lời ông. Bởi vì ít người nghĩ rằngVolcker có thể cắt giảm lạm phát nhanh chóng như vậy, nên lạm phát dự kiến không giảm vàđường Phillips ngắn hạn không dịch xuống nhanh chóng đến mức cần thiết. Một số bằng chứngcho giả thuyết này có nguồn gốc ở dự báo được các công ty dự báo thương mại thực hiện. Cácdự báo về lạm phát của họ giảm xuống chậm hơn mức lạm phát thực tế vào những năm 1980.Như vậy, chính sách cắt giảm lạm phát của Volcker không nhất thiết phủ định quan điểm kỳ vọnghợp lý cho rằng chính sách cắt giảm lạm phát đáng tin cậy có thể không gây ra tổn thất gì. Tuynhiên, thực tế cho thấy các nhà hoạch định chính sách không thể giả định rằng mọi người tin họngay sau khi họ công bố chính sách cắt giảm lạm phát.V.Thời đại của GreenspanTừ sau thời kỳ lạm phát do OPEC gây ra vào những năm 1970 và chính sách cắt giảm lạm phátcủa Volcker vào những năm 1980, nền kinh tế Mỹ trải qua thời kỳ lạm phát và thất nghiệp biếnđộng ở mức vừa phải. Hình 6.16 chỉ ra lạm phát và thất nghiệp từ 1984 đến 1999. Thời kỳ nàyđược gọi là thời đại Greenspan, sau khi Greenspan được bổ nhiệm làm chủ tịch Quỹ dự trữ Liênbang vào năm 1987 thay cho Paul Volcker.Thời đại mới bắt đầu bằng một cú sốc cung thuận lợi. Vào năm 1986, các nước thành viên OPECbắt đầu tranh cãi về hạn ngạch sản xuất và hiệp định dài hạn về hạn chế cung bị đổ vở. Giá dầumỏ giảm khoảng một nửa. Như hình 6.16 cho thấy, cú sốc cung thuận lợi này làm cho cả lạm phátvà thất nghiệp đều giảm.Từ đó, Fed đã cẩn thận tránh lập lại những sai lầm trong chính sách của những năm 1960, khitình trạng dư cầu đẩy thất nghiệp xuống dưới tỷ lệ tự nhiên và làm tăng lạm phát. Khi thất nghiệpgiảm xuống và lạm phát tăng lên vào năm 1989 và 1990, Fed đã tăng lãi suất và thu hẹp tổng cầu,gây ra một cuộc suy thoái nhỏ vào năm 1991. Thất nghiệp khi đó tăng lên mức cao hơn các consố ước lượng về tỷ lệ tự nhiên và lạm phát một lần nữa lại giảm xuống. Hình 6.16. Thời đại Greesnpan. Hình này ghi số liệu hàng năm từ 1984 đến 1999 về tỷ lệ thấtnghiệp và tỷ lệ lạm phát (tính bằng chỉ số điều chỉnh GDP). Trong phần lớn thời kỳ này, AlanGreesnpan là chủ tịch Quỹ dự trữ Liên bang. Quy mô biến động của thất nghiệp và lạm pháttương đối nhỏ.Những năm còn lại của thập kỷ 1990 đã chứng kiến một thời kỳ phồn vinh kinh tế, lạm phát giảmxuống đều đận gần tới không vào cuối thập kỷ. Thất nghiệp cũng giảm xuống đôi chút, làm chonhiều nhà quan sát tin rằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên đã giảm xuống. Một phần công lao đối vớithành tựu kinh tế tốt đẹp này thuộc về Alan Greenspan và cộng sự của ông ở Quỹ dự trữ Liênbang, bởi vì lạm phát thấp chỉ có thể đạt được bằng chính sách tiền tệ thận trọng. Nhưng nhưnghiên cứu tình huống dưới đây cho thấy, may mắn đến dưới dạng các cú sốc cung thuận lợicũng là một phần của câu chuyện.Tương lai sẽ như thế nào? Các nhà kinh tế học vĩ mô phải chịu tiếng xấu vì những dự báo của họ,nhưng một số bài học trong quá khứ là rõ ràng. Trước hết, khi Fed còn thận trọng trong kiểm soátcung tiền, qua đó ổn định tổng cầu, thì không có lý do gì để cho phép lạm phát nóng một cáchkhông cần thiết, như đã xảy ra vào những năm 1960. Thứ hai, khả năng nền kinh tế phải chịu cúsốc cung bất lợi như đã xảy ra vào những năm 1970 luôn luôn tồn tại. Nếu điều không may đó xảyra, các nhà hoạch định chính sách sẽ có ít lựa chọn để đương đầu với sự đánh đổi kém mongmuốn nhất giữa lạm phát và thất nghiệp.Như vậy mục này đã trình bày tư tưởng của các nhà kinh tế về việc lạm phát và thất nghiệp tiếntriển như thế nào qua thời gian. Chúng ta đã bàn về tư tưởng của nhiều nhà kinh tế hàng đầu củathế kỷ 20: từ đường Phillips, Samuelson và Solow đến giả thuyết tỷ lệ tự nhiên của Friedman