4 Cách Chữa Trẻ Bị Dị ứng Thời Tiết Mẹ Không Nên Bỏ Qua | Cleanipedia
Có thể bạn quan tâm
- Bảo quản quần áo
- Gia đình
- Giặt Là
- Ngoài nhà
- Sự bền vững
- Trong nhà
- Vệ sinh nhà bếp
- Vệ sinh phòng tắm
- Vệ sinh sàn nhà & bề mặt
1. Cách chữa trẻ bị dị ứng thời tiết - Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ
Cách chữa trẻ bị dị ứng thời tiết hiệu quả đầu tiên được nhiều cha mẹ áp dụng đó là dùng thuốc. Tuy nhiên, việc dùng bất kỳ loại thuốc nào đều cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho bé dùng thuốc vì sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Vậy trẻ bị dị ứng thời tiết nên uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc Tây cha mẹ có thể dùng để chữa dị ứng thời tiết cho bé:
- ✦
Thuốc Epinephrine: Cho trẻ dùng loại thuốc này bằng cách hít hoặc tiêm giúp làm giảm các triệu chứng do dị ứng thời tiết gây nên. Thuốc Epinephrine có thể sử dụng được cho cả trường hợp trẻ bị dị ứng mức độ nặng hay có hiện tượng sốc phản vệ.
- ✦
Nhóm thuốc kháng histamin H1: Bác sĩ kê đơn thuốc thuộc nhóm histamin H1 giúp làm lành các tổn thương trên da và giảm triệu chứng nổi mẩn ngứa, phát ban. Rất nhiều loại thuốc nhóm histamin H1 bạn có thể lựa chọn để điều trị cho bé như: Clorpheniramin maleat, Loratadin, Promethazin hydroclorid,...
- ✦
Thuốc chứa Corticoid: Thuốc có tác dụng ngăn chặn các loại vi khuẩn gây bệnh và chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, việc dùng các loại thuốc chứa Corticoid còn làm mau lành các tổn thương và chống dị ứng thời tiết hiệu quả.
- ✦
Kem dưỡng ẩm: Trong một số trường hợp trẻ bị dị ứng thời tiết do khí hậu hanh khô khiến da bị bong tróc. Vì vậy, cha mẹ có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm có chứa thành phần phù hợp với trẻ em như: Vaseline, Cetaphil, Aderma, Cerave, Eucerin...
- ✦
Thuốc mỡ bôi: Bên cạnh dùng thuốc, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc bôi để giảm triệu chứng do dị ứng thời tiết ở trẻ em như thuốc mỡ hay lanolin.
Tham khảo: Dị ứng thời tiết: Triệu chứng và 22 Cách chữa trị phòng ngừa kiêng kỵ
2. Cách chữa trẻ bị dị ứng thời tiết - Dùng mẹo dân gian
Bên cạnh dùng thuốc, cách chữa trẻ bị dị ứng thời tiết dân gian được nhiều cha mẹ lựa chọn với ưu điểm an toàn. Một số mẹo dân gian các bạn có thể áp dụng để chữa dị ứng thời tiết cho bé như:
- ✦
Lá khế: Có công dụng thanh nhiệt, giải độc giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy hoặc tổn thương trên da. Các mẹ có thể chuẩn bị một nắm lá khế rửa sạch, đun nước cho bé tắm hàng ngày cho tới khi triệu chứng được cải thiện.
- ✦
Khoai tây: Trong khoai tây có chứa nhựa giúp kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Việc dùng khoai tây giúp làm giảm triệu chứng do dị ứng thời tiết gây nên. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn hãy lấy một củ khoai tây rửa sạch thái lát mỏng và đắp lên vị trí tổn thương da của bé khoảng 20 phút. Sau đó, tắm lại cho bé bằng nước sạch.
- ✦
Dầu dừa: Hàm lượng vitamin E trong dầu dừa cùng với axit tự nhiên giúp chống viêm và diệt vi khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, dầu dừa còn cung cấp độ ẩm cần thiết cho da bé và giảm triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Bôi dầu dừa khoảng 20 phút thì mẹ tắm bằng nước sạch cho bé.
Xem thêm: Nổi mẩn đỏ khắp người là bệnh gì? Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị mẩn đỏ gây ngứa đúng cách
3. Hạn chế các tác nhân gây dị ứng
Để có cách chữa trẻ bị dị ứng thời tiết an toàn các bạn cũng nên hạn chế các tác nhân gây dị ứng như sau:
- ✦
Cho bé tắm rửa, rửa tay chân sạch sẽ và thay quần áo sau mỗi lần đi ra ngoài.
