4 Câu Hỏi Quan Trọng Trước Khi Kinh Doanh Trà Sữa Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Kinh doanh trà sữa tại nhà, tận dụng mặt bằng sẵn có là phương án khởi nghiệp được nhiều người lựa chọn hiện nay. Trà sữa lại là thức uống gắn liền với giới trẻ và chưa bao giờ có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Nhưng liệu mô hình kinh doanh này có thật sự đơn giản như hút một ly trà sữa?
1. Có nên kinh doanh trà sữa tại nhà ở thời điểm hiện tại không?
Mở quán trà sữa ở thời điểm này có lời không? Không chỉ bạn mà rất nhiều chuyên gia và nhà đầu tư cũng quan tâm đến câu hỏi này. Thực tế, nhiều nghiên cứu thị trường đã chỉ ra ngành kinh doanh ăn uống đang chuyển mình sau dịch.
Theo tờ Đầu tư online, trong vòng 2 tháng đầu 2022, Starbucks đã mở thêm 9 cửa hàng mới. Tuy đây chỉ là con số khiêm tốn so với trước đây, nhưng lại khá lạc quan trong bối cảnh hậu Covid-19. Cùng lúc đó, chuỗi The Coffee House cũng tái khởi động với mục tiêu 1.000 cửa hàng đến 2025.
Tuy nhiên, cơ hội và thách thức xuất hiện cùng lúc. Thói quen tiêu dùng của đại bộ phận người dân đã thay đổi sau thời gian dài giãn cách. Vì vậy, chủ quán cần có chiến lược thay đổi để đáp ứng thói quen tiêu dùng mới này.
Các quán trà sữa mới xuất hiện sau đại dịch
2. Mô hình kinh doanh trà sữa ở nhà nào tiềm năng để khởi nghiệp trong năm 2022?
Trong kỷ nguyên hậu đại dịch, các mô hình kinh doanh trà sữa ở nhà sau đây có thể sẽ lên ngôi:
2.1. Kinh doanh trực tuyến (online), cắt giảm tối đa chi phí
Kinh doanh trực tuyến còn được gọi là kinh doanh 03 không: Không mặt bằng, không bàn ghế, không nhân viên. Thay vào đó, “địa bàn hoạt động” của quán là trên mạng xã hội (Facebook, TikTok, Instagram,...) và ứng dụng giao đồ ăn (Grab, Baemin, Shopee Food,...).
Những điểm cộng nổi bật của mô hình bán trà sữa tại nhà qua mạng bao gồm:
- Vốn đầu tư không còn là vấn đề đau đầu do đã cắt giảm hầu hết các chi phí, chỉ còn tiền mua nguyên vật liệu.
- Khả năng tiếp cận đông đảo khách hàng với chi phí quảng cáo 0 đồng nhờ tận dụng sức lan toả của mạng xã hội và các ứng dụng giao đồ ăn.
Tuy nhiên, việc tiếp cận mô hình kinh doanh trà sữa tại nhà trên nền tảng trực tuyến cần chuẩn bị gì? Đó là bạn cần thay đổi thói quen kinh doanh từ trước đến giờ, tập trung nhiều hơn cho bao bì.
Ví dụ việc chuyển từ dùng ly thuỷ tinh sang ly nhựa. In ấn bắt mắt trên ly nhựa và túi đựng để quảng bá thương hiệu cũng là việc nên làm.
Kinh doanh trên ứng dụng giao đồ ăn hiện đang là xu hướng
2.2. Kinh doanh trà sữa take away, xu hướng hậu đại dịch
Mở quán trà sữa tại nhà theo mô hình mua mang đi (take away) đã có từ lâu. Nhưng phải đến 2022 mới thực sự bùng nổ. Trước đây, mọi người thường thích ngồi lại quán để tận hưởng không gian, máy lạnh và trò chuyện trong lúc uống trà sữa.
Nhưng kể từ sau bình thường mới, thói quen này đã hoàn toàn thay đổi. Khách hàng dè chừng hơn với những nơi đông người. Do đó, họ lại thích mua trà sữa mang về nhiều hơn.
Ưu điểm khi kinh doanh trà sữa take away là tiết kiệm được chi phí mặt bằng. Thậm chí, bạn chỉ cần một chiếc xe trà sữa và một mặt bằng nhỏ trên vỉa hè. Ngoài ra, kinh doanh trà sữa tại nhà theo kiểu take away cũng không phải gồng gánh tiền điện, nước như các quán lớn.
