4 Bộ Phận Trên Cơ Thể Mẹ Bầu đừng Chạm Tay Nhiều Dễ Gây Hại Thai Nhi
Có thể bạn quan tâm
Việc tự ý tác động thường xuyên hoặc tác động mạnh đến những bộ phận trên cơ thể đôi khi lại gây ra những tác dụng phụ là chất xúc tác khiến mẹ bầu có cơ co dẫn đến nguy cơ sẩy thai, sinh non vô cùng nguy hiểm.
Dưới đây là 4 bộ phận khi mang thai mẹ không nên chạm nhiều:
1. Vùng bụng
Bụng là nơi có thể tiếp xúc với thai nhi gần gũi nhất. Tuy nhiên đây cũng là bộ phận cấm bà bầu chạm vào tùy tiện vì ở bất cứ tháng nào trong thai kỳ, sự kích thích trực tiếp vào bụng bầu là điều không nên vì có thể gây ra những cơn co tử cung. Các cơn co này xuất hiện nhiều dẫn đến động thai, sẩy thai.
Đặc biệt, việc xoa bụng bầu ở 2 tháng cuối thai kỳ càng nguy hiểm nhiều hơn, có thể xuất hiện tình trạng đẻ non.
Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, nguy cơ từ việc xoa bụng càng lớn. Do đó, các thai phụ nên tránh việc xoa vùng bụng thường xuyên. Với những bà bầu trong trường hợp có nhau thai bám mặt trước, từng có biểu hiện sinh non thì càng không nên xoa bụng vì dễ gây kích thích hơn.
Ngoài ra, việc tự ý xoa bụng bầu quá thường xuyên có thể khiến thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ. Thông thường thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1-2 vòng là điều bình thường. Bé vẫn có thể phát triển và chào đời khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu thường xuyên xoa bụng bầu, nhất là trước 30 tuần, sẽ khiến thai nhi dễ bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng hơn. Khi đó, dây rốn bị căng quá mức, cản trở sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, thai nhi không nhận đủ dinh dưỡng, sinh ra có thể bị nhẹ cân, thiếu máu. Nếu dây rốn bị co thắt chặt có thể dẫn đến nghẽn mạch máu truyền vào thai nhi, suy thai dẫn đến thai chết lưu trong bụng mẹ.
Lưu ý: Nếu muốn xoa bụng bầu để giao tiếp với con hoặc thoa kem chống rạn, mẹ nên tìm hiểu kĩ và tham khảo ý kiến bác sĩ chứ không được tùy tiện hành động.
2. Vùng rốn
Rốn là mối liên kết trực tiếp với em bé trong bụng. Ở những tháng cuối thai kỳ, vùng rốn của các mẹ sẽ nhô dần ra, đó là điều hoàn toàn bình thường và bà bầu không cần phải lo lắng về điều này.
Bình thường mẹ không nên chạm vào vùng cơ thể này. Để vệ sinh, các chị có thể dùng tăm bông nhúng vào nước sạch và lau rửa nhẹ nhàng. Không nên chà xát mạnh dẫn đến tổn thương và nhiễm trùng.
3. Đầu ngực
Khi mang thai, chị em sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt ở ngực, đó là sự căng to lên, lớn dần theo thời gian. Lí do là vì sự đồng kích thích của tuyến yên sinh ra sữa, nhau thai sinh ra chất sữa, estrogen, progetogen, làm tăng ống tuyến sữa và tiểu thùy.
Ở nhũ hoa cũng có những dây thần kinh nối với tử cung, dễ khiến phụ nữ 'đạt cảm giác thăng hoa'. Tuy nhiên, nếu bà bầu chạm quá nhiều vào ngực trong suốt thời gian mang thai thì sẽ gây co thắt tử cung, dễ dẫn tới động thai, sảy thai hoặc sinh sớm.
4. Vùng nách
Khi mang thai, nhiều mẹ sẽ giật mình khi nhận thấy vùng nách của mình trở nên sẫm màu hơn, cảm giác không sạch sẽ nên sẽ cố gắng vệ sinh thật kỹ.
Tuy nhiên đây là 1 bộ phận bà bầu không nên tự ý chạm mạnh vì nách có chứa nhiều dây thần kinh. Để vệ sinh vùng nách, mẹ bầu không nên dùng nước quá nóng để tránh gây tổn thương, hãy dùng nước ấm và sử dụng một chút xà phòng tắm, thoa nhẹ nhàng để làm sạch khu vực cơ thể này là được.
4 việc chồng làm giúp khi vợ mang thai, xin chúc mừng bạn không cưới nhầm người Sự quan tâm, hỗ trợ của chồng trong thời gian vợ mang bầu sẽ giúp cô ấy cảm thấy thai kỳ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Bấm xem >>Từ khóa » Có Nên ấn Tay Vào Bụng Bầu
-
Dùng Tay ấn Mạnh Vào Bụng Khi Mang Thai Có Gây Sảy Thai Không?
-
Mẹ Bị Va Chạm Vào Bụng Bầu Nhiều Có ảnh Hưởng đến Thai Nhi Không?
-
Việc Bà Bầu Thường Xuyên Sờ Tay Lên Bụng Bầu Có Hại Cho Thai Nhi ...
-
Dùng Tay đấm Mạnh Vào Bụng Có Sảy Thai Không?
-
Giải Đáp Sự Thật: Bà Bầu Có Nên Đặt Tay Lên Bụng Không?
-
Xoa Bụng Khi Mang Bầu Có Nên Hay Không? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
3 Thời điểm Không Nên Sờ Bụng Bầu Kẻo Mọi Nỗ Lực Bảo Vệ Thai Nhi ...
-
Có Nên ấn Tay Vào Bụng Bầu - Hỏi Đáp
-
Những Thói Quen Dễ Gây Sảy Thai Chị Em Cần Biết
-
Cảnh Báo Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Dẫn đến Suy Thai | Vinmec
-
Hướng Dẫn Massage Bụng Bầu đúng Cách | Vinmec
-
10 Thói Quen Của Bà Bầu Gây Hại Cho Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi
-
Đau Bụng Khi Mang Thai, Khi Nào Là Nguy Hiểm?
-
Cách Chọc Thai Nhi đạp Giúp Con Phản Xạ Và Phát Triển Trí Não Toàn Diện