4 Bước Viết Kịch Bản TIKTOK Hấp Dẫn Hút Triệu View - XDIGI Agency

Để các video trên Tiktok trở nên hấp dẫn, ngoài sự chuẩn bị về đạo cụ và bối cảnh. Kịch bản cũng là thứ khá quan trọng để giúp video hấp dẫn hơn. Xây dựng nội dung kịch bản cũng sẽ giúp bạn định hướng rõ hơn về kênh của mình. Giúp bạn dễ dàng thu hút được lượt xem và tương tác lớn. Dưới đây là những bước viết kịch bản Tiktok chuẩn nhất dành cho bạn.

Vì sao bạn nên tự viết kịch bản TIKTOK?

Bởi vì :

  • Ai hiểu rõ sản phẩm và giá trị của bạn hơn chính bạn?
  • Ai hiểu rõ khách hàng của bạn hơn chính bạn?
  • Ai yêu khách hàng và sản phẩm hơn chính bạn?

Vậy thì bạn sẽ là người có thể tạo ra những kịch bản phim ngắn “bá đạo” nhất chỉ với vài cách cực đơn giản sau đây.

Kịch bản giúp video Tiktok trở nên chuyên nghiệp hơn

Kịch bản giúp video Tiktok trở nên chuyên nghiệp hơn

Cách viết soạn kịch bản bán hàng là gì?

Chỉ với 4 bước đơn giản là bạn sẽ có được một bài rồi:

  • Bước 1: Xác định rõ khách hàng của mình là ai
  • Bước 2: Xác định những giá trị mình sẽ đem đến khách hàng là gì
  • Bước 3: Ý tưởng nội dung
  • Bước 4: Nguồn nội dung

Giờ thì đi vào chi tiết hơn nhé!

Banner được tài trợQuảng cáo

Bước 1: Xác định rõ khách hàng của mình là ai

Vẽ ra chân dung khách hàng càng rõ bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu, như tuổi tác, nghề nghiệp, hôn nhân gia đình, chức vụ, sở thích, lối sống, hành vi, đồ dùng, hoàn cảnh sống,… Họ đang gặp vấn đề gì, có những nhu cầu, mong muốn, khao khát gì trong cuộc sống, ở hiện tại và tương lai.

Ví dụ: Đối tượng khách hàng mục tiêu nhắm tới là những chàng trai 16-30 tuổi, trẻ trung năng động nhưng đã chững chạc hơn mấy em “xì teen”, đã có tiền riêng, đi làm, có người yêu,…

Họ muốn được trở nên cool ngầu với chiếc xe yêu thích của mình để tự tin hơn, đẹp trai hơn, để được nhiều người yêu quý hơn từ công ty, bạn bè, người yêu,… sử dụng các đồ chơi xe siêu chất.

Bước 2: Xác định những giá trị mình sẽ đem đến khách hàng là gì

Hãy nhìn thẳng vào những vấn đề, nhu cầu từ biểu hiện ra bên ngoài đến thầm kín bên trong. Nhu cầu càng thầm kín bên trong mà mình tìm ra được thì đụng vào càng dễ lung lay, kiểu như người bạn tâm giao chỉ cần nói một câu là dường như đã hiểu nhau cả đời rồi ấy.

Nên nhớ, sản phẩm của mình chỉ là một phần trong toàn bộ giá trị mình trao đến khách hàng.

Ví dụ câu chuyện anh đi uống rượu, chưa say rượu đã say cô bán rượu, vậy ở đây cô bán rượu đâu chỉ bán rượu mà cả vẻ đẹp, nụ cười, liếc mắt đưa tình, nói chuyện ngọt lịm, nét duyên, tình yêu,…

Bước 3: Ý tưởng nội dung

Cách đơn giản nhất để có ý tưởng đó là thay đổi góc nhìn

  1. Hãy chọn lấy một đối tượng (ở đây có thể là khách hàng của mình)
  2. Chọn lấy một bối cảnh nơi mà vấn đề của họ đã, đang hoặc sẽ phát sinh
  3. Đưa ra một giải pháp cho vấn đề, nhu cầu đó
  4. Đối tượng nói về giải pháp đó (có thể là bất cứ ai, bất cứ cái gì trong bối cảnh đó)

Ví dụ:

1. Một bạn trai đã có một chiếc xe yêu thích của mình

2. Chuẩn bị đi chơi với bạn bè hoặc là đi tour nhưng chưa biết phải chuẩn bị gì, ứng biến ra sao

Banner được tài trợQuảng cáo

3. Tân trang cho chiếc xe “ngựa chiến” của mình, chuẩn bị tinh thần tự tin để sẵn sàng đi chơi với bạn bè (có thể liên quan ít hay nhiều, có hay không sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chiếc xe của mình đều được)

4. Các đối tượng khác nhau

  • Đối tượng 1: Người từng trải đã từng đi tour (Nhớ lại lần đầu tiên đi tour xa, mình không tài nào quên được, mình đã chuẩn bị nào là abc, xyz nhưng rồi cuối cùng mình mới phát hiện ra là chỉ cần… là đủ rồi, hay nhớ rằng trước khi đi tour hãy tham khảo những người đi trước để chăm sóc và chuẩn bị xe của mình như thế nào… để có một chặng đường dài tốt nhất)
  • Đối tượng 2: Người chưa có kinh nghiệm đi tour (Trong lúc đi tour xe bị trục trặc do không thay nhớt, bảo dưỡng xe… nên trong lúc đi tour xe chạy rất yếu thậm chí còn trục trặc giữa đường)

Như vậy, chỉ với một trường hợp (bối cảnh) mà bạn có thể chọn rất rất nhiều góc nhìn khác nhau thì bạn sẽ có vô vàn cách nói về giải pháp cho vấn đề, nhu cầu đó. Chỉ cần nhập tâm vào và cho rằng mình chính là vật thể đó thì bạn sẽ có kịch bản để diễn giải ra thôi.

Ý tưởng góp phần không nhỏ vào sự thành công của video trên Tiktok

Ý tưởng góp phần không nhỏ vào sự thành công của video trên Tiktok

Bước 4: Nguồn nội dung

– Tự viết ra

– Tụ họp thành từng nhóm viết rồi chia sẻ cho nhau dùng

– Sưu tầm rồi xào lại:

  • Google Search theo từ khóa
  • Các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram, Pinterest,…)
  • Báo, truyện, sách,…
  • Các trang web
  • Các diễn đàn, forum, group Facebook
  • Các trang nước ngoài rồi cho Google Translate dịch về tiếng Việt

Với 4 bước được chắt lọc về đơn giản hết mức như thế này thì với một người thường xuyên được điểm bốn môn văn làm được thì bạn cũng làm được. Hy vọng với công thức này, bạn có thể “hấp thu” và sớm đạt tới mức “thượng thừa” trong cách viết kịch bản Tiktok.

Từ khóa » Cách Viết Kịch Bản Tiktok