4 Bước Cần Làm Khi Chọn Nền Tảng Thương Mại điện Tử Phù Hợp

Magenest Menu Menu Liên hệ Choose a language English Tiếng Việt ไทย Dự án nổi bật comehome thumb Theo nền tảng Magento Shopify Odoo AWS HubSpot Dịch vụ Magento Phát triển website Tối ưu website Bảo trì website Nâng cấp lên Magento 2 Magento PWA Headless Magento Dịch vụ Cloud Computing AWS Well-Architected Review AWS Cloud Migration AWS Managed Services AWS Cost Optimization AWS DevOps AWS Cloud Billing Dịch vụ khác Quản lý đơn hàng OMS SEO Website tổng thể Giải pháp ERP cho SMB Đối tác ViHAT Đối tác Tribee Insider doi tac ghtk Theo nền tảng Magento Odoo AWS Shopify HubSpot Kiến thức & Kinh nghiệm Chuyển đổi số Thương mại điện tử Quản trị doanh nghiệp CRM Xem tất cả > eBook Sự kiện Về Magenest Tuyển dụng 4 Bước cần làm khi chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp với doanh nghiệp
Mai Xuân Trường Mai Xuân Trường Thông tin tác giả

Ngày nay, công việc vận hành một nền tảng thương mại điện tử ngày càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Bạn không những phải vật lộn trong thị trường cạnh tranh khốc liệt mà còn phải cố gắng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng. Giờ đây, cung cấp đúng sản phẩm là chưa đủ. Bạn còn phải hoàn thanh đơn hàng nhanh chóng với một mức giá phải chăng để làm hài lòng khách hàng.

Khó khăn lại tiếp tục gia tăng khi khách hàng giờ đây ngày càng sử dụng nhiều kênh và thiết bị để tìm mua sản phẩm thích hợp. Họ có thể đồng thời mua hàng tại các cửa hàng truyền thống, mua sắm trực tuyến và trên cả điện thoại. Vì vậy, doanh nghiệp cần đem lại trải nghiệm mua hàng tuyệt vời tại mọi điểm chạm để cạnh tranh trên thị trường.

Đây là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng bạn cần làm được để giữ vững lợi thế cạnh tranh. Và một yếu tố quan trọng quyết định kết quả kinh doanh chính là công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng. Chính vì vậy, để bứt phá trên thị trường, bạn cần có một nền tảng thương mại điện tử đáp ứng được mong đợi của người dùng. Nền tảng đó cho phép bạn bán sản phẩm, cung cấp trải nghiệm mua hàng trơn tru và hoàn thành đơn hàng nhanh chóng.

Các nền tảng thương mại điện tử hiện nay

Mục lục

  • 4 bước lựa chọn nền tảng thương mại điện tử hiệu quả nhất
    • Bước 1 – Xác định chính xác nền tảng thương mại điện tử của bạn cần gì?
    • Bước 2 – Đưa ra ngân sách cho nền tảng thương mại điện tử
    • Bước 3 – Nghiên cứu giải pháp thương mại điện tử
    • Bước 4 – So sánh, đánh giá và quyết định

4 bước lựa chọn nền tảng thương mại điện tử hiệu quả nhất

Bước 1 – Xác định chính xác nền tảng thương mại điện tử của bạn cần gì?

Hãy giải quyết nhu cầu của bạn trước khi bắt đầu tìm hiểu về các nền tảng thương mại điện tử. Việc sớm xác định được nhu cầu của mình sẽ giúp quá trình tìm kiếm và lựa chọn giải pháp trở nên dễ dàng hơn.

Hãy tự tạo lộ trình cho doanh nghiệp của mình. Hãy xác định vị thế hiện tại của doanh nghiệp và tầm nhìn của doanh nghiệp trong tương lai. Trang web của bạn đang cung cấp những tính năng và trải nghiệm nào? Sau khi nhận định các yếu tố trên, bạn cần chắc chắn rằng giải pháp mới tốt hơn hoặc ít nhất là tương đương đương với các tính năng cũ.

Tiếp theo, hãy nghĩ về kế hoạch tương lai cho doanh nghiệp. Bạn đang có kế hoạch mở rộng ra nhiều cửa hàng hoặc thị trường hơn? Bạn có muốn ra mắt thêm tùy chọn giao hàng? Hãy lựa chọn một giải pháp giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô và phát triển.

