4 Cách Chữa Viêm Da Dị ứng ở Trẻ Sơ Sinh Cực Hiệu Quả Tại Nhà

1. Chữa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh không dùng thuốc

Trước tiên, bạn cần biết những dấu hiệu của viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh, bệnh xuất hiện vào giai đoạn trẻ từ 2 - 3 tháng tuổi. Bệnh xuất hiện rất sớm và kèm theo những tổn thương xuất hiện dạng ban màu hồng, đôi khi vị trí da bị viêm bong tróc hoặc sần sùi. Phần lớn những chỗ xuất hiện các triệu chứng này là ở da đầu, sau tai, má, vùng cổ hoặc bẹn,.. 

Khi phát ban hồng, trẻ thường có cảm giác rất ngứa dẫn đến quấy khóc vì khó chịu, thậm chí có thể bỏ ăn và mất ngủ. Những triệu chứng này khi trẻ lớn hơn sẽ tự thuyên giảm tuỳ thuộc vào sự chăm sóc tốt từ bố mẹ và gia đình.

Bệnh nếu ở cấp độ nhẹ chỉ gây khó chịu và ngứa ngáy cho bé nhưng nếu trở nặng sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bé. Mất ngủ do cơn ngứa thường vào ban đêm và biếng ăn lâu ngày sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ. Bên cạnh đó, nặng hơn sẽ bị viêm da dị ứng bội nhiễm hoặc hoại tử da dẫn đến khó hồi phục. Nhiều trường hợp bệnh quá nặng khiến vi khuẩn ăn sâu vào máu gây nhiễm trùng huyết và để lại sẹo vĩnh viễn khiến da bé bị mất thẩm mỹ khi lớn lên. 

Dưới đây là một vài gợi ý để chữa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh tại nhà không cần dùng thuốc.

1.1 Dùng kem dưỡng ẩm 

Để làm giảm tình trạng viêm da, một số loại kem dưỡng ẩm chính hiệu trên thị trường có thể cung cấp độ ẩm cho da bé và bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại. Một số thương hiệu bạn có thể tìm mua như Aquaphor, Aveeno, Eucerin, Cetaphil,...

1.2 Thực hành tắm và phụ gia

Tắm rửa là khâu cực kỳ quan trọng trong quá trình chăm sóc và chữa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh. Tắm rửa thường xuyên giúp bệnh tình thuyên giảm và làm mát da hơn so với việc hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nước. 

Khi tắm cho bé, bạn không nên sử dụng nước quá nóng. Điều này làm da trẻ bị khô và ngứa nhiều hơn, nên sử dụng nước ấm không quá 30 độ hoặc mát hơn tuỳ vào thời tiết từng hôm. Bạn nên tắm cho bé mỗi ngày và sử dụng sữa tắm thay vì xà bông để tránh làm da bé khô ráp. 

Trong khi tắm, bạn có thể cho bé ngâm mình trong chậu hoặc bồn tắm có hoà nước với sữa tắm trong khoảng 15 - 30 phút để cấp ẩm cho da. Tốt nhất là nên tắm cho trẻ 2 giờ trước khi đi ngủ để trẻ ngủ ngon hơn và không bị ngứa. 

Một số trường hợp viêm da bội nhiễm, trẻ nên được tắm bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc theo chỉ định của bác sĩ. 

1.3 Dùng thuốc tẩy tắm (Bleach bath)

Dung dịch thuốc tẩy tắm có thể dùng thay cho kháng sinh để kiểm soát vi khuẩn sinh ra do viêm da dị ứng. Phương pháp này đã được chứng minh là không gây hại cho lớp sừng da, không biến đổi pH da và đặc biệt là không gây mất đề kháng của trẻ. Thuốc tẩy tắm cho vai trò ức chế chủng tụ cầu vàng ở da, hạn chế tối đa độ nặng của bệnh viêm da cơ địa.

Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc tẩy tắm để chữa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh:

  • Sử dụng thuốc tẩy tắm có nồng độ thông thường (khoảng 6%), cần đọc kỹ thành phần và hướng dẫn trước khi sử dụng.