Bên cạnh bán tại chỗ, bạn có thể kết hợp với bán trực tuyến (online). Với điều kiện là có chỗ cho người giao hàng (shipper) đậu xe và chờ lấy trà sữa.
Cùng với đó, bạn cũng cần lưu ý mái che để tránh mưa nắng. Quan trọng nhất là yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi những quán trà sữa take away thường bị gắn mác nhếch nhác. Vì vậy, bạn cần chú ý hình ảnh và vệ sinh quán, cũng như là dụng cụ pha chế.
Một xe trà sữa take away thu hút giới trẻ check-in vì đẹp như ở Đà Lạt
2.3. Kinh doanh nhượng quyền, tận dụng danh tiếng sẵn có
Kinh doanh nhượng quyền là hình thức kinh doanh mà bạn sẽ hợp tác với một thương hiệu lớn để mở quán. Lợi thế của mô hình này là sẵn có một quy trình kinh doanh, công thức đồ uống cùng danh tiếng được nhiều người biết đến. Dưới một thương hiệu lớn, khách hàng cũng sẽ yên tâm và tin tưởng tìm đến quán.
Điểm trừ duy nhất của kinh doanh nhượng quyền là vốn đầu tư lớn. Bao gồm tiền “thuê” thương hiệu và thi công nội thất quán. Nếu kinh doanh trà sữa ở nhà, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí mặt bằng, từ đó dư ra một khoản để trả phí nhượng quyền.
Những bạn mới chập chững bước vào kinh doanh, chưa có nhiều kinh nghiệm có thể cân nhắc mô hình này. Nó giúp bạn vừa kinh doanh, vừa học hỏi được cách vận hành, pha chế của thương hiệu lớn. Khi hợp đồng nhượng quyền kết thúc (thường là 5 năm), bạn có thể chọn ký tiếp hoặc tự mở quán với thương hiệu của riêng mình.
2.4. Bán trà sữa tại nhà, tự mở thương hiệu riêng
Có thể nói, năm 2022 đã tái cấu trúc lại toàn bộ thị trường kinh doanh ăn uống. Năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều sự chững lại, thậm chí đi xuống hoặc biến mất của các thương hiệu lớn trong lĩnh vực ăn uống.
Cùng lúc đó, không ít thương hiệu mới, phong cách trẻ trung, phù hợp với thế hệ mới (gen Z) đã xuất hiện. Đơn cử là chuỗi cà phê Katinat và trà sữa Chuk Chuk.
Cà phê Katinat liên tục có thêm chi nhánh đánh dấu sự chuyển mình của ngành kinh doanh ăn uống sau dịch
Điều này có nghĩa là ngành kinh doanh ăn uống không phải lụi tàn. Chỉ là sàng lọc để phù hợp với nhóm khách hàng mới - gen Z. Không chỉ riêng 2022, mà trong vòng vài chục năm tới đây, có lẽ là kỷ nguyên của gen Z.
Từ đó có thể thấy, nếu muốn kinh doanh trà sữa tại nhà, bạn nên tập trung vào nhóm này. Bí quyết ngoài thức uống ngon, phải là một cá tính thương hiệu trẻ trung thể hiện qua thiết kế quán, tên quán, nội thất, ly trà sữa,...
Tự mở quán dưới tên gọi của mình có thể đi kèm nhiều rủi ro. Đầu tiên, một cái tên mới thường phải dành chi phí quảng bá rất nhiều. Trong khi đó cũng không được giảm chi phí nguyên vật liệu, vì sẽ ảnh hưởng lượng thức uống. Dẫn đến, bạn có thể phải chuẩn bị tâm thế bù lỗ trong nhiều tháng đầu.
3. Mở quán trà sữa ở nhà cần bao nhiêu chi phí/vốn?
Vốn đầu tư phụ thuộc vào hình thức kinh doanh, bao gồm:
3.1. Kinh doanh nhượng quyền
Đối với kinh doanh quán nhượng quyền, số vốn bạn cần thường sẽ phụ thuộc vào chi phí “thuê” thương hiệu mà đối tác nhượng quyền đưa ra. Với các thương hiệu nổi tiếng hiện nay thì mức phí là từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Con số này phụ thuộc vào mức độ nổi tiếng của thương hiệu và thời gian nhượng quyền.