Một cách hay khác là lập bản đồ hành trình mua hàng của khách hàng. Khách hàng tìm đến bạn như thế nào? Họ tiếp cận qua những kênh nào? Họ muốn đơn hàng của mình được hoàn thành như thế nào? Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định các tính năng và những dịch vụ cần cung cấp cho khách hàng.

Khi liệt kê các yêu cầu, hãy phân chia chúng theo các yếu tố:

  • Yêu cầu về front-end – Trang web của bạn cần được hoàn thiện về cả ngoại hình và vận hành. Vậy cần gì để trang web đạt được những yêu cầu này? Hãy xem xét thanh điều hướng, tìm kiếm, cũng như các tính năng chính và giao diện. Bạn cũng nên suy nghĩ về các giải pháp thương mại điện tử được cá nhân hóa.
  • Tích hợp hệ thống quản lý – Trang web thương mại điện tử của bạn cần hoạt động trơn tru với các hệ thống quản lý. Hãy liệt kê các tính năng bạn cần để đảm bảo rằng các sản phẩm được đặt hàng, lựa chọn, đóng gói và vận chuyển thành công. Ngoài ra, hãy cân nhắc liệu các nền tảng bạn đang sử dụng (như ERP, kế toán,…) có thể tích hợp với nền tảng thương mại điện tử bạn đang lựa chọn không? Nếu không, hãy xem xét liệu những nền tảng thương mại điện tử này có cung cấp sẵn các tính năng quản lý hoặc có thể tích hợp với nền tảng quản lý nào khác không.
  • Quản lý khách hàng – Hãy suy nghĩ về các tính năng bạn cần để xây dựng và quản lý mối quan hệ với khách hàng. Ví dụ: nếu bạn tương tác với người mua hàng qua email, thì bạn cần một giải pháp có sẵn các tính năng tiếp thị email hoặc tích hợp với nền tảng tiếp thị email của bạn. Bạn có một chương trình khách hàng thân thiết? Hãy chắc chắn rằng nó hoạt động với nền tảng thương mại điện tử mới của bạn.
  • Quản lý danh mục – Hãy xác định các tính năng quản lý danh mục bạn cần. Bạn có bao nhiêu đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho (SKU)? Có bao nhiêu loại sản phẩm?

Nếu có yêu cầu đặc biệt về danh mục sản phẩm, bạn cũng nên làm rõ những yêu cầu này. Ví dụ, doanh nghiệp của bạn có bán các gói sản phẩm không? Khách hàng có thể cá nhân hóa hàng hóa của họ không? Hãy xem xét đến những điều này và ghi nhớ chúng khi bạn đánh giá các giải pháp thương mại điện tử khác nhau.

  • Kiến trúc và bảo mật – Liệt kê các tiêu chuẩn bảo mật và độ tin cậy bạn cần có trong nền tảng thương mại điện tử của mình. Nền tảng nên được xây dựng như thế nào? Làm thế nào để chúng trở nên linh hoạt hoặc có thể mở rộng được? Cần có những chứng nhận và mã hóa nào?
  • Hiệu suất / khả năng mở rộng – Hãy đảm bảo rằng nền tảng bạn lựa chọn có thể xử lý lưu lượng và dữ liệu lớn.
  • Di động – Nền tảng thương mại điện tử của bạn đương nhiên phải tương thích và hoạt động tốt trên thiết bị di động. Tuy nhiên khả năng tương thích với các thiết bị, còn những tính năng nào khác sẽ có trên trang web di động của bạn? Chẳng hạn, một số trang thương mại điện tử có các nút click-to-call hoặc click-to-map.
Bước 1 – Xác định chính xác nền tảng thương mại điện tử của bạn cần gì

Xây dựng danh sách tính năng cần thiết

Sau khi xem xét các vấn đề trên, bạn sẽ tạo được một danh sách cách tính năng cần thiết. Tốt hơn hết, hãy liệt kê các yếu tố này trong một tài liệu để bạn có thể dễ dàng đối chiếu các lựa chọn.

Lưu ý: Các nhân sự chủ chốt cũng nên tham gia vào quá trình nhận định này. Các bộ phận như IT, dịch vụ khách hàng, bán hàng, marketing,… cần tham gia vào quá trình xây dựng đề xuất cho nền tảng thương mại điện tử mới. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có được góc nhìn toàn cảnh và lựa chọn nền tảng toàn diện nhất.