  • Bạn nên dùng cốc có vạch chia để lấy vừa đủ lượng chất tẩy, vì nếu bạn cho quá nhiều sẽ làm hại đến da trẻ. Ngược lại, nếu dung tích quá ít thì sẽ không có hiệu quả.

  • Thời gian tắm dao động từ 5 - 10 phút, không nên ngâm trong bồn hoặc thau quá lâu. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm chất tẩy rửa cho trẻ.

  • Sau khi tắm, bạn nên thấm nước cho trẻ bằng khăn cotton, không màu. Lưu ý, không nên chà xát hoặc cố gắng thấm khô hết nước trên bề mặt da. Nếu trẻ được kê toa có thuốc bôi, hãy bôi ngay khi tắm để tăng hiệu quả. Dùng khăn sạch cho mỗi lần tắm và hãy giặt sạch, phơi thật khô sau mỗi lần dùng.

  • Không sử dụng chất tẩy nhiều hơn 3 lần mỗi tuần, không cho thêm bất cứ sản phẩm nào vào bồn khi chưa được sự cho phép của các chuyên khoa điều trị cho trẻ.

1.4 Liệu pháp bọc vải ướt

Để thực hiện liệu pháp này, cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Bạn lấy một chiếc khăn sạch, hoặc băng dạng ống và làm ướt bằng nước ấm có pha dung dịch làm ẩm da như dầu tắm Hamilton bath oil.

  • Bôi cortisone hoặc các loại thuốc được kê toa vào những vùng da khô, mẩn đỏ.

  • Bôi kem dưỡng ẩm toàn thân trẻ.

  • Băng ướt hoặc đắp ẩm tuỳ vào vị trí tổn thương trên da. Nếu bé bị trên mặt, bạn làm ướt khăn mềm với nước mát rồi áp vào vùng da mẩn đỏ trong 5 - 10 phút. Tương tự với vùng mặt, bạn cũng dùng một chiếc khăn tam giác hoặc mũ cotton mềm nhúng vào nước mát rồi trùm lên đầu trẻ trong vòng 5 - 10 phút.

  • Đối với vết dị ứng trên tay, chân, dùng băng dạng ống mềm làm ướt bằng nước rồi quấn vào vùng da khô ở trên hai khu vực này. Sau đó, bạn đeo một lớp băng dạng ống khô phía bên ngoài. Đợi đến khi băng khô thì tháo ra, bôi kem dưỡng ẩm và mặc đồ thông thoáng cho trẻ. 

  • Vùng lưng, ngực hoặc bụng cũng tương tự như phần trên, dùng chiếc áo vải cotton mềm được làm ướt với nước mát rồi mặc lên người cho trẻ, bạn nhớ mặc kèm theo một lớp áo khô phía bên ngoài. Khi áo khô thì cởi ra rồi bôi kem dưỡng ẩm và mặc đồ cho trẻ như bình thường.

2. Chữa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh sử dụng dược lý

2.1 Sử dụng corticosteroid tại chỗ trong da liễu

Corticosteroid là loại dùng để điều trị hầu hết các bệnh lý da viêm không do nhiễm khuẩn. Dược lý này được chia làm nhiều loại tương ứng với từng vùng trên cơ thể bị viêm da. Thuốc Corticosteroid thường được sử dụng 2 - 3 lần mỗi ngày đối với bệnh nhẹ, nếu bệnh nặng hơn thì chỉ cần bôi một lần mỗi ngày. Khi sử dụng cho trẻ sơ sinh, cần chú ý bôi trên vùng da rộng hoặc sử dụng kéo dài. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi dùng Corticosteroid chữa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh.  

2.2 Thuốc ức chế Calcineurin tại chỗ

Thuốc ức chế Calcineurin tại chỗ gồm hai loại là mỡ tacrolimus và kem pimecrolimus. Đây đều là hai loại chất điều hoà miễn dịch, tác động trực tiếp lên hệ miễn dịch nhằm giảm hiện tượng viêm da, da ngứa đỏ. Tương tự như việc sử dụng Corticosteroid tại chỗ trong da liễu, thuốc ức chế Calcineurin bôi tại những nơi viêm da trên người trẻ sẽ tạo nên hàng rào bảo vệ da, tránh những tổn thương nặng hơn hoặc thậm chí nhiễm trùng.