Dưới đây là chi phí nhượng quyền một số thương hiệu trà sữa phổ biến (thông tin mang tính chất tham khảo):
- Gong Cha: 3 - 5 tỷ đồng
- The Alley: 600 triệu - 1,2 tỷ đồng
- Ding Tea: khoảng 3 tỷ đồng
Trà sữa Gong Cha với chi phí nhượng quyền thuộc hàng “khủng” hiện nay
3.2. Tự mở quán
Nếu tự mở quán trà sữa, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí nhượng quyền thương hiệu. Khi đó, bạn có thể mở quán trà sữa với:
Vốn (gần như) 0 đồng
Với hình thức kinh doanh qua mạng, bạn có thể bắt đầu kinh doanh trà sữa ngay tại nhà với vốn 0 đồng. Nhờ có mạng xã hội, bạn có thể marketing để nhiều người biết đến trà sữa của mình. Sau đó hợp tác với các ứng dụng giao đồ ăn để phục vụ khách hàng tận nơi.
Khi kinh doanh trực tuyến, bạn cần học cách quảng cáo đăng bài bán hàng. Ngoài ra, hình ảnh cũng là yếu tố nên được đầu tư mạnh nhằm thu hút khách hàng. Nếu có thời gian, bạn hãy tìm hiểu thêm một số phần mềm chỉnh ảnh đồ ăn trên điện thoại như: Foodie, VSCO, Snapseed, Moldiv và B612.
Vốn khoảng 10 triệu đồng
10 triệu đồng không phải là số vốn quá lớn, nhưng cũng đủ để bạn mở một xe trà sữa ở vỉa hè. Nếu bán trà sữa tại nhà và tận dụng vỉa hè trước cửa thì bạn không phải thuê mặt bằng.
Do không tốn quá nhiều vào mặt bằng, nên bạn có thể sử dụng phần vốn này để:
- Mua và trang trí xe trà sữa: Khoảng 6 triệu đồng.
- Nhập nguyên liệu pha chế: Khoảng 2 triệu đồng.
- Mua vật dụng pha chế, ly nhựa, ly thuỷ tinh, ống hút, bàn ghế xếp,...: Khoảng 2 triệu đồng.
Một xe trà sữa dễ thương bán ở công viên, bờ kè mát mẻ vào mỗi chiều
Vốn khoảng 50 triệu đồng
Với chi phí đầu tư là 50 triệu đồng, bao gồm cả tiền mặt bằng thì bạn có thể mở quán trà sữa take away. Khi đó, quy mô của quán sẽ vào khoảng 20 - 25m2, tương đương khoảng 30 khách/lượt.
Nếu kinh doanh trà sữa tại nhà thì bạn có thể bỏ qua chi phí thuê mặt bằng. Khi đó, một số khoản đầu tư tiêu biểu gồm có:
- Cải tạo và trang trí mặt bằng: Khoảng 20 - 25 triệu đồng.
- Đầu tư nội thất: Khoảng 15 triệu đồng, nếu mua hàng thanh lý thì có thể giảm được chi phí đáng kể.
- Dụng cụ pha chế, máy dập nắp nhựa, ly nhựa, ống hút,...: Khoảng 10 triệu đồng.
- Nhập nguyên liệu pha chế: Khoảng 2 triệu đồng.
Nhìn chung, bạn nên cân đối con số ở khoảng 45 triệu đồng là hợp lý. 5 triệu đồng còn lại để duy trì hoạt động và đề phòng phát sinh.
Vốn khoảng 100 - 200 triệu đồng
Đây là một số vốn khá lớn để bạn có thể mở một quán trà sữa hiện nay. Đặc biệt là mở quán trà sữa tại nhà với lợi thế sẵn có về mặt bằng. Với điều kiện là mặt bạn tương xứng với quy mô quán và ở vị trí phù hợp để kinh doanh.
Bạn cũng cần phải đầu tư vào những phần cơ bản như:
- Cải tạo và trang trí mặt bằng
- Mua nội thất
- Nhập dụng cụ pha chế, máy móc, ly, ống hút,...
