4 Dạng đề áp Dụng Phương Pháp Bảo Toàn Khối Lượng Hóa 12
Có thể bạn quan tâm
Phương pháp bảo toàn khối lượng là một trong những cách giải nhanh thường được áp dụng trong quá trình làm đề thi THPT Quốc gia môn Hóa. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về phương pháp này kèm ví dụ cụ thể giúp em tăng tốc độ giải đề thi Hóa
Tải bản PDF tài liệu TẠI ĐÂY
Chữa chi tiết 2 đề thi thử tốt nghiệp thpt 2021 môn hóa lần 1 tỉnh Bắc Ninh
3 dạng bài tập về sắt giúp em ăn chắc điểm 9 Hóa THPT Quốc gia 2021
Link tải bộ 999 câu trắc nghiệm hóa học ứng dụng thi THPT Quốc gia
TẢI NGAY 1000 câu bài tập lý thuyết hóa 12 phần vô cơ chi tiết nhất
Lý thuyết về Phương pháp bảo toàn khối lượng
Nguyên tắc: Xét phản ứng A + B -> C + D ta có: mA + mB = mC + mD
Một số dạng thường gặp:- Hỗn hợp oxit tác dụng với axit tạo muối: MO + HCl, H2SO4 loãngTa có công thức: m oxit + m axit = m muối + m nướcTrong đó số mol nước được tính theo axit.
- Hỗn hợp oxit tác dụng CO, C hoặc H2:
Ta có công thức: m oxit + m (CO, C, H2) = m chất rắn) + m (CO2, H2O)
Trong đó số mol CO2, H2O được tính theo CO, C và H2
- Hỗn hợp kim loại tác dụng với axit giải phóng H2.Ta có công thức: m kim loại + m axit = m muối + m H2Trong đó số mol H2 = 2HCl = H2SO4
- Hỗn hợp muối cacbonat tác dụng với axitm muối (1) + m axit = m muối + m H2O + m CO2
Ví dụ phương pháp bảo toàn khối lượng
Ví dụ 1: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
A. 6,81 gam. | B. 4,81 gam. | C. 3,81 gam. | D. 5,81 gam. |
Hướng dẫn giải
Fe2O3 + 3 H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 3H2O (1)
MgO + H2SO4 -> MgSO4 + H2O (2)
ZnO + H2SO4 -> ZnSO4 + H2O (3)
Theo các pt hoá học (1, 2, 3): n H2O = n H2SO4 = 0,50,1 = 0,05 (mol)Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:m hh muối khan = 2,81 + 98 x 0,05 – 18 x 0,05 = 6,81 (g)
Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 gam chất A trong ống sứ và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với H2 là 20,4. Giá trị của m là
A. 105,6. | B. 35,2. | C. 52,8. | D. 70,4. |
Các phương trình hoá học của phản ứng khử oxit sắt có thể có:
Fe2O3 + CO -> 2Fe3O4 + CO2 (1)
Fe3O4 + CO -> 3 FeO + CO2 (2)
FeO + CO -> Fe + CO2 (3)
Nhận xét: Chất rắn A có thể gồm 3 chất Fe, FeO, Fe3O4 hoặc ít hơn, điều quan trọng là số mol CO phản ứng bao giờ cũng bằng số mol CO2 tạo thành
Gọi x là sô mo CO2 tạo thành, số mol khí B = 0.5 mol
Ta có 44x + 28(0,5-x) = 0,5 x 22,4 x 2 = 20,4 -> x = 0,4 mol
Do đó số mol CO phản ứng là 0,4 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có m = m (A) + m CO2 - m CO = 64 + 44 . 0,4 -28 . 0,4 = 70,4 (gam)
Ví dụ 3: Hoà tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp 2 kim loại bằng dung dịch HCl thu được dung dịch A và khí B. Cô cạn dung dịch A thì được 5,71 gam muối khan. Tính thể tích khí B (đo ở đktc).
Hướng dẫnGọi 2 kim loại đã cho là X và Y2X + 2m HCl -> 2XClm + m H2 (1)2Y + 2n HCl -> 2YCln + n H2 (2)Theo (1, 2): nHCl = 2x nH2Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:5 + 36,5 x 2 x nH2 = 5,71 + 2 x nH2 => nH2= 0,01 (mol)Vậy V H2 (đktc) = 0,01x 22,4 = 0,224 (l).
