4 Cách Cân Bằng độ PH Trong Nước Giếng Sinh Hoạt Hiệu Quả

Sử dụng nước uống có độ pH phù hợp sẽ giúp chúng ta có một sức khỏe tốt hơn. Vậy độ pH bao nhiêu là phù hợp? Làm thế nào để cân bằng độ pH trong nước? Bài viết dưới đây của Karofi sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.

4 Cách Cân Bằng Độ pH Trong Nước Giếng Nước Sinh Hoạt Hiệu Quả

4 Cách Cân Bằng Độ pH Trong Nước Giếng Nước Sinh Hoạt Hiệu Quả

Độ pH là gì?

Độ pH là một chỉ số dùng để đo độ hoạt động của ion H₃O+ (H+) trong dung dịch. Độ hoạt động của các ion hydro được quyết định bởi hằng số điện li của nước và sự tương tác với các ion khác có trong dung dịch. Trong đó:

  • Nếu lượng ion H+ trong nước cao, độ pH < 7 thì dung dịch có tính axit.
  • Nếu lượng ion H+ thấp, pH từ 8 trở lên thì nước có tính bazơ.
  • Nếu lượng hydro cân bằng với lượng hydroxit thì dung dịch đó là trung tính.

Độ pH là gì?

Độ pH là gì?

Tại sao cần xác định độ PH trong nước?

Nước có vai trò cực kỳ quan trọng với cơ thể và các hoạt động thường ngày của con người. Việc xác định độ pH trong nước giúp bạn xác định được tính chất axit/kiềm của nguồn nước, từ đó giúp hạn chế được các rủi ro về bệnh tật nguy hiểm từ nguồn nước kém chất lượng gây ra.

Ý nghĩa của độ pH trong nước đối với sức khỏe

Ý nghĩa của độ pH trong nước đối với sức khỏe

Theo tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới WHO về chất lượng nước uống, độ pH của nước nằm trong khoảng 6.5 - 9.5. Đây là độ pH ở mức trung bình, nước có tình kiềm nhẹ, nước dễ uống, an toàn và tốt cho sức khỏe.

Tại Việt Nam, Bộ Y Tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống, độ pH cho phép trong khoảng 6.5 - 8.5 giúp cơ thể nạp được các khoáng chất có lợi cho cơ thể, phục vụ tốt các hoạt động hàng ngày như học tập, làm việc, chơi thể thao, ...

Đối với nguồn nước sinh hoạt, độ pH nằm ở mức 6.0 - 8.5 được coi là an toàn, đảm bảo chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của các thiết bị trong gia đình.

Nước sinh hoạt, nước giếng có độ pH bao nhiêu?

Bạn hoàn toàn có thể nhận biết được nước giếng, nước sinh hoạt nhà mình đang sử dụng có nồng độ PH thấp hay cao bằng mắt thường. Cách dễ nhận biết và quan sát nhất đó là nhìn các vết xanh rêu trên bề mặt các vật dụng bằng đồng hay các vết màu nâu đỏ trên các đồ đựng bằng sắt thép.

Còn nếu khó hơn sẽ là việc kim loại bị ăn mòn dần theo thời gian. Các bạn nên biết về mức độ ảnh hưởng của nồng độ PH trong nước giếng, nước sinh hoạt để có những cách xử lý phù hợp trước khi nó làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người trong nhà.

Tình trạng nguồn nước giếng sinh hoạt bị ô nhiễm trầm trọng 

Tình trạng nguồn nước giếng sinh hoạt bị ô nhiễm trầm trọng

Nồng độ pH trong nước giếng quá thấp gây ảnh hưởng gì?

  • Nếu nước giếng có nồng độ PH thấp, chỉ khoảng 4 - 5.5 nên nước sẽ có vị chua rất khó uống.
  • Với nước có nồng độ PH dưới 6.5 thường sẽ có nhiều gốc axit làm ảnh hưởng đến men răng và gây hại cho dạ dày và đường tiêu hóa. Không chỉ vậy, axit trong nước có thể làm gia tăng các ion kim loại, nếu trẻ nhỏ uống nước này trực tiếp trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến men tiêu hóa.
  • Độ pH trong nước thấp sẽ gây ra các phản ứng với clo khử trùng, tạo thành chất trihalomethane gây ung thư.
  • Việc sử dụng nguồn nước có độ pH thấp còn là nguyên nhân gây ra các vấn đề về tiêu hoá, dạ dày, ruột…
  • Độ PH trong nước thường ảnh hưởng trực tiếp đến sự ăn mòn các đường ống dẫn, vật đựng nước. Đặc biệt, nước càng có PH thấp thì khả năng khử trùng Clo càng mạnh.

>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Nước Giếng Khoan Có Sạch Không? Cách Xử Lý Nước Giếng Khoan

Các cách cân bằng độ pH trong nước giếng, nước sinh hoạt

Có nhiều cách để chúng ta đo được độ pH trong nước uống như sử dụng quỳ tím, máy đo pH, bút đo pH… Việc xác định độ pH sẽ giúp chúng ta biết được nguồn nước sử dụng hàng ngày có an toàn cho sức khỏe hay không.