vàPhelps cũng như lý thuyết kỳ vọng hợp lý của Lucas, Sargent và Barro. Bốn người trong nhómnày đã nhận giải Nobel vì công trình nghiên cứu kinh tế của họ và có nhiều khả năng số còn lại sẽnhận được danh hiệu đó trong những năm tới.Mặc dù sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp đã tạo ra nhiều đảo lộn về tri thức trong 40 nămqua, nhưng một số nguyên tắc đã hình thành mà ngày nay chúng ta đều nhất trí. Sau đây là giảithích của Milton Friedman vào năm 1958 vế mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp: Luôn luôncó sự đánh đổi tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp, nhưng không có sự đánh đổi lâu dài. Sựđánh đổi tạm thời không phát sinh từ lạm phát nói chung, mà từ lạm phát không dự kiến, tức từ tỷlệ lạm phát ngày càng gia tăng. Niềm tin phổ biến rằng có sự đánh đổi lâu dài chỉ là sự lẩn lộnmang tính học đường giữa cái “cao” và cái “đang tăng”, điều mà chúng ta ai cũng biết dưới dạngđơn giản hơn. Tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng có thể làm giảm thất nghiệp, song tỷ lệ lạm phát caothì không. Nhưng bạn có thể hỏi “tạm thời” là bao lâu?....Mankiw trả lời rằng “tôi có thể liều lĩnh dựbáo với tư cách người suy đoán cá nhân dựa vào một số bằng chứng lịch sử, rằng các tác độngban đầu của tỷ lệ lạm phát cao hơn và không dự kiến có thể kéo dài từ hai đến năm năm”.

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • giáo trình kinh tế vĩ mô - đầy đủ kiến thức nhấtgiáo trình kinh tế vĩ mô - đầy đủ kiến thức nhất
    • 128
    • 4,514
    • 7
  • Phân tích chiến lược công ty KEPPEL LAND Phân tích chiến lược công ty KEPPEL LAND
    • 46
    • 1
    • 5
  • Phân tích chiến lược công ty KEPPEL LAND Phân tích chiến lược công ty KEPPEL LAND
    • 47
    • 388
    • 2
  • Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng phố nướng - khách sạn Đệ Nhất phần 1 Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng phố nướng - khách sạn Đệ Nhất phần 1
    • 3
    • 1
    • 4
  • Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng phố nướng - khách sạn Đệ Nhất phần 2 Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng phố nướng - khách sạn Đệ Nhất phần 2
    • 2
    • 995
    • 6
  • Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng phố nướng - khách sạn Đệ Nhất phần 3 Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng phố nướng - khách sạn Đệ Nhất phần 3
    • 1
    • 887
    • 3
  • Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng phố nướng - khách sạn Đệ Nhất phần 4 Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng phố nướng - khách sạn Đệ Nhất phần 4
    • 1
    • 714
    • 2
  • Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng phố nướng - khách sạn Đệ Nhất phần 5 Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng phố nướng - khách sạn Đệ Nhất phần 5
    • 2
    • 743
    • 2
  • Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng phố nướng - khách sạn Đệ Nhất phần 6 Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng phố nướng - khách sạn Đệ Nhất phần 6
    • 50
    • 1
    • 2
  • Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng phố nướng - khách sạn Đệ Nhất phần 7 Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng phố nướng - khách sạn Đệ Nhất phần 7
    • 4
    • 1
    • 12
  • Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng phố nướng - khách sạn Đệ Nhất phần 8 Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng phố nướng - khách sạn Đệ Nhất phần 8
    • 1
    • 907
    • 1
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.27 MB) - giáo trình kinh tế vĩ mô - đầy đủ kiến thức nhất-128 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cú Sốc Cung Có Lợi Gây Ra