4 Dấu Hiệu Bệnh Viêm Tai Giữa ở Người Lớn Không Thể Bỏ Qua
Có thể bạn quan tâm
Sốt cao, đau nhức tai, mất ngủ, giảm thính lực là 4 dấu hiệu bệnh viêm tai giữa ở người lớn không thể bỏ qua. Người bệnh ngay khi thấy có những dấu hiệu này cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời hiệu quả.
4 dấu hiệu bệnh viêm tai giữa ở người lớn không thể bỏ qua
Sốt cao và mệt mỏi
Người bị viêm tai giữa khiến người bệnh sốt khá cao do viêm nhiễm, chính vì thế người bệnh dễ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Mất ngủ
Đây là hệ quả của việc đau nhức được nhắc đến ở trên. Có đến 40% bệnh nhân cho biết họ bị mất ngủ khi viêm tai giữa. Nó khiến cho họ không tập trung tinh thần làm bất kỳ công việc gì.
Đau nhức tai
Cơn đau nhức tai ở người lớn thường sẽ không rõ rệt như trẻ nhỏ nhưng chỉ cần tinh ý một chút bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được. Ban đầu, cơn đau có thể diễn ra âm ỉ, thỉnh thoảng mới đau tăng thêm nhưng không đáng kể. Tuy nhiên sau đó lại đau kèm theo nhức nhối rất khó chịu và người bệnh chỉ muốn ngoáy tai liên tục. Cơn đau có thể khác nhau ở những người khác nhau. Nó có thể đau nhói lên đầu, có thể rất thoáng qua nhưng cũng có khi khá dữ dội.
Suy giảm thính lực kèm theo ù tai
Tai giữa bị viêm là tình trạng vi khuẩn tấn công mạnh mẽ và làm ổ trong tai gây hiện tượng ù tai. Nặng hơn, người bệnh có thể bị suy giảm thính lực.
Viêm tai giữa ở người lớn phải làm sao?
Những dấu hiệu bệnh viêm tai giữa ở người lớn trên thực tế rất dễ phát hiện. Và việc chữa trị căn bệnh này hiệu quả nhất là lúc bạn phát hiện sớm được dấu hiệu của bệnh do căn bệnh này thường rất hay có các biến chứng xấu. Tùy từng giai đoạn tiến triển của bệnh, bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp.
Đối với viêm tai giữa ở người lớn trong giai đoạn cấp tính thì có thể được điều trị bằng Tây y các loại thuốc uống kháng sinh toàn thân, thuốc kháng viêm, thuốc chống phù nề, giảm đau, có thể kết hợp với thuốc nhỏ tai có tính chất kháng sinh hoặc cả kháng viêm.
Những trường hợp viêm tai giữa điều trị nội khoa kéo dài không khỏi, hoặc có biến chứng xương chũm chảy mủ hôi thối (tai có cholesteatoma), hoặc màng nhĩ thủng quá lớn không tự liền được ảnh hưởng đến khả năng nghe thì cần được chỉ định phẫu thuật, sau đó kết hợp tiếp tục điều trị nội khoa.
Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm tai giữa
Sau vài ngày xông thuốc, tai bị viêm sẽ khô dần. Khi thấy mủ khô bị đẩy ra ngoài tai thì có thể lấy khăn mềm lau sạch nhẹ nhàng (ngâm khăn với nước muối ấm, sau đó vắt kiệt). Không được ngoáy sâu vào tai, không lau mạnh tay, không dùng khăn ướt.
Người bệnh viêm tai giữa cần kiên trì xông thuốc theo hướng dẫn. Cần xông thuốc liên tục tránh ngắt quãng để đạt hiệu quả cao. Bệnh viêm tai giữa sẽ mau chóng được chữa khỏi.
Chế độ ăn uống khi viêm tai giữa: Trong quá trình xông thuốc, trẻ nhỏ thì ăn uống bình thường; người lớn thì cần hạn chế tối đa (kiêng được là tốt nhất): Bia, rượu, những đồ ăn, hoặc đồ uống lạnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » đau Tai Phải ở Người Lớn
-
Viêm Tai Giữa ở Người Lớn: Triệu Chứng Và Phương Pháp điều Trị
-
Người Lớn Cũng Có Thể Mắc Viêm Tai Giữa - Vinmec
-
Viêm Tai Giữa Thanh Dịch ở Người Lớn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và ...
-
Hiểu Về Bệnh Viêm Tai ở Người Lớn để Phòng Ngừa Hiệu Quả
-
Viêm Tai Giữa ở Người Lớn: Phân Loại, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và ...
-
Viêm Tai Ngoài (cấp Tính) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
ĐAU TAI - CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP
-
Đau Nhói Trong Tai Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Ra Sao?
-
Đau Mang Tai Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì ? Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Tai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị.
-
Viêm Tai Giữa: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh - Dr.Binh
-
Đau Nhức Và ù ở Tai Do Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Viêm Tai Giữa: Nguyên Nhân Dấu Hiệu Và Cách điều Trị | BVĐK Tâm Anh
-
Đau Tai: Các Nguyên Nhân Thường Gặp
-
Xử Lý Bệnh đau Tai Và Tai Nhiểm Khuẩn
-
Viêm Tai Giữa Mạn Tính ở Người Lớn Có Nên Phẫu Thuật Không?
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị đau Nhức Tai Khi Nuốt Nước Bọt