4 Cách Tra Cứu Bảo Hiểm Thất Nghiệp đơn Giản Mà ít Ai Biết
Có thể bạn quan tâm
Tại sao cần tra cứu bảo hiểm thất nghiệp?
Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013 về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp và quy định hiện hành về các loại hợp đồng lao động tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên sẽ bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Với việc tham gia loại bảo hiểm này, người lao động có thể được nhận những quyền lợi sau:
- Trợ cấp thất nghiệp;
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
- Hỗ trợ học nghề.
Trong đó, để được nhận trợ cấp thất nghiệp và tiền hỗ trợ học nghề người tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn phải đáp ứng đủ thời gian tham gia theo quy định:
+ Trợ cấp thất nghiệp: Đóng đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Tiền hỗ trợ học nghề: Đóng đủ 09 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Mặt khác, người lao động lại không phải người trực tiếp đóng bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trích 1% tiền lương tháng của từng người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Chính vì vậy, người lao động cần theo dõi sát sao quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp để biết được doanh nghiệp có đóng bảo hiểm đầy đủ cho mình hay không. Từ đó, còn có các biện pháp để đảm bảo các quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp của mình.Xem thêm: Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp người lao động nên biết
Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp để theo dõi quá trình đóng (Ảnh minh họa)
4 cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
Hiện tại, với sự hỗ trợ của nhiều công cụ tra cứu khác nhau, việc tra cứu bảo hiểm thất nghiệp của người lao động có thể thực hiện thông qua các thao tác đơn giản của một trong các cách sau.
Cách 1: Tra cứu online tại Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bước 1: Ấn chọn đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/dang-nhap-tra-cuu.aspx
Bước 2: Điền chính xác Mã số BHXH và tích chọn vào ô “Tôi không phải người máy” để xác minh thông tin.Nếu không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội, người dùng có thể tự tra cứu theo nhiều cách khác nhau như tra trực tuyến, tra trên VssID, trên thẻ BHYT, trên sổ BHXH.
Bước 3: Làm theo yêu cầu của hệ thống và chọn Lấy mã OTP.
Bước 4: Nhập mã OTP và ấn Đăng nhập.
Bước 5: Sau khi đăng nhập thành công: Nhập lại mã số BHXH và chọn tiếp “ Tôi không phải là người máy”.
Bước 6: Ấn Tra cứu để kiểm tra thông tin.
Hệ thông sẽ trả kết quả như sau:Cách 2: Tra cứu qua ứng dụng VssID
Để tra cứu bằng cách này, người lao động bắt buộc phải có tài khoản VssID. Nếu chưa đăng ký tài khoản VssID, bạn đọc có thể tham khảo Video hướng dẫn chi tiết cách cài đặt đăng nhập ứng dụng này tại đây.
Nếu đã có tài khoản VssID, bạn tiến hành tra cứu theo các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID.
Bước 2: Tại Trang Quản lý cá nhân, chọn Quá trình tham gia.
Bước 3: Chọn “BHTN” để xem quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Cách 3: Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại (phí 1000 đồng/tin nhắn)
Soạn tin nhắn theo cú pháp:
BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} gửi 8079
BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} gửi 8079
Ví dụ:
Soạn BH QT 0110129425 gửi đến 8079:
Nội dung tin nhắn nhận được: “Mã số BHXH: 0110129425, Thời gian tham gia BHXH: 9 năm 7 tháng; Thời gian tham gia BHTN: 8 năm 8 tháng”
Soạn BH QT 0110129425 012016 122017 gửi đến 8079:
Nội dung tin nhắn nhận được: “Mã số BHXH: 0110129425, Thời gian tham gia BHXH: 2 năm; Thời gian tham gia BHTN: 2 năm (Tổng thời gian tham gia BHXH: 9 năm 7 tháng; Tổng thời gian tham gia BHTN là 8 năm 8 tháng)”
Cách 4: Gọi tổng đài bảo hiểm
Ngoài những cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp ở trên, bạn đọc cũng có thể liên hệ tổng đài của cổng thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam: 19006068 để được tổng đài viên hỗ trợ tra cứu bảo hiểm thất nghiệp.
Trên đây là hướng dẫn cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp để người lao động tiện theo dõi quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của mình. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.
>> Bảo hiểm thất nghiệp: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng>> Cập nhật mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
>> Làm ở thành phố, về quê nhận bảo hiểm thất nghiệp được không?Từ khóa » Cách Tra Cứu Bảo Hiểm Xã Hội Thất Nghiệp
-
5 Cách Tra Cứu Bảo Hiểm Xã Hội Cho Người Tham Gia BHXH Năm 2022
-
Tra Cứu Bảo Hiểm Thất Nghiệp
-
Tra Cứu Mã Số BHXH
-
Công Khai Thông Tin Hưởng Hỗ Trợ Theo Nghị Quyết Số 116/NQ-CP
-
Tra Cứu đơn Vị Tham Gia BHXH
-
TRA CỨU CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI
-
4 Cách Tra Cứu Bảo Hiểm Thất Nghiệp, Nhận Hỗ Trợ Nhanh, đơn Giản
-
Cách Tra Cứu Hồ Sơ Bảo Hiểm Thất Nghiệp - Kế Toán Song Kim
-
5 Cách Tra Cứu Bảo Hiểm Thất Nghiệp Dễ Dàng, Nhanh Chóng | VinID
-
02 Cách Tra Cứu Thời Gian đóng Bảo Hiểm Thất Nghiệp Nhanh Nhất
-
Các Cách Tra Cứu Trợ Cấp Bảo Hiểm Thất Nghiệp Online Nhanh Chóng
-
3 Cách Tra Cứu Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) Nhanh Và Chính Xác
-
Hướng Dẫn Cách Tra Cứu Bảo Hiểm Thất Nghiệp Chi Tiết Nhất - PLO
-
Hướng Dẫn Tra Cứu Thông Tin Mã Số Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH)