4 Bài Học Kinh Nghiệm Từ Phát Triển Thị Trường Trái Phiếu Doanh ...
Có thể bạn quan tâm
- Chứng khoán
Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường TPDN của các nước trong khu vực, có thể rút ra một số kinh nghiệm nhằm phát triển bền vững thị trường TPDN Việt Nam trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất, thực hiện đồng bộ các giải pháp từ khuôn khổ pháp lý đến tổ chức thị trường, phát triển cơ sở nhà đầu tư (NĐT), phát triển sản phẩm hàng hóa, phát triển cơ sở hạ tầng của thị trường và các định chế tài chính trung gian: Thị trường TPDN chỉ được vận hành và phát triển tốt khi kinh tế vĩ mô ổn định, nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp ổn định và có xu hướng tăng, tỷ lệ tích lũy, tiết kiệm trong nền kinh tế ở mức khá. Hoạt động của thị trường TPDN có sự liên thông với các cấu phần khác của thị trường tài chính như thị trường cổ phiếu, thị trường tín dụng ngân hàng, đặc biệt là thị trường tín dụng ngân hàng. Theo đó, thị trường TPDN đóng vai trò là kênh huy động vốn trung, dài hạn và thị trường tín dụng ngân hàng là kênh huy động vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp.
Thứ hai, phát triển hệ thống NĐT tổ chức để tạo cầu đầu tư bền vững trên thị trường: NĐT trên thị trường TPDN hầu hết là NĐT có tổ chức như: Công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán. Đây là những tổ chức có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm về đầu tư. Do vậy, để phát triển thị trường TPDN bền vững, ổn định cần phát triển hệ thống NĐT tổ chức để tạo cầu đầu tư bền vững trên thị trường.
Thứ ba, hình thành Trung tâm thông tin tập trung về phát hành TPDN: Hình thức giao dịch TPDN phổ biến trên thế giới là giao dịch thỏa thuận. Tuy nhiên, dù cho hệ thống giao dịch trái phiếu được tổ chức dưới hình thức nào thì đều cần phải có một trung tâm thông tin tập trung về phát hành TPDN. Điều này vừa giúp cho doanh nghiệp phát hành hiệu quả, vừa giúp cho các NĐT tư có đầy đủ thông tin để tham gia thị trường TPDN.
Thứ tư, nâng cao năng lực tài chính và chất lượng hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian như: Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Trong đó, hình thành và thiết lập các tổ chức xếp hạng tín nhiệm là một trong những tiền đề quan trọng đối với phát triển thị trường TPDN minh bạch, bền vững.
(*) Trích bài viết “Tổng quan và định hướng phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam” của ThS. Võ Lê Phương - Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) trên Tạp chí Tài chính số kỳ 1 tháng 12/2021.
Từ khóa » Học Về Trái Phiếu
-
Bài 4: Trái Phiếu - Những điều Nhà đầu Tư Cần Biết - YSedu
-
Trải Nghiệm đầu Tư Trái Phiếu Doanh Nghiệp - VNDirect
-
Khái Niệm Về Trái Phiếu. Sự Khác Biệt Giữa Trái Phiếu Và Cổ Phiếu
-
Trái Phiếu Là Gì? Tổng Hợp Kiến Thức Về Trái Phiếu Cho Người Mới
-
Những Vấn đề Cơ Bản Về Trái Phiếu - Góc Học Tập
-
Trái Phiếu (Bond) Là Gì? Những Rủi Ro Cần Lưu ý Khi đầu Tư Trái Phiếu?
-
Trái Phiếu Là Gì? Đặc điểm Và Phân Loại Trái Phiếu - Luật LawKey
-
7 Ngộ Nhận Về Trái Phiếu Doanh Nghiệp - Stock Farmer
-
Trái Phiếu Doanh Nghiệp: Hiểu đúng Mới Mua - Tuổi Trẻ Online
-
Mua Bán Lẻ Trái Phiếu Chính Phủ (Retail Bond) - Sacombank
-
Sự Thực Về "trái Phiếu 3 Không", Nhìn Nhận Sao Cho đúng?
-
Trái Phiếu Là Gì? Phân Loại, đặc điểm & Lý Do Phát Hành Trái Phiếu
-
Hướng Dẫn đầu Tư Trái Phiếu Hiệu Quả (2021) - Go Money
-
Trái Phiếu – Wikipedia Tiếng Việt