Xem xét việc thuê một nhà tư vấn thương mại điện tử

Ở giai đoạn này, bạn cũng nên suy nghĩ về việc thuê một chuyên gia về thương mại điện tử. Các nhà tư vấn thương mại điện tử có thể làm cho quá trình tìm kiếm và lựa chọn hệ thống dễ dàng hơn rất nhiều. Các nhà tư vấn có thể cung cấp những hiểu biết và chuyên môn mà nhân sự nội bộ có thể không có, cho phép bạn có nhiều thông tin khách quan hơn khi đánh giá các giải pháp khác nhau.

Nếu bạn rất quan tâm đến việc thuê một nhà tư vấn cho dự án, đây là một vài gợi ý để giúp bạn chọn ra người giỏi nhất:

  • Hãy chú ý đến công việc và kinh nghiệm trong quá khứ của họ – Những người có nhiều năm kinh nghiệm và với nhiều dự án là một điểm mạnh. Nhưng nếu bạn muốn đảm bảo kinh nghiệm của họ có liên quan đến doanh nghiệp, hãy tìm những chuyên gia đã làm việc với các công ty có quy mô và mô hình kinh doanh tương tự doanh nghiệp của bạn.
  • Hãy thỏa thuận rõ ràng – Hãy chắc chắn rằng cả hai bên đều hiểu dự án và phạm vi công việc. Hãy rõ ràng về những gì bạn mong đợi từ các nhà tư vấn. Hãy đưa các danh mục công việc họ cần hoàn thành và kết quả cần đạt được, cùng với chi phí cho dịch vụ của họ.
  • Xác định khả năng phù hợp – Kỹ năng và chuyên môn là chưa đủ. Bạn cũng nên đảm bảo rằng nhà tư vấn có mối quan hệ tốt với nhân viên của bạn. Hãy dành thời gian để đánh giá sự phù hợp về văn hóa và xem liệu họ có phù hợp với đội ngũ của bạn không. Hãy nhìn vào đạo đức trong công việc của họ, cách họ làm việc và tương tác với người khác sẽ giúp bạn xác định được người phù hợp nhất với văn hóa doanh nghiệp và công việc của bạn.

>> Tìm hiểu thêm: Thương mại điện tử: Dự đoán tương lai và hướng phát triển hiện nay

Bước 2 – Đưa ra ngân sách cho nền tảng thương mại điện tử

Bước tiếp theo là suy nghĩ về việc bạn sẵn sàng chi bao nhiêu cho nền tảng thương mại điện tử của mình. Khi xác định ngân sách, hãy xem xét các chi phí ẩn của việc triển khai một nền tảng. Ngoài các chi phí cơ bản như phí bản quyền và lập trình, hãy cân nhắc cả chi phí bảo trì, tư vấn, lắp đặt, … và các chi phí sau:

  • Chi phí nền tảng thương mại điện tử – Chi phí cho nền tảng thương mại điện tử sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, doanh thu và các tính năng. Một số giải pháp (như Magento) tính phí cấp phép hàng năm trong khi các giải pháp khác (như Shopify) yêu cầu phí đăng ký hàng tháng. Trong một số trường hợp (chẳng hạn như Requestaware), nhà cung cấp nền tảng sẽ tính phí dựa trên doanh thu của doanh nghiệp.

Đây chỉ là một vài yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến ngân sách của bạn. Tuy nhiên, thông thường các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) có thể sẽ tốn khoảng vài trăm đô trong khi các doanh nghiệp lớn có thể phải chi ít nhất 20.000 đô la Mỹ mỗi năm cho một nền tảng thương mại điện tử.

  • Chi phí thiết kế và phát triển – Xây dựng cửa hàng trực tuyến lại là một chi phí khác. Các giải pháp SMB thường có được chia từ thành các dịch vụ từ miễn phí cho đến việc phải tiêu tốn hàng trăm đô la. Và đối với các dịch vụ trả phí thì tùy thuộc vào quy mô kinh doanh công ty của bạn, bạn có thể chọn thiết kế và phát triển trang web nội bộ của mình bằng cách thuê nhân công bên ngoài hoặc thực hiện kết hợp cả hai.
  • Phí bảo trì – Nhiều doanh nghiệp phải chi trả nhiều hơn dự kiến ​​vì họ không nghĩ đến việc bảo trì khi lập ngân sách. Đừng để lặp lại lỗi tương tự như vậy. Bạn nên nghĩ rằng trang web cần được bảo trì và chỉnh sửa liên tục, kèm theo các chi phí khác như tiếp thị, tích hợp, SEO, quản lý bảo mật, phân tích, v.v.
  • Phí giao dịch – Phí giao dịch có thể dao động tùy thuộc vào các giải pháp thương mại điện tử . Bạn có thể có được mức chi phí thấp bằng cách chọn các phương thức thanh toán từ chính nhà cung cấp. Hãy nhìn vào từng nền tảng thanh toán tích hợp để xem chúng có tích hợp với cổng thanh toán bạn chọn không hoặc liệu bạn sử dụng đối tác thanh toán có sẵn nào không.
  • Chi phí hosting – Bạn có thể trả bao nhiêu cho dịch vụ lưu trữ? Một lần nữa, điều này phụ thuộc vào giải pháp của bạn. Bạn có thể lựa chọn một giải pháp lưu trữ và để nhà cung cấp thương mại điện tử của bạn xử lý bảo trì máy chủ, cập nhật, v.v.