- Mua nguyên liệu pha chế
- Đóng các khoản chi phí kinh doanh phát sinh như điện, nước, internet và lương nhân viên
Quán cà phê cá koi độc đáo, liệu có quán trà sữa nào với mô hình “lạ” như thế này sẽ ra đời?
Nhờ kinh doanh trà sữa tại nhà, bạn sẽ tiết kiệm được tiền thuê mướn mặt bằng. Nhờ vậy có thêm vốn để khuếch trương quy mô và quảng cáo cho quán mạnh hơn. Về mặt trang trí, bạn có thể trang trí quán đẹp và bắt mắt với nội thất cao cấp. Về nhân sự, bạn có thể thuê nhân viên để phục vụ khách hàng chu đáo. Về marketing, bạn có thêm vốn để đầu tư quảng bá bài bản.
Ngoài ra, vốn từ 200 triệu đồng, bạn còn có thể cân nhắc kinh doanh trà sữa nhượng quyền. Đây là mô hình có lợi thế rất lớn về mặt thương hiệu và phù hợp với những bạn lần đầu kinh doanh.
4. Bán trà sữa tại nhà cần chuẩn bị gì?
Đừng tiếc vài phút để góp nhặt những kinh nghiệm quý báu này nhé!
4.1. Chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất
Khi kinh doanh trà sữa, chất lượng sản phẩm được quyết định bởi 3 yếu tố: Hợp khẩu vị khách hàng, an toàn và vệ sinh.
Không ít người vẫn lầm tưởng học công thức trên mạng rồi pha giống như vậy là có thể bắt kịp xu hướng kinh doanh trà sữa ở nhà. Thực tế, người đầu bếp hay người thợ pha chế không bao giờ tiết lộ hoàn toàn công thức của họ. Họ vẫn sẽ luôn luôn giữ lại một chi tiết hay bí quyết nhỏ nhưng quan trọng nhất.
Chất lượng sản phẩm được quyết định bởi 3 yếu tố: Hợp khẩu vị khách hàng, an toàn và vệ sinh
Về thức uống, bạn nên tham gia một vài khoá học pha chế trước khi mở quán. Việc học không giúp bạn sở hữu công thức của chuyên gia. Nhưng nó sẽ giúp bạn có kiến thức để tạo ra những thức uống ngon, mang dấu ấn đặc trưng của quán. Như ông bà ta thường nói: Cho cần câu chứ đừng cho con cá, nghĩa là học cách tạo ra chứ đừng lấy thành quả của người khác.
Về an toàn, bạn nên sử dụng nguyên liệu rõ nguồn gốc và có chất lượng tốt. Suy cho cùng, kinh doanh đồ uống là trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ người khác. Hơn nữa, nếu nguyên liệu kém chất lượng, bạn có thể phải đối mặt với các vấn đề về pháp lý. Thậm chí, bạn có thể bị tước giấy phép kinh doanh trà sữa tại nhà.
Về vệ sinh, bạn hãy quán triệt cho toàn bộ nhân viên về vấn đề này. Tất nhiên, không gian quán phải luôn sạch sẽ, thơm tho. Nhưng có một nơi bạn cũng đừng bỏ qua. Đó là nhà vệ sinh - nơi ít thấy, nhưng lại quyết định rất nhiều vào trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.
4.2. Đối tượng khách hàng mục tiêu
Khi mở quán bán trà sữa ở nhà, không ít người nghĩ rằng mở quán là có khách hàng. Ai đến thì mình phục vụ thôi. Thực tế, hiện nay có rất nhiều quán trà sữa. Nếu không có kế hoạch và định hướng rõ ràng, việc kinh doanh sẽ có rất nhiều rủi ro.
Giới trẻ hiện là đối tượng tiềm năng nhất của các quán trà sữa
Bán cho ai? là câu hỏi rất quan trọng mà bạn phải xác định rất rõ ngay từ lúc lên kế hoạch. Thông thường, đối tượng mục tiêu của quán trà sữa sẽ là các bạn trẻ, chủ yếu là học sinh và sinh viên.
Tuy nhiên, bấy nhiêu thông tin là chưa đủ. Bạn cần vẽ ra chân dung của khách hàng bằng những mô tả cụ thể nhất. Chẳng hạn, đó là những bạn trẻ muốn đi trà sữa để học tập, làm việc hay chỉ trò chuyện với bạn bè?
