4 Bước Quản Lý Chi Tiêu Hàng Ngày Hiệu Quả Nhất - SeABank
Có thể bạn quan tâm
1. Xác định lý do tại sao cần quản lý chi tiêu hàng ngày
Việc quản lý chi tiêu hàng ngày và quản lý chi tiêu hàng tháng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công, chất lượng cuộc sống hiện tại và cả tương lai của mỗi người. Quản lý chi tiêu hợp lý, đúng cách và hiệu quả mang lại rất nhiều giá trị và lợi ích như:
-
Quản lý chi tiêu giúp bạn không bị thường xuyên rơi vào tình trạng cháy túi: Nếu bạn không có kế hoạch quản lý chi tiêu hàng ngày, hàng tháng sẽ dẫn tới tình trạng tiêu tiền “vô tội vạ” hay “xuống tiền” dễ dàng. Hậu quả của điều này là bạn sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng “cháy túi”, chưa đến cuối tháng đã hết tiền tiêu.
Ngược lại, nếu bạn có kế hoạch quản lý chi tiêu từng ngày, từng tháng một cách cụ thể và rõ ràng thì bạn có thể biết khi nào cần mua gì, tiêu tiền vào việc gì. Từ đó, bạn có thể cân đối tài chính đều cho cả tháng, tránh tình trạng “cháy túi” khi lương “chưa về”.
- Quản lý chi tiêu tốt giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống: Khi bạn không rơi vào tình trạng tiền thiếu trước hụt sau thì cũng đồng nghĩa với việc chất lượng cuộc sống của bạn cũng trở nên tốt hơn. Việc kiểm soát và quản lý chi tiêu tốt giúp bạn tiêu tiền không lãng phí, đúng mục đích và dùng tiền vào các việc có ích thiết thực hơn.
- Quản lý chi tiêu cá nhân là biểu hiện của sự trưởng thành và tự lập: Việc bạn tự quản lý chi tiêu cá nhân hàng ngày và hàng tháng, không cần có sự trợ giúp hay can thiệp của bố mẹ cũng là biểu hiện cho thấy sự tự lập và trưởng thành của bạn. Với các bạn sinh viên, việc biết cách quản lý chi tiêu cho sinh viên hợp lý không chỉ giúp bạn tự làm chủ cuộc sống của mình mà còn giúp bố mẹ yên tâm hơn khi bạn ở xa.
Quản lý chi tiêu hàng ngày là việc làm cần thiết để bạn kiểm soát chi tiêu phù hợp và nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Xây dựng kế hoạch chi tiêu hàng ngày
Dưới đây là các bước xây dựng kế hoạch chi tiêu hàng ngày bạn có thể tham khảo khi cần:
2.1. Bước 1: Xác định mục tiêu rõ ràng
Bạn cần xác định được mục tiêu quản lý tài chính của mình là ngắn hạn hay dài hạn để kiểm soát tốt các khoản chi tiêu trong từng ngày, hàng tuần và hàng tháng, tránh chi tiêu tùy hứng và lãng phí.
Ví dụ, mục tiêu ngắn hạn bạn đặt ra có thể là đi du lịch, mua điện thoại, laptop hoặc xe máy trả góp… Mục tiêu dài hạn có thể là kinh doanh, mua nhà, thậm chí là lên kế hoạch tài chính cho việc nghỉ hưu.
Việc xác định mục tiêu quản lý tài chính ngắn hạn hay dài hạn rõ ràng giúp bạn kiểm soát tốt nhất các chi tiêu hàng ngày.
2.2. Bước 2: Xây dựng kế hoạch
Sau khi đã xác định được mục tiêu quản lý tài chính là ngắn hạn hay dài bạn, bước tiếp theo bạn cần làm đó là xây dựng kế hoạch chi tiết và cụ thể cho việc quản lý chi tiêu. Khi xây dựng kế hoạch quản lý chi tiêu bạn cần:
- Thống kê các khoản chi tiêu trong ngày: Hãy viết ra các khoản chi tiêu thường xuyên, các khoản bất thường để kiểm soát tài chính tốt nhất, đồng thời chủ động trong các tình huống như ốm đau, thất nghiệp.
- Đặt giới hạn ngân sách cho từng khoản chi: Trước khi mua bất cứ món đồ hay làm bất cứ việc gì, bạn cần xác định rõ ngân sách mà bạn có thể chi trả để tránh tình trạng vượt quá khả năng tài chính, thiếu hụt tiền.
- Ứng dụng quản lý chi tiêu hàng tháng, hàng ngày theo mô hình 6 chiếc lọ: Phương pháp 6 chiếc lọ (JARS system) được sáng tạo bởi Harv Eker - nhà sáng lập công ty Peak Potential Trainning chuyên đào tạo, nghiên cứu tư duy phát triển và làm giàu. 6 chiếc lọ trong phương pháp JARS tương ứng với 6 phần thu nhập hàng tháng, mỗi lọ sẽ có tên và chức năng riêng.
Cụ thể, nếu coi tổng thu nhập hàng tháng là 100% thì mỗi chiếc lọ sẽ chiếm một % nhất định để phục vụ các mục đích khác nhau. Trong đó, lọ 1 (chi tiêu cần thiết: 55%); lọ 2 (tài khoản tiết kiệm dài hạn: 10%); lọ 3 (tài khoản tự do tài chính: 10%); lọ 4 (tài khoản giáo dục:10%); lọ 5 (tài khoản hưởng thụ 10%); lọ 6 (tài khoản từ thiện: 5%).
Việc áp dụng quản lý chi tiêu theo 6 chiếc lọ vừa giúp bạn phân bổ thu nhập hợp lý cho các mục đích khác nhau, vừa kiểm soát thu/chi hiệu quả. Ngoài ra, còn giúp bạn có thể chủ động điều chỉnh giới hạn chi tiêu và thay đổi mức sống cho phù hợp.