Ngoài ra, bạn có thể chọn một nền tảng thương mại điện tử tự lưu trữ trong đó bạn sẽ cần phải xử lý việc thiết lập và quản lý các máy chủ riêng hoặc tìm một đối tác lưu trữ. Với cách này, người bán sẽ phải trả chi phí máy chủ riêng.

  • Phí tư vấn (nếu có) – Nếu bạn đang thuê một chuyên gia tư vấn, đừng bỏ qua yếu tố này trong khi lập ngân sách
Bước 2 – Đưa ra ngân sách cho nền tảng thương mại điện tử
Web

>> Xem thêm: So sánh Magento vs CS Cart: Nên chọn nền tảng thương mại điện tử nào?

Bước 3 – Nghiên cứu giải pháp thương mại điện tử

Khi bạn đã có một ý tưởng rõ ràng về những gì bạn cần làm và chuẩn bị một nguồn ngân sách nhất định, hãy bắt đầu xem xét các giải pháp khác nhau để xác định giải pháp nào là phù hợp nhất. Để làm cho bước này dễ dàng hơn một chút, dưới đây là danh sách các giải pháp thương mại điện tử phổ biến nhất cho doanh nghiệp cùng với những chi tiết về điểm mạnh, hạn chế và chi phí.

Các yếu tố nên xem xét khi chọn một nền tảng thương mại điện tử

Chúng ta đã nói về những nền tảng thương mại điện tử khác nhau và những tính năng của chúng. Bây giờ, bạn sẽ cần xem xét các yếu tố giúp bạn đưa ra quyết định chính xác.

Trong phần này, chúng tôi sẽ nói về những điều cần cân nhắc hàng đầu khi chọn giải pháp thương mại điện tử bao gồm hosting, sản phẩm/ngành hàng của doanh nghiệp và trình độ chuyên môn.

Tự lưu trữ (self-hosting) hay hosting trên nền tảng đám mây

Bước 3 – Nghiên cứu giải pháp thương mại điện tử

Một trong những yếu tố hàng đầu để cân nhắc đó là bạn muốn ưu tiên dùng giải pháp thương mại điện tử tự lưu trữ hay giải pháp lưu trữ ngoài (thường dựa trên nền tảng đám mây). Mỗi lựa chọn đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.

Đối với phương pháp self-hosted, bạn sẽ chạy trang web của mình trên máy chủ riêng, do đó bạn có toàn quyền kiểm soát quản lý và bảo trì. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn thực hiện cập nhật mã chính trên trang web của mình, bạn có thể triển khai mà không cần dựa vào công ty hoặc nhà cung cấp hosting khác để xử lý yêu cầu cho bạn. Bạn có thể thực hiện khá nhiều thứ trên trang web của mình nếu bạn đang chạy nó trên máy của mình và điều này khiến self-hosting trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều người.

Tuy nhiên, việc chạy một trang web tự lưu trữ đòi hỏi một sự hiểu biết kỹ thuật nhất định, vì vậy nếu không biết nhiều về lập trình và hosting, bạn sẽ cần phải thuê các chuyên gia để làm điều đó. Việc của bạn là nâng cấp và bảo trì hệ thống và sẽ tốn chi phí cho các công đoạn này.

Những ưu và nhược điểm của self-hosting:

Ưu điểm

  • Toàn quyền kiểm soát giao diện, cảm nhận và chức năng trang web.
  • Có thể xây dựng và chạy một trang web theo ý muốn.

Nhược điểm

  • Yêu cầu kiến ​​thức kỹ thuật để thiết lập, vận hành và bảo trì.
  • Chi phí máy chủ cùng với thiết kế, phát triển và bảo trì có thể tăng cao.

Ví dụ về các nền tảng tự lưu trữ

  • Magento.
  • WooCommerce.
  • OpenCart.
  • OsCommerce.

Nếu bạn không quá quan tâm đến các giải pháp self-hosting, bạn có thể lựa chọn nền tảng thương mại điện tử sử dụng dịch vụ hosting từ nhà cung cấp khác. Đối với người dùng không có nhiều hiểu biết kỹ thuật, giải pháp này cực kỳ ưu việt vì những công việc như bảo trì máy chủ và cập nhật phần mềm đã được nhà cung cấp thực hiện.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn kiểm soát hoàn toàn các tính năng và chức năng của trang web của mình, thì đây có thể không phải là lựa chọn tốt nhất. Hãy nhớ rằng thuê hosting đồng nghĩa với việc bạn không thể phát hành các tính năng bất cứ khi nào bạn muốn và thường bị giới hạn trong các tính năng sẵn có và tiện ích bổ sung của phần mềm.

Ưu điểm và nhược điểm của dịch vụ hosting:

Ưu điểm

  • Công việc bảo trì máy chủ hay phát triển hệ thống được thực hiện sẵn cho người sử dụng.
  • Là một giải pháp cực kỳ hiệu quả cho người dùng không có nhiều hiểu biết kỹ thuật muốn tập trung vào các giải pháp kinh doanh.
  • Chi phí rẻ.

Nhược điểm

Thiếu quyền kiểm soát về cập nhật và các tính năng.

Ví dụ về các nền tảng được lưu trữ

  • Shopify.
  • BigCommerce.
  • Wix.
  • Squarespace.
  • LemonStand.
  • 3dcart.

>> Xem thêm: 10 điều cần ghi nhớ để thành công trong Thương mại điện tử Bách hóa (Grocery eCommerce)

Xem xét nền tảng thương mại điện tử nào là tốt nhất cho sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của bạn

Trong khi hầu hết các nền tảng thương mại điện tử đủ linh hoạt để hỗ trợ các loại sản phẩm khác nhau, thì sẽ có một số giải pháp nhất định lý tưởng hơn cho các loại hàng hóa hoặc các ngành cụ thể. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin giúp bạn quyết định giải pháp nào phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Nền tảng thương mại điện tử tốt nhất cho ngành thời trang (may mặc, giày dép, phụ kiện)

Phần lớn các nền tảng thương mại điện tử đều hỗ trợ các sản phẩm tập trung vào thời trang như may mặc và giày dép. Tuy nhiên, nếu các sản phẩm của bạn có các kích cỡ và loại sản phẩm khác nhau, thì các nền tảng có khả năng lưu trữ mạnh mẽ như Magento, Shopify, BigCommerce, Volusion và 3dcart sẽ phù hợp với bạn.

Một lý do khác tại sao các nền tảng này lại cực kỳ hiệu quả đối với các sản phẩm thời trang. Trang phục, giày dép và phụ kiện có thể được tiếp thị hiệu quả thông qua mạng xã hội (như Instagram và Pinterest) và các nền tảng được đề cập ở trên có khả năng tích hợp với mạng xã hội và sẽ giúp cho việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn.

Nền tảng thương mại điện tử tốt nhất cho ngành hàng điện tử

Nếu bạn đang bán các thiết bị sẵn có, không cần lắp ráp, và lượng hàng hóa không nhiều, bạn sẽ chỉ cần một nền tảng đơn giản như Wix.

Nếu danh mục hàng hóa lớn hơn, bạn có thể thử nghiệm các nền tảng như Shopify và BigCommerce.

Tuy nhiên, nếu bạn đang bán các thiết bị điện tử phức tạp hơn – có thể có các các chi tiết động hoặc đi kèm với phần mềm hoặc dịch vụ – thì bạn cần đến các nền tảng được trang bị nhiều hơn để xử lý quy trình của các sản phẩm phức tạp như Magento, 3dCart.

Nền tảng thương mại điện tử tốt nhất cho ngành ẩm thực

Bạn muốn xây dựng nền tảng thương mại với các mặt hàng thực phẩm và đồ uống nhà làm? Ví dụ, bạn muốn làm một website về các sản phẩm bánh hoặc bia tự làm? Big Cartel có thể là một lựa chọn tuyệt vời, vì nền tảng này được tạo ra để phục vụ riêng cho các nhà sản xuất.

Và nếu bạn có nhiều loại sản phẩm hay quy mô danh mục sản phẩm từ trung bình đến lớn, hãy xem xét đến các nền tảng như Magento, Shopify, BigCommerce, Volusion.