Loại mỡ này được sử dụng hai lần mỗi ngày, có thể sẽ gây ra hiện tượng bỏng rát hoặc châm chích sau khi bôi nhưng không đáng kể, phản ứng phụ sẽ giảm sau vài ngày.

3. Thuốc ức chế miễn dịch toàn thân

3.1 Cyclosporine

Cyclosporine là một loại một chất ức chế calcineurin, có thể sử dụng như một liệu pháp ngắn hạn hoặc dài hạn. Tuy nhiên khi sử dụng, bạn cần theo dõi trẻ vì thuốc sẽ có tác dụng phụ như tăng huyết áp, độc tính trên thận,.. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu lạ trong quá trình sử dụng, cần đưa trẻ tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.

3.2 Azathioprine

Tương tự như Cyclosporine, Azathioprine được nghiên cứu để điều trị viêm da không những ở người lớn mà còn ở trẻ em. Trong thuốc cũng được tìm thấy một vài tác dụng phụ phổ biến như buồn nôn, nôn mửa. Điều này khiến trẻ sợ thuốc trong lần sử dụng tiếp theo. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng để giảm thiểu các phản ứng phụ. 

3.3 Methotrexate

Methotrexate ngăn chặn một loạt các bệnh da liễu như vẩy nến, ban đỏ ở da. Các tác dụng phụ xảy ra gần giống như Azathioprine. Tuy vậy, một số trường hợp bị tác dụng mạnh do dùng quá liều thuốc như ức chế tủy xương và có khả năng không thể phục hồi. Do đó, hãy nhờ bác sĩ điều chỉnh liều thuốc nếu con bạn gặp bất cứ dấu hiệu khác thường nào trong quá trình sử dụng thuốc. 

3.4 Mycophenolate mofetil

Đối với loại ức chế Mycophenolate mofetil, việc sử dụng ở trẻ em trong 24 tháng liên tục không cho thấy tác dụng phụ. Nhưng không vì thế mà bạn chủ quan khi điều trị lâu dài cho trẻ, một số tác dụng phụ xảy ra ở dạng nhẹ như buồn nôn và đau bụng.

4. Chữa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh bằng bài thuốc dân gian

Ngoài Tây y, các bài thuốc dân gian cũng có thể sử dụng để chữa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh vì có tính an toàn cao và tiện lợi. Tuy nhiên, những bài thuốc này chỉ mang tính hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh, nếu áp dụng những cách này phải kiên trì mới có hiệu quả.

Chữa viêm da dị ứng bằng lá trầu không

Lá trầu không rửa thật sạch rồi để ráo nước. Sau đó, đun lá trầu cùng 2 - 3 lít nước bằng lửa nhỏ cho đến khi nước sôi. Dùng hỗn hợp này để tắm cho bé, lấy phần bã lá vò nát và chà thật nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh.

Tắm cho bé bằng lá trà xanh

Rửa sạch lá trà xanh bằng muối loãng rồi tráng lại bằng nước sạch. Sau đó đun cùng 2 lít nước và vài hạt muối khoảng 10 phút. Khi nước sôi để nguội, có thể pha loãng để tắm cho bé.

Lá tía tô 

Tương tự lá trà xanh, bạn rửa sạch lá tía tô và đun cùng 2 - 3 lít nước. Tiếp đó bạn đổ nước ra chậu và pha thêm một chút nước nguội để tắm hoặc ngâm rửa lên vùng da bị bệnh của trẻ. 

Với những thông tin bổ ích mà Cleanipedia đã cung cấp đến bạn, hy vọng rằng bạn đã có thể hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến loại bệnh này cũng như bỏ túi thêm bốn phương pháp chữa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh hay để tham khảo. 

>>> Xem thêm: 

  • Nguyên nhân khiến bé bị viêm da các mẹ cần quan tâm

  • Viêm da cơ địa ở trẻ là gì? Nguyên nhân, Cách chữa trị và Chăm sóc

  • Dị ứng ở trẻ em không nên chủ quan

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Trị Mẩn Ngứa ở Trẻ Sơ Sinh