Tài liệu bổ trợ ôn thi THPT Quốc gia Hóa: Đột phá 8+ Hóa 2020
Trọn bộ Đột phá 8+ Hóa gồm 2 tập với nội dung cụ thể như sau
Cuốn Đột phá 8+ Hóa tập 1 bao gồm 5 chương kiến thức của phần 1: Nội dung kiến thức trọng tâm
Chương 1: Este - Lipit
Chương 2: Cacbohidrat
Chương 3: Amin- Aminoaxit-Protein
Chương 4: Polime
Chương 5: Đại cương kim loại
Cuốn Đột phá 8+ Hóa tập 2 gồm 3 chương cuối của phần 1 và 4 chuyên đề bổ trợ kiến thức lớp 10-11 của phần 2
Chương 6: Kim loại kiềm - kim loại kiềm thổ - nhôm
Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng
Chương 8: Hóa học môi trường
Phần 2: Bổ trợ kiến thức lớp 10-11
Chuyên đề 1: Sự điện li
Chuyên đề 2: Phi kim
Chuyên đề 3: Hidrocacbon
Chuyên đề 4: Ancol - Phenol
Chuyên đề 5: Andehit - axit cacboxylic
Đột phá 8+ Hóa tái bản tăng cường các bài tập Vận dụng và Vận dụng cao
Xu hướng ra đề thi THPT Quốc gia những năm gần đây đó chính là đề thi phải đảm bảo được cả hai yếu tố
Xét tốt nghiệp: 60% đầu tiên của đề thi Toán sẽ chỉ nằm ở mức Nhận biết và thông hiểu, đảm bảo học sinh trung bình cũng có thể hoàn thành dễ dàng
Đánh giá đầu vào Đại học: 40% còn lại của đề sẽ có tính phân hóa cực kỳ cao. Các câu hỏi ở cấp độ Vận dụng (mức 3) và Vận dụng cao (mức 4) sẽ được sắp xếp để có thể phân loại thí sinh. Các cấp độ 7 điểm - 8 điểm - 9 điểm và 10 điểm sẽ có sự khác biệt vô cùng rõ rệt.
Trong sách Đột phá 8+ Hóa tái bản mới nhất, nhóm tác giả đã tăng số lượng các bài tập mức độ Vận dụng và Vận dụng cao lên, giúp em nhanh chóng bứt phá mức điểm cao mà mình mong muốn.
Để giúp em nhận dạng nhanh - phản xạ tốt với đề thi, toàn bộ các dạng bài trong sách đều được chia nhỏ thành các kiểu hỏi kèm với phương pháp giải chi tiết và ví dụ mẫu đi kèm.
Từ khóa » Hóa Học Phương Pháp Bảo Toàn Khối Lượng
-
Công Thức Bảo Toàn Khối Lượng - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng
-
Giải Bài Tập Hóa Bằng Phương Pháp Bảo Toàn Khối Lượng
-
Phương Pháp Bảo Toàn Khối Lượng: Lý Thuyết Và Bài Tập
-
Phương Pháp Bảo Toàn Khối Lượng Trong Hóa Học Cực Hay, Có Lời Giải
-
Chuyên đề Phương Pháp 1: Áp Dụng định Luật Bảo Toàn Khối Lượng
-
Phương Pháp Bảo Toàn Khối Lượng - O₂ Education
-
Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng Là Gì? Công Thức Tính Và ý Nghĩa
-
Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng (Đầy đủ - Có Bài Tập Vận Dụng Cực Hay)
-
Phương Pháp Bảo Toàn Khối Lượng Giải Nhanh Bài Tập Hóa Học THPT
-
PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG TRONG HÓA HỌC
-
Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng - Phương Pháp áp Dụng
-
Phương Pháp Bảo Toàn Khối Lượng Giải Bài Tập Trắc Nghiệm Hóa Học
-
CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN - Một Vòng Việt Nam - Du Lịch
-
Phương Pháp Bảo Toàn Khối Lượng: Lý Thuyết Và Các Dạng Bài Tập