Nền tảng thương mại điện tử tốt nhất cho các sản phẩm thủ công

Big Cartel là giải pháp cực kỳ tuyệt vời nếu bạn là một người bán hàng thủ công mỹ nghệ. Nền tảng Big Cartel được tạo ra cho bạn và sẽ có rất nhiều sự hỗ trợ đến từ cộng đồng đối tác của Big Cartel.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nền tảng Big Cartel đã khá lâu đời và có thể sẽ không còn có khả năng thực hiện các tính năng thương mại điện tử tiên tiến. Điều đó cũng hoàn toàn hợp lý nếu bạn là một nghệ sĩ và bạn chỉ muốn giới thiệu và bán một số tác phẩm nhất định.

Nhưng nếu bạn đang tìm cách tùy chỉnh hoàn toàn trang web của mình hoặc yêu cầu khả năng bán hàng trực tuyến mạnh mẽ hơn thì hãy xem xét các giải pháp như Zyro, Shopify, BigCommerce hoặc bất kỳ giải pháp nào khác ở trên.

Nghiên cứu chuyên sâu

Nghiên cứu chuyên sâu

Vậy là bạn đã khảo sát và biết được tính năng của các nền tảng thương mại điện tử. Vậy thì bây giờ hãy tìm giải pháp nào phù hợp nhất nhất. Dưới đây là một vài bước để giúp bạn làm điều này:

Thu hút nhà thầu

Hãy gửi bản mời thầu chính thức (RFP) tới các nhà cung cấp tiềm năng. Một RFP được chuẩn bị kĩ càng sẽ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ hiểu đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp và giúp họ đưa ra các đề xuất chính xác hơn.

Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý những thông tin bạn nên có trong bản mời thầu, cùng với những kinh nghiệm thực tế giúp bạn nhận được bản chào thầu ấn tượng nhất.

Phần giới thiệu đầy đủ – Trước hết hãy bắt đầu bằng một lời giới thiệu tốt bằng cách đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất về những gì mà công ty bạn đang làm, lịch sử phát triển của doanh nghiệp và cung cấp chi tiết thông tin về mô hình kinh doanh của bạn.

Tiếp theo là phần tiến hành thảo luận về dự án. Tại sao bạn lại quyết định lấn sang mảng thương mại điện tử? Mục tiêu của bạn là gì và bạn đang tìm kiếm điều gì trong một giải pháp?

Xác định khung thời gian – Những câu hỏi như “khi nào hệ thống sẽ go-live?” sẽ đưa ra một khoảng thời gian nhất định đòi hỏi các nhà cung cấp đưa ra các giải pháp nhanh chóng và chính xác. Các chi tiết chính sẽ bao gồm:

  • Deadline cho bản đề xuất.
  • Ngày lựa chọn nhà thầu.
  • Ngày ra mắt.

Trình bày kiến ​​trúc, nền tảng và công nghệ hiện tại – Các nhà cung cấp tiềm năng sẽ cần thông tin về nền tảng về hệ thống và công nghệ hiện tại của bạn để đánh giá dự án và đưa ra đề xuất. Dưới đây là một số chi tiết hệ thống của doanh nghiệp cần có trong bản mời thầu:

  • Nền tảng thương mại điện tử hiện tại.
  • Hệ thống back office (ERP, accounting, fulfilment).
  • Tích hợp bên thứ ba.
  • Môi trường thử nghiệm và phát triển.
  • Kiến ​​trúc hạ tầng.

Các thông số liên quan – Các chỉ số như lưu lượng truy cập trang web và doanh số sẽ cực kỳ hữu ích giúp các nhà cung cấp đưa ra đề xuất của họ. Những thông tin các nhà cung cấp cần nắm vững bao gồm:

  • Lượt xem trang hàng tuần.
  • Số lượng khách hàng active trong cùng một thời điểm (Concurrent visitors).
  • Số lượng giao dịch mỗi tuần.
  • Doanh số bán hàng.

Yêu cầu của bạn – Lúc này, bạn có thể bắt đầu đi sâu vào chi tiết hơn về những gì bạn cần trong một hệ thống thương mại điện tử mới. Sử dụng danh sách các yêu cầu mà bạn đã tạo ở bước một và đưa ra cho nhà cung cấp.

Đưa ra yêu cầu cho bản chào thầu – Sau khi bạn cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp và nhu cầu của mình, bạn có thể tiến hành nói về những gì bạn muốn thấy trong các bản chào từ bên cung cấp.

