4 Cách Trị Ho Bằng Khế Chua Ai Cũng Có Thể Thực Hiện

4 cách trị ho bằng khế chua ai cũng có thể thực hiện

Khế chua thường bị mọi người “hắt hủi” vì khó ăn, nhưng ít người biết loại quả này có công dụng chữa ho rất tốt. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn 4 cách trị ho bằng khế chua tại nhà, hiệu quả và dễ thực hiện.

Mục lục bài viết

1. Công dụng trị ho của khế chua 

cách trị ho bằng khế chua ai cũng có thể thực hiện

Theo đông y, quả khế còn có tên gọi khác là ngũ liễm tử hay ngũ lăng tử. Loại quả này có vị chua chát, tính bình, không độc; có tác dụng thanh nhiệt, đào thải độc tổ, giải uế, tán hàn và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, đặc biệt là tại các niêm mạc vùng hầu họng. Dược liệu này được đông y sử dụng phổ biến để kháng khuẩn, chống viêm, long đờm, hạ sốt, giảm đau rát và ngứa cổ họng. Từ đó giúp cải thiện các cơn ho và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về đường hô hấp. 

Theo y học hiện đại, trong loại quả này có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe có thể kế đến như: 

  • Axit hữu cơ (axit tartaric, axit oxalic, axit citric, axit succinic): có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau rát và ngứa ngáy cổ họng, đào thải độc tố. 
  • Vitamin C: hoạt động như một chất chống oxy hóa tự nhiên, có tính sát khuẩn, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các gốc tự do gây hại. 
  • Kali, kẽm, photpho, magie, sắt: tăng cường hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa.
  • Chất xơ: cải thiện và thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

2. Cách trị ho bằng khế chua 

 2.1. Uống nước ép 

Cách đơn giản này mang lại hiệu quả chữa ho, giảm đau rát cổ họng và hỗ trợ làm lành các niêm mạc họng bị tổn thương tốt. Bạn có thể làm theo hướng dẫn sau: 

  • Quả khế đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó cắt khúc, bỏ hạt và đem giã nát. 
  • Chắt lấy phần nước cốt thu được, hòa thêm một chút muối cho đến khi tan hoàn toàn. 
  • Ngậm và nuốt từ từ hỗn hợp trên. 
  • Thực hiện ngày 1 lần, sau khi ăn. 

2.2. Khế kết hợp với muối 

Muối có tính sát khuẩn, chống viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Khi kết hợp hai nguyên liệu này với nhau, sẽ giúp phát huy hiệu quả đẩy lùi cơn ho của mỗi vị thuốc nhanh chóng. 

Cách thực hiện: 

  • Quả khế đem rửa sạch, ngâm với nước muối 10 – 15 phút, sau đó cắt khúc, bỏ hạt, thái lát mỏng và cho vào bát. 
  • Thêm một ít muối hạt vào bát và trộn đều hai nguyên liệu với nhau. 
  • Cho vài lát vào miệng, nhai kỹ, rồi ngậm và nuốt từ từ nước cốt. 
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần, sau khi ăn no. 

2.3. Khế chua ngâm mật ong 

Mật ong chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tốt trong trừ ho, tiêu đờm, làm lành các tế bào bị tổn thương và giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Hai vị thuốc này kết hợp với nhau, không chỉ giúp cắt cơn ho mà còn hỗ trợ điều trị tức ngực, viêm khớp, thoát bị đĩa đệm. 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 4 – 5 quả ngũ liễm tử, rửa sạch, ngâm với nước muối rồi để ráo nước. 
  • Đem thái lát ngũ liễm tử, độ dày vừa ăn rồi xếp vào bình thủy tinh. 
  • Đổ một lượng mật ong vào ngập mặt, rồi đậy nắp kín và ngâm khoảng 3 – 5 ngày. 
  • Khi dùng, lấy 1 thìa nước cốt để ngậm rồi nuốt. 
  • Thực hiện ngày 2 – 3 lần. 

Xem thêm 8 cách trị ho bằng mật ong

2.4. Khế chua chưng đường phèn 

Đường phèn là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong đông y, có tính bình, bổ phế, dưỡng phổi và tiêu đờm. Khi kết hợp hai dược liệu trên sẽ có được bài thuốc giúp trừ ho, hạ sốt, giảm mệt mỏi, người đau nhức. 

Cách làm như sau: 

  • Rửa sạch 2 quả ngũ liễm tử, ngâm nước muối loãng, để ráo nước rồi thái lát dày khoảng 0,3cm. 
  • Giã nhỏ đường phèn rồi trộn đều hai nguyên liệu với nhau.
  • Đem hỗn hợp trên hấp cách thủy khoảng 10 phút. 
  • Sau đó chắt lấy nước cốt để uống, có thể ăn cả cái để tăng hiệu quả trị bệnh.

3. Lưu ý khi trị bằng khế chua

Khi áp dụng các phương pháp chữa ho bằng loại quả này, bạn cần phải ghi nhớ một số vấn đề sau: 

  • Chỉ dùng các bài thuốc sau khi ăn no, vì loại quả này chứa axit có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa. 
  • Người có tiền sử bị viêm loét dạ dày, viêm đường ruột, xuất huyết dạ dày hoặc một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nên thận trọng với các bài thuốc được chia sẻ ở trên. 
  • Không nên lạm dụng khế để tránh gây hại cho hệ tiêu hóa. 

Hiệu quả trị ho bằng khế chua là không thể phủ nhận, nhưng do hàm lượng axit trong loại quả này quá cao nên bạn cần phải hết sức cẩn trọng khi áp dụng, để tránh gây ảnh hưởng đến dạ dày. 

Theo các chuyên gia y tế, để có thể giúp trừ ho nhanh chóng, cũng như cải thiện các triệu chứng của bệnh hô hấp, tăng cường hệ miễn dịch của hệ hô hấp, tốt nhất bạn nên dùng Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh ngay khi xuất hiện các cơn ho đầu tiên. Đây là thuốc đông dược trị ho cao cấp, được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế kiểm nghiệm và đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và lành tính cho sức khỏe. 

Ngoài việc sử dụng để trị ho theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, bạn còn có thể pha siro bổ phế Bảo Thanh với nước ấm và uống 2 lần/ngày, tốt nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Cách này có tác dụng dưỡng sinh vùng họng, bổ phế, dưỡng phổi và tăng cường sức đề kháng. Từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả.

Đánh giá cho bài viết này Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia: Gửi 0 bình luận

Từ khóa » Cây Khế Trị Ho