Nếu đi trà sữa để học bài thì các bạn sẽ ngồi nhiều giờ, có nhiều khu để ngồi được nhóm đông người. Còn nếu đi để trò chuyện thì các bạn sẽ không ngồi quá lâu và cũng không cần bàn quá rộng.
Bạn nên đặt thật nhiều câu hỏi xoay quanh “chân dung” khách hàng mà quán hướng đến:
- Cá tính của họ là gì?
- Thói quen của họ khi đi uống trà sữa có còn là chỉ uống nước và check-in “sống ảo” không?
- Phong cách thời trang, thần tượng, bộ phim,... họ đang phát cuồng là gì?
-...
4.3. Cá tính mà quán hướng đến
Không chỉ con người, mà thương hiệu cũng cần có cá tính. Nó sẽ giúp cho quán của bạn tìm thấy những khách hàng trung thành. Họ là những người mỗi tuần đến quán của bạn vài lần. Họ là những người sẽ kéo theo bạn bè đến quán của bạn. Cuối cùng, họ tạo ra 80% doanh thu cho bạn.
Dòng người xếp hàng chờ mua trà sữa Phượng Hoàng. Tại sao?
Vì sao điện thoại Apple giá cao nhưng mọi người luôn cuồng nhiệt mỗi lần ra mắt? Bởi Apple có một đội ngũ người hâm mộ trung thành giúp lan toả thương hiệu. Đó là những người sành công nghệ và luôn tiên phong, giống như cá tính mà Apple luôn nói về mình.
Tương tự như vậy, bạn hãy xây dựng cho quán khi kinh doanh trà sữa tại nhà. Một khi đã xác định cá tính thì trang trí quán, tên thức uống, trang phục nhân viên,... phải theo đó.
Chẳng hạn, cá tính của quán là hài hước và hơi lập dị một chút. Thực tế, đây là một cá tính độc đáo mà rất dễ để mọi người nhớ đến. Nếu áp dụng cá tính này vào menu quán, bạn có thể đặt tên thức uống “dị biệt” hơn bình thường. Nếu áp dụng vào chương trình khuyến mãi, hãy tạo ra những chương trình hài hước hoặc có một không hai.
Quán Monkey In Black với cá tính độc đáo, “nghĩ điên làm chất”
Kết
Việc kinh doanh trà sữa tại nhà ở thời điểm nào cũng phù hợp, chỉ là mỗi thời mỗi kiểu cho phù hợp nhu cầu của thế hệ trẻ lúc đó. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn sẽ tìm được hướng đi cho quán của mình. Đã từng có rất nhiều thức uống độc lạ xuất hiện, nhưng chỉ có trà sữa tồn tại đến bây giờ. Mỗi khi hẹn ai đó đi chơi, mọi người thường nói: Đi trà sữa không? Trà sữa đã trở thành một phần không thể thiếu của giới trẻ.
Từ khóa » Katinat Ung Văn Khiêm Mấy Giờ đóng Cửa
-
KATINAT - Ung Văn Khiêm ở Quận Bình Thạnh, TP. HCM
-
KATINAT SAIGON KAFÉ - Ung Văn Khiêm, Bình Thạnh - Maycafe24h
-
KATINAT - Ung Văn Khiêm | Order & Get It Delivered
-
Katinat Saigon Kafe - Home | Facebook
-
Katinat Bình Thạnh - Riviu
-
Thực đơn Giao Hàng Tận Nơi Của Katinat - Ung Văn Khiêm - GrabFood
-
Công Tác Triển Khai Dịch Vụ Bảo Vệ Tại Katinat Ung Văn Khiêm, Bình ...
-
Top 7 Quán Cà Phê được Yêu Thích Nhất Quận Bình Thạnh, TP. HCM
-
Không Thể Tin đây Là 2 Toạ độ Quán Xá ở Việt Nam ...
-
Không Thể Tin đây Là 2 Toạ độ Quán Xá ở Việt ... - ĐẶT VÉ MÁY BAY 247
-
Hé Lộ Diện Mạo Mới Của Chuỗi Cà Phê Katinat Với Thiết Kế đột Phá
-
Với Cách Này, Khi Vào Cafe Không Cần Hỏi Mật Khẩu Wifi Nữa