Mô hình 6 chiếc lọ - giải pháp quản lý chi tiêu thông minh và dễ thực hiện.
3. Theo dõi chi tiêu hàng ngày, hàng tháng
Để theo dõi chi tiêu hàng ngày hiệu quả và đúng cách, bạn có thể sử dụng sổ tay chi tiêu hoặc các ứng dụng quản lý chi tiêu để ghi chép cẩn thận các khoản chi tiêu trong ngày. Sử dụng dịch vụ thanh toán online qua thẻ ATM sẽ lưu lại lịch sử giao dịch cũng là 1 cách quản lý chi tiêu hàng tháng, hàng ngày giúp bạn dễ dàng tra cứu hơn khi cần.
Qua số liệu các khoản chi tiêu đó, bạn sẽ có thể so sánh việc chi tiêu thực tế với kế hoạch chi tiêu ban đầu. Đồng thời từ đó đánh giá và điều chỉnh thói quen chi tiêu một cách định kỳ (hàng tuần, hàng tháng).
Theo dõi chi tiêu hàng ngày giúp bạn phát hiện các chi tiêu vượt ngoài kế hoạch để có điều chỉnh kịp thời và phù hợp.
4. Quản lý chi tiêu hàng ngày hiệu quả trên ngân hàng số SeAMobile
SeABank là ngân hàng tiên phong tại Việt Nam cung cấp tính năng chăm sóc sức khỏe tài chính - ngân hàng số SeAMobile với nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội. Lựa chọn SeAMobile, khách hàng có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát thu chi, tình hình tài chính, đồng thời được cảnh báo khi số tiền chi vượt quá kế hoạch chi tiêu đã đề ra.
Không chỉ vậy, căn cứ trên thói quen và hành vi tiêu dùng, SeAMobile còn phân tích và đưa ra gợi ý sản phẩm, dịch vụ phù hợp với khả năng tài chính của người dùng để đảm bảo chi tiêu đúng kế hoạch, tránh tình trạng thiếu hụt trước sau.
Các ưu điểm và tính năng nổi bật của dịch vụ quản lý chi tiêu hàng ngày trên ngân hàng số SeAMobile:
- Quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ trên SeAMobile: Trên SeAMobile, mô hình 6 chiếc lọ được trình bày ở dạng biểu đồ và các cảnh báo cho khách hàng. Ngoài ra, SeAMobile cho phép khách hàng tự điều chỉnh tỷ trọng 6 lọ sao cho phù hợp với thu nhập của mình.
- Đa dạng biểu đồ, báo cáo, mang lại cái nhìn tổng quan và chi tiết về tình hình tài chính của khách hàng.
- Phân tích thu chi của khách hàng dựa trên các số liệu: Dự thu, dự chi trong tháng.
- Cài đặt mục tiêu và theo dõi tiến độ thực hiện mục tiêu, gắn các sổ tiết kiệm vào mục tiêu đã có.
- Tự động phân loại các giao dịch chi tiêu qua thẻ SeABank, khách hàng có thể thêm và phân loại các giao dịch bằng tay.
Xem thêm: Bật mí cách thanh toán tiền điện thoại trả sau online ĐƠN GIẢN, TIỆN LỢI
Quản lý tài chính cá nhân theo mô hình 6 lọ của SeABank cho phép khách hàng tự điều chỉnh % tài chính phù hợp với thu nhập của mình.
Bạn có thể tải ứng dụng SeAMobile về điện thoại của mình để áp dụng ngay mô hình quản lý chi tiêu hàng ngày nhanh chóng, hiệu quả qua các link sau:
- Tải ứng dụng trên hệ điều hành iOS
- Tải ứng dụng trên hệ điều hành Android
Quản lý chi tiêu hàng ngày, hàng tháng nếu thực hiện sai cách và không có kế hoạch định hướng rõ ràng có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của gia đình bạn. Ngược lại khi bạn có cách quản lý chi tiêu đúng đắn, bạn sẽ luôn ở tư thế chủ động về mặt tài chính, ngay cả khi bị ốm đau hay thất nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách hàng có thể liên hệ tới số điện thoại 1900 555 587 để được tư vấn hoặc truy cập vào website www.seabank.com.vn để biết thêm thông tin chi tiết.
Từ khóa » Chi Tiêu
-
Làm Thế Nào để Cân đối Thu Chi Trong Gia đình?
-
3 Bước Lên Kế Hoạch Chi Tiêu Cá Nhân | Prudential Việt Nam
-
Chi Tiêu - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Hướng Dẫn Cách Lập Bảng Chi Tiêu Cá Nhân Hàng Tháng Chi Tiết Nhất
-
4 Mẹo Quản Lý Chi Tiêu Hiệu Quả để Tiết Kiệm được Nhiều Hơn
-
Mẫu Bảng Chi Tiêu Cá Nhân 1 Tháng Giúp Quản Lý Tài Chính Hiệu Quả
-
Cách Quản Lý Chi Tiêu Hợp Lý Và Hiệu Quả Trong 1 Tháng - Timo
-
10 Cách Tiết Kiệm Chi Tiêu Cá Nhân đơn Giản Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Nguyên Tắc 6 Chiếc Lọ - Quản Lý Chi Tiêu Cá Nhân Như Các Triệu Phú
-
Gợi ý Cách Quản Lý Tiền Bạc Và Chi Tiêu Hợp Lý Dành Cho Mọi Người
-
8 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Chi Tiêu Quá Nhiều - Manulife
-
Chi Tiêu - VietNamNet
-
Lập Kế Hoạch Chi Tiêu Với Tính Năng Ngân Sách Của Money Lover