Nếu nước có pH quá thấp (nguồn nước có tính axit), bạn cần biết cách cân bằng độ pH trong nước để tránh những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Dưới đây là một số cách cân bằng độ pH phổ biến hiện nay.

Cách 1: Dùng bộ lọc trung hoà để tăng độ pH

Khi pH trong nước không quá thấp, bạn có thể dùng bộ lọc được làm từ vật liệu chính là Calcite hoặc magnesia để nâng pH. 

Tuy nhiên, bộ lọc kiểu này có khả năng lọc cặn nên dễ bị tắc nghẽn và hao hụt dần. Vì thế người dùng cần thường xuyên kiểm tra và bổ sung định kỳ.

 Vật liệu Calcite nâng pH trong nước giếng khoan

Vật liệu Calcite nâng pH trong nước giếng khoan

Cách 2: Sử dụng hoá chất để điều chỉnh pH trong nước

Đối với nguồn nước có pH quá thấp, người ta thường dùng soda hoặc hỗn hợp Soda và Hypochlorite để cân bằng độ pH trong nước. Khi nguồn nước bị ô nhiễm sắt hoặc nhiễm khuẩn quá nghiêm trọng, việc điều chỉnh nồng độ soda, hypochlorite sẽ phức tạp hơn. 

Ngoài ra, Kali cũng được sử dụng để tăng pH nước giếng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, cách làm này cần được phải tính toán kỹ lưỡng từ người có kiến thức để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Cách 3: Sử dụng hạt nâng pH để tăng pH cho nước

Hạt nâng pH có tác dụng tăng độ pH trong nước, giúp nước trở nên an toàn hơn. Loại hạt này có thể được sử dụng kết hợp với ODM-2F, ODM-3F, cát thạch anh để nâng cao hiệu quả, tạo độ trong cho nước và khử các chất ô nhiễm.

Cách 4: Cân bằng pH trong nước bằng máy lọc nước tổng đầu nguồn

Trong các cách kể trên thì cách đơn giản nhất để cân bằng độ pH cho nguồn nước sinh hoạt đó chính là sử dụng máy lọc nước đầu nguồn.

Cấu tạo bộ lọc nước đầu nguồn

Cấu tạo bộ lọc nước đầu nguồn

Tại Việt Nam, bên cạnh nước máy thì nước giếng là loại nước được sử dụng nhiều cho sinh hoạt, đặc biệt ở các vùng nông thôn.

Các loại máy lọc nước tổng đầu nguồn hiện này có thiết kế hiện đại, sở hữu những ưu điểm nổi bật:

  • Loại bỏ toàn bộ các chất độc hại có trong nguồn nước như: thuốc trừ sâu, asen, clo, sắt, mangan, dioxin, ... đảm bảo tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y Tế.
  • Khử mùi vị lạ trong nước, khử màu giúp nước sạch và trong hơn
  • Nước sau khi đi qua hệ thống lọc có thể loại bỏ 100% các tạp chất hữu cơ, bùn đất, cặn bẩn
  • Tình trạng ố vàng, gỉ sét của các thiết bị gia đình, hay đóng cặn ở ấm nước, bình nóng lạnh, ... được loại bỏ hoàn toàn, nhờ đó nâng cao tuổi thọ và tính thẩm mỹ của các thiết bị.
  • Nước sau lọc được loại bỏ các tạp chất có hại gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng nước của Bộ Y tế theo QCVN 02:2009/BYT.

Nếu các thiết bị nhà tắm, nhà bếp của gia đình bạn đang gặp phải các tình trạng dễ nhận thấy dưới đây thì việc sử dụng hệ thống lọc tổng sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn vấn đề này!

Dấu hiệu nguồn nước sinh hoạt của gia đình đang không đạt chuẩn

Dấu hiệu nguồn nước sinh hoạt của gia đình đang không đạt chuẩn

Các hệ thống lọc tổng giúp cân bằng độ PH trong nước tốt nhất hiện nay:

[Products:236]

[Products:283]

[Products:238]

👉👉👉 Thông tin về máy lọc tổng đầu nguồn xem chi tiết tại bài viết: Cấu Tạo Và Cách Lắp Đặt Hệ Thống Lọc Nước Giếng Khoan Gia Đình

XEM THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

  • [HÉ LỘ] Top 5 Bộ Lọc Nước Giếng Khoan Cho Gia Đình Tốt Nhất 2024
  • TOP 3 Máy Lọc Nước Tổng Đầu Nguồn Cho Biệt Thự Tốt Nhất

Trên đây là các cách cân bằng độ pH trong nước được áp dụng phổ biến hiện nay. Trong đó, sử dụng bộ lọc nước đầu nguồn là phương pháp được đánh giá cao nhất và mang lại hiệu quả tốt nhất.

CƠ HỘI CÓ 1-0-2 >>>> Tham khảo ngay HỆ THỐNG LỌC NƯỚC ĐẦU NGUỒN KAROFI để có cơ hội nhận mã GIẢM GIÁ TỚI 30%, MIỄN PHÍ vận chuyển và lắp đặt tại nhà cùng cam kết bảo hành chính hãng từ Karofi Việt Nam.

[CodeFormInfo]

Từ khóa » Cách Xử Lý Nước Có Ph Thấp