Ở giai đoạn này, bạn có thể thảo luận về định dạng của bản chào (docx, pdf,…), cùng với các câu hỏi bạn muốn được trả lời. Dưới đây là một danh sách những điều bạn có thể yêu cầu:

  • Tổng quan về nhà cung cấp dịch vụ.
  • Thông tin liên lạc.
  • Thông tin tài chính (nghĩa là doanh số, lợi nhuận, khoản phải thu, tài trợ, v.v.).
  • Kinh nghiệm liên quan.
  • Đối tác.
  • Cách tiếp cận để thực hiện giải pháp.
  • Cách thức trao đổi trong quá trình làm việc.
  • Danh sách dịch vụ bảo vệ.
  • Tuân thủ tiêu chuẩn.
  • Chi tiết giải pháp.
  • Quy mô và tính chất của nhóm triển khai dự án.
  • Kế hoạch triển khai.
  • Chi tiết về giá (tức là chi phí của chính giải pháp cùng với các chi phí liên quan khác như phần cứng, bảo trì, phát triển, đào tạo,…).
  • Một số dự án mà nhà cung cấp đã triển khai.

Trên đây chỉ là một danh sách một phần các yêu cầu, vì vậy hãy tham khảo ý kiến ​​của các bên liên quan khác để đưa ra một bản mời thầu chi tiết.

Liên lạc với đội ngũ kinh doanh của nhà cung cấp và thảo luận về nhu cầu của bạn

Một lựa chọn khác là bắt đầu một cuộc trò chuyện trực tiếp với các nhà cung cấp. Hãy liên lạc với đội ngũ bán hàng của họ và thảo luận về dự án, yêu cầu của bạn và giải pháp họ có thể cung cấp. Hãy sử dụng danh sách các yêu cầu của bạn để thực hiện các cuộc thảo luận với các nhà cung cấp.

Trao đổi với các chuyên gia tư vấn thương mại điện tử và các doanh nghiệp giống bạn

Việc thảo luận với các chuyên gia tư vấn thương mại điện tử và doanh nghiệp đã sử dụng các nền tảng mà bạn đang xem xét cũng là một ý hay. Bạn có thể hỏi họ một số câu hỏi như: Ưu điểm và nhược điểm của các nền tảng thương mại điện tử là gì? Cần bao nhiêu thời gian, tiền bạc và công sức để thiết lập và bảo trì hệ thống?

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, hãy tìm và lựa chọn những chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành. Tại Việt Nam, Magenest là công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử hàng đầu với các dự án tiêu biểu ở nhiều ngành hàng như: Drinkies (Heineken), Trung Nguyên, ACFC,… Liên hệ ngay với Magenest để nhận tư vấn miễn phí về thương mại điện tử. Với kiến thức chuyên sâu và nhiều năm kinh nghiệm triển khai, Magenest sẽ mang đến những giải pháp thương mại điện tử tối ưu nhất cho doanh nghiệp!

Yêu cầu demo hoặc bản dùng thử

Nếu có thể, hãy lên lịch một buổi demo hoặc dùng thử phần mềm để bạn có thể xem xét kỹ hơn về cách thức hoạt động của hệ thống. Hãy chắc chắn rằng cuộc họp bao gồm các bên liên quan của công ty để họ có thể tự đánh giá các nền tảng đó.

Lưu ý rằng để tiến hành các bản demo tốt nhất, hãy liệt kê một vài nhà cung cấp (5 hoặc ít hơn). Điều này sẽ cho phép bạn đào sâu vào các nền tảng và đánh giá một cách chính xác.

Bước 4 – So sánh, đánh giá và quyết định

Lúc này, bạn đã có nhiều thông tin về những tính năng mà mỗi giải pháp có thể đem lại. Bước tiếp theo là so sánh từng nền tảng để xem giải pháp nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp bằng cách đối chiếu các bản chào và sử dụng các thông tin để đưa ra quyết định.

Để làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, hãy so sánh các nhà cung cấp bằng bảng tính bạn đã tạo trước đó. Tạo một bảng liệt kê tất cả những thứ bạn cần trong nền tảng thương mại điện tử, sau đó đặt các nhà cung cấp mà bạn đang xem xét trong các cột khác nhau. Điều này sẽ cho phép bạn dễ dàng đánh dấu vào các tính năng mà mỗi nhà cung cấp có thể cung cấp. Nếu một nền tảng không có một tính năng mà bạn cần, hãy viết ra các cách bạn có thể xử lí (như sử dụng tích hợp bên thứ ba, phát triển một giải pháp tùy chỉnh).

Một lần nữa, đây là một phần quan trọng cần ý kiến của những nhân sự chủ chốt trong công ty. Hãy hỏi ý kiến của các phòng ban như IT, dịch vụ khách hàng, bán hàng, marketing,… để đánh giá các giải pháp và đưa ra quyết định.

Kết luận

Tìm kiếm và triển khai một nền tảng thương mại điện tử mới là một công việc lớn. Có thể sẽ mất rất nhiều thời gian để thực hiện dự án này. Nhưng sẽ rất đáng nếu bạn có thể chọn được giải pháp phù hợp, cho phép doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, cải thiện quy trình vận hành và tăng doanh số.

Xem chi tiếtThu gọn

Bài viết liên quan

7 Bước xây dựng sàn thương mại điện tử cho doanh nghiệp

7 Bước xây dựng sàn thương mại điện tử cho doanh nghiệp

Góc nhìn toàn cảnh 2019: Kinh tế Internet – Thương mại điện tử Việt Nam và những dự đoán trong năm 2020

Góc nhìn toàn cảnh 2019: Kinh tế Internet – Thương mại điện tử Việt Nam và những dự đoán trong năm 2020

4 Bước cần làm khi chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp với doanh nghiệp

4 Bước cần làm khi chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp với doanh nghiệp

Search for:

Chủ đề khác

  • Amazon Web Services
  • Chuyển đổi số
  • Hoạt động nội bộ
  • HubSpot
  • Magento
  • Marketing
  • Mobile App
  • Odoo
  • Odoo software
  • Phần mềm CRM
  • Quản trị doanh nghiệp
  • Shopify
  • Thương mại điện tử
  • Tin tức
Xem thêm

Bài viết mới nhất

12 phần mềm quản lý nhà trọ

Top 12 Phần Mềm Quản Lý Nhà Trọ Phổ Biến Nhất

26/11/2024 11 Phần Mềm Quản Lý Gara Ô Tô Hiệu Quả Dành Cho Doanh Nghiệp

11 Phần Mềm Quản Lý Gara Ô Tô Hiệu Quả Dành Cho Doanh Nghiệp

25/11/2024 12 Phần Mềm Quản Lý Văn Bản Hiệu Quả Dành Cho Doanh Nghiệp

12 Phần Mềm Quản Lý Văn Bản Hiệu Quả Dành Cho Doanh Nghiệp

22/11/2024 9 Phần Mềm Quản Lý Nhà Thuốc Tốt Nhất Năm 2024

9 Phần Mềm Quản Lý Nhà Thuốc Tốt Nhất Hiện Nay

21/11/2024 Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử Tải eBook

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Leave this field empty if you're human:

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Magenest logo gray clutch global award Kết nối với Magenest Linkedin Facebook Instagram Youtube Behance clutch global award top clutch magento company top shopify company GIẢI PHÁP

Magento

HubSpot

Odoo

Amazon Web Services

Shopify

CÔNG TY

Giới thiệu

Tuyển dụng

Liên hệ

Brand Guideline

Magenest logo gray clutch global award top clutch magento company top shopify company Kết nối với Magenest Linkedin Facebook Instagram Youtube Behance GIẢI PHÁP

Magento

HubSpot

Odoo

Amazon Web Services

Shopify

CÔNG TY

Giới thiệu

Tuyển dụng

Liên hệ

Brand Guideline

Liên hệ với Magenest

Hà Nội: (+84) 96 295 5486TP HCM: (+84) 96 683 5489 sales@magenest.com

Magenest JSC

Trụ sở chính: Phòng 409, Tòa GP Invest, 170 Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà NộiVP HCM: Tầng 2, D-eyes, 371 Nguyễn Kiệm, Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

Magenest LLC

2035 Sunset Lake Road, Suite B-2, Newark, DE 19702

Magenest International PTE. LTD.

68 Circular Road #02-01 Singapore 049422

Hà Nội: (+84) 96 295 5486TP HCM: (+84) 96 683 5489 sales@magenest.com

Magenest JSC

Trụ sở chính: Phòng 409, Tòa GP Invest, 170 Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà NộiVP HCM: Tầng 2, D-eyes, 371 Nguyễn Kiệm, Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

Magenest LLC

2035 Sunset Lake Road, Suite B-2, Newark, DE 19702

Magenest International PTE. LTD.

68 Circular Road #02-01 Singapore 049422

KẾT NỐI VỚI MAGENEST Linkedin Facebook Instagram Youtube Privacy Policy Terms of Service Copyright © 2024, Magenest JSC. All rights reserved. Privacy Policy Terms of Service

Từ khóa » Các Bước Thiết Lập Liên Doanh Thương Mại điện Tử