- ✦
Nên đóng cửa sổ kín vào những ngày trời nổi gió to. Hoặc có thể dùng máy điều hòa hay máy lọc để lọc không khí trong gia đình luôn được trong lành.
- ✦
Vào những ngày thời tiết chuyển mùa, bạn nên hạn chế cho trẻ vui chơi ngoài trời vì rất dễ bị dị ứng.
- ✦
Dùng máy xông hơi tinh dầu hoặc nước muối sinh lý để rửa sạch mũi cho bé khi bị viêm mũi dị ứng do thời tiết.
4. Hạn chế thức ăn kích thích phản ứng dị ứng
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế cho bé dùng các loại thức ăn dễ gây kích thích phản ứng dị ứng. Trong đó, phải kể tới một số loại thực phẩm nên tránh như:
- ✦
Đồ ăn hoặc uống lạnh: Khi trẻ bị dị ứng thời tiết bạn nên tránh cho bé dùng các loại đồ ăn hoặc uống lạnh vì sẽ gây ho hoặc co thắt phế quản.
- ✦
Tránh đồ ăn chứa nhiều đạm: Các loại thực phẩm tươi sống như gỏi, sushi, đồ tái sống dễ khiến cho trẻ bị dị ứng với triệu chứng ngứa cổ họng hay miệng.
- ✦
Trái cây: Có một số loại trái cây dính phấn hoa có thể gây dị ứng cho bé. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ nên rửa sạch và gọt vỏ cho bé trước khi ăn.
- ✦
Rau củ: Cần tây và bắp ngô là hai loại rau củ có thể gây viêm mũi dị ứng cho bé. Do đó, khi cho trẻ sử dụng hai loại rau củ này cha mẹ nên nấu chín.
- ✦
Ngoài ra, một số trẻ cũng có thể bị dị ứng khi dùng các loại hạt hay chất phụ gia.
Trên đây là tư vấn cách chữa trẻ bị dị ứng thời tiết hiệu quả và an toàn. Hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được cho mình cách chữa dứt điểm tình trạng dị ứng cho bé yêu nhà mình nhé.
>> Xem thêm:
- ✦
Viêm da cơ địa ở trẻ là gì? Nguyên nhân, Cách chữa trị và Chăm sóc
- ✦
Trẻ bị dị ứng thời tiết tắm lá gì? 6 loại lá chữa dị ứng tốt nhất
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Chào mừng bạn đến với #CleanTok
Ngôi nhà của những mẹo vệ sinh trên TikTok. Mang đến bạn bởi Cleanipedia.
Khám Phá Cleanipedia VNTự hào hỗ trợ #CleanTok
Từ khóa » Trị Mẩn Ngứa Cho Bé
-
Giải Pháp Nào Cho Bé Thường Xuyên Bị Mẩn Ngứa?
-
Gợi ý Cho Mẹ Cách Trị Nổi Mề đay Tại Nhà Cho Trẻ Nhanh Chóng
-
Các Dạng Viêm Da Dị ứng ở Trẻ Nhỏ | Vinmec
-
6 Cách Chữa Nổi Mề đay ở Trẻ Em Nhanh Chóng, Hiệu Quả, An Toàn
-
7 Cách Trị Nổi Nề Đay Mẩn Ngứa Tại Nhà GIẢM NGỨA CẤP TỐC
-
Trẻ Bị Nổi Mề đay Có Nguy Hiểm Không? MÁCH Mẹ Cách Chữa AN ...
-
Mẩn Ngứa ở Trẻ: Nằm Lòng Kiến Thức để Chẩn Bệnh Cho Con
-
Mẩn Ngứa ở Trẻ Em Và Cách Chữa Hiệu Quả Nhất Từ Thảo Dược Thiên ...
-
Thuốc Trị Mẩn Ngứa Cho Bé Có Những Loại Nào? - Kem Bôi Sodermix
-
7 Cách Chăm Sóc Da Cho Trẻ Sơ Sinh Bị Mẩn Ngứa - Hello Bacsi
-
5+ Cách Trị Trẻ Bị Ngứa Khắp Người Bằng Lá Trầu Không Và Là Khê ...
-
Nổi Mẩn đỏ Ngứa Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Cách điều Trị | Cleanipedia
-
3 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Bị Nổi Mẩn Ngứa Và Cách điều Trị
-
Cách Chữa Mề đay Cho Trẻ Em An Toàn Tại Nhà | Sở Y